8. Tổng quan tài liệu
2.2.2. Bối cảnh, môi trƣờng kinh doanh và đặc điểm khách hàng doanh
doanh nghiệp của BIDV Gia Lai
a. Bối cảnh, môi trường kinh doanh giai đoạn 2013 - 2015
* Bối cảnh bên ngoài
- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội: Kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp với cuộc khủng hoảng tài chính, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu và diễn biến bất ổn trên khu vực Biển Đông. Những yếu tố không thuận lợi trên thị trƣờng thế giới và khu vực đã ảnh hƣởng trực tiếp đến nền kinh tế, chính trị, xã hội nƣớc ta. Tăng trƣởng kinh tế suy giảm dẫn đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho cao, năng lực tài chính yếu. Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng không ngoại lệ làm ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát rủi ro cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh.
- Môi trƣờng pháp lý của Việt Nam cho các hoạt động kinh tế sẽ đƣợc bổ sung, sửa đổi và từng bƣớc hoàn thiện theo hƣớng phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết hội nhập FTA: TTP, AEC, VN-EU,…. Những phân biệt, đối xử riêng biệt đối với từng loại hình doanh nghiệp sẽ dần đƣợc xoá bỏ, tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Luật pháp, Qui định, chính sách của Chính phủ và NHNN: giai đoạn 2012-2015 kiên định thực hiện các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế trong nƣớc, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng và giải quyết nợ xấu. NHNN chủ động thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết. Các Ngân hàng trên địa bàn đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quyết định 780/QĐ-NHNN cho 113 doanh nghiệp, với dƣ nợ 2.172 tỷ đồng; điều chỉnh giảm lãi suất các khoản vay cũ về mức tối đa 13%. Thêm vào đó
mặt bằng lãi suất giảm dần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay cũng nhƣ tăng khả năng trả nợ.
- Môi trƣờng cạnh tranh: Hiện trên địa bàn có 26 tổ chức tín dụng với 111 điểm giao dịch, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt đặc biệt đối với các NHTM cổ phần mới đang tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng với chính sách lãi suất khá linh hoạt, điều kiện vay vốn đƣợc nới lỏng. Việc giữ chân cũng nhƣ tìm kiếm doanh nghiệp mới, tốt để tạo lập quan hệ tín dụng không dễ dàng. Việc mở rộng tín dụng tràn lan chạy theo chỉ tiêu chứa đựng nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Cụ thể số lƣợng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại BIDV Gia Lai năm 2014 là 239, năm 2015 giảm xuống còn 220.
* Bối cảnh bên trong
- Trong năm 2013 tiến hành chia tách chi nhánh trên địa bàn. Việc thay đổi nhân sự ảnh hƣởng lớn đến công tác tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay nói chung và tín dụng cho vay doanh nghiệp nói riêng. Hiện chi nhánh có 28 cán bộ làm công tác tín dụng và 14 cán bộ làm công tác quản trị kiểm soát rủi ro. So với qui mô và tốc độ tăng trƣởng tín dụng thì lực lƣợng trên còn quá mỏng.
- Nguồn tài chính: hoạt động kinh doanh của BIDV Gia Lai sau chia tách qua các năm đều có lãi, tăng trƣởng lợi nhuận cao và bền vững tạo điều kiện cho việc trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo qui định và hoàn thành kế hoạch đề ra. Đây là nguồn tài chính bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra nhằm đảm bảo tính ổn định và an toàn trong hoạt động của ngân hàng.
- Trong cơ cấu tổ chức chƣa thành lập tổ xử lý nợ xấu và bộ phận kiểm soát nội bộ chuyên cho công tác xử lý thu hồi nợ xấu cải thiện tình hình tài chính cũng nhƣ cũng cố công tác kiểm tra giám sát nhằm phát hiện sớm, kịp thời rủi ro.
- Một số nhân tố khác: là một trong những ngân hàng lớn, luôn tiên phong trong áp dụng công nghệ, chƣơng trình nghiệp vụ mới, trang bị máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ thông tin hiện đại tạo thuận lợi cho công tác
phân tích số liệu, cảnh báo rủi ro.
b. Đặc điểm doanh nghiệp vay và tín dụng cho vay doanh nghiệp
Hiện BIDV Gia Lai có quan hệ tín dụng với 220 doanh nghiệp trên địa bàn. Các doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh hoạt động đa dạng ở các ngành nghề, lĩnh vực: thủy điện, thi công xây lắp, nông sản, đầu tƣ cây công nghiệp lâu năm và thƣơng mại dịch vụ. Tuy nhiên dƣ nợ tín dụng tập trung chủ yếu vào cho vay thủy điện, thi công xây lắp và đầu tƣ cây công nghiệp lâu năm.
Cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao, trên 80% tổng dƣ nợ. Chi nhánh có mức độ tập trung vốn vào các khách hàng lớn ở mức cao và đang có xu hƣớng gia tăng. Năm 2012 tổng dƣ nợ của 20 doanh nghiệp có dƣ nợ tín dụng lớn nhất tại Chi nhánh là 3.354 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 47%/tổng dƣ nợ toàn chi nhánh, đến 31/12/2015 con số này là 6.070 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ gần 65%/tổng dƣ nợ toàn chi nhánh. Hiện chi nhánh có quan hệ tín dụng với các tập đoàn kinh tế lớn nhƣ Sông Đà, Hoàng Anh Gia Lai, Đức Long Gia Lai. Các tập đoàn này có qui mô sản xuất kinh doanh khá lớn, trên nhiều lĩnh vực và khu vực trong ngoài nƣớc.
Có thể thấy việc tập trung tín dụng cao vào một số ngành nghề và tập đoàn kinh tế lớn nhƣ hiện nay tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tín dụng khá cao. Số liệu cụ thể:
Bảng 2.4: Mức độ tập trung tín dụng giai đoạn 2013 - 2015
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015
1 Tổng dƣ nợ tín dụng cuối kỳ 7.139 5.165 6.555 9.353
2 Dƣ nợ của khách hàng doanh nghiệp 5.639 4.283 5.312 7.728
3 Dƣ nợ của 20 DN có số dƣ cao nhất 3.354 3.041 4.254 6.070
4 Tỷ trọng dƣ nợ của 20 DN/Tổng dƣ nợ 47% 59% 65% 65%