8. Tổng quan tài liệu
3.2.2. Tăng cƣờng công tác quản trị, kiểm tra giám sát phòng ngừa rủ
khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay, từ đó dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm.
3.2.2. Tăng cƣờng công tác quản trị, kiểm tra giám sát phòng ngừa rủi ro rủi ro
Thống nhất quan điểm coi công tác quản trị, kiểm tra, kiểm soát là yêu cầu bắt buộc, là một khâu không thể thiếu của nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành nói chung, của công tác kiểm soát rủi ro nói riêng. Chỉ có làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát mới phát hiện những điểm tốt và chƣa tốt, qua đó phát huy điểm tốt và có biện pháp khắc phục những tồn tại, làm cho bộ máy tổ chức vận hành trơn tru, có hiệu lực và nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu rủi ro.
a. Nâng cao hiệu quả công tác quản trị và kiểm soát rủi ro
* Trong quá trình thẩm định cấp tín dụng
Cán bộ phòng quản lý rủi ro thực hiện mở sổ theo dõi và quản trị các điều kiện cấp tín dụng đối với khách hàng để phục vụ cho công tác thẩm định
khoản vay, phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát sau cho vay và đồng thời qua đó đánh giá đƣợc mức độ chấp hành quy định trong quá trình cấp tín dụng của các phòng quan hệ khách hàng và phòng giao dịch.
Phối hợp với các phòng quan hệ khách hàng và phòng giao dịch trực tiếp kiểm tra, thẩm định tài sản bảo đảm nợ vay trƣớc khi đề xuất phê duyệt rủi ro tín dụng. Riêng đối với những khoản vay phải qua khâu phê duyệt rủi ro sẽ thực hiện tái thẩm định tài sản 100%.
* Kiểm soát chất lƣợng tín dụng:
Bám sát các chỉ đạo trong công tác tín dụng của Ngân hàng nhà nƣớc, Hội sở và thƣờng xuyên theo dõi diễn biến hoạt động tín dụng của Chi nhánh, diễn biến hoạt động của doanh nghiệp, của khách hàng từ đó đề xuất những giải pháp quản trị, biện pháp xử lý kịp thời cho Giám đốc để triển khai áp dụng trong Chi nhánh nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng và phù hợp với tình hình thực tế.
Tham mƣu cho Giám đốc chỉ đạo công tác kiểm tra khách hàng, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay kịp thời và bảo đảm các khoản vay phải đƣợc kiểm tra theo quy định, Cán bộ quan hệ khách hàng phải kiểm tra và làm việc với doanh nghiệp ít nhất 2 lần/ năm.
Thƣờng xuyên tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất theo kế hoạch đã đƣợc Giám đốc Chỉ đạo, qua đó nhằm rà soát, phát hiện những tồn tại trong công tác tín dụng nhƣ: quản trị nợ, quản lý hồ sơ,... để có những chấn chỉnh kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
b. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát sau cho vay
Trong quá trình cho vay, công tác kiểm tra giám sát khoản vay chỉ đƣợc Chi nhánh thực hiện chặt chẽ trƣớc và trong cho vay, còn đối với khâu kiểm tra giám sát sau cho vay chƣa đƣợc thực hiện chặt chẽ, thƣờng xuyên, còn mang tính hình thức thủ tục và đối phó đặc biệt là công tác kiểm tra sau trong
cho vay doanh nghiệp. Chính vì vậy Chi nhánh cần tổ chức thực hiện thƣờng xuyên công tác kiểm tra giám sát sau cho vay kết hợp với công tác kiểm tra hiện trạng và đánh giá lại tài sản đảm bảo, thông qua đó phát hiện kịp thời những sai phạm, đôn đốc nhắc nhở doanh nghiệp trả nợ và lãi đúng kế hoạch. Các biện pháp cụ thể:
- Phân loại khách hàng doanh nghiệp theo nhóm dựa trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro từ đó đƣa ra các biện pháp kiểm tra giám sát khác nhau phù hợp với từng nhóm doanh nghiệp. Bên cạnh đó áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tƣợng và mục đích kiểm tra. Công tác kiểm tra phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên theo định kỳ kết hợp với các đợt kiểm tra đột xuất. Tăng tần suất kiểm tra đối với doanh nghiệp có những khoản nợ quá hạn.
- Công tác kiểm tra giám sát sau cho vay tập trung vào các nội dung sau: + Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá dòng tiền ra vào và khả năng trả nợ gốc lãi cho ngân hàng có phù hợp với thỏa thuận ban đầu hay cần có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
+ Thực hiện rà soát, kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm nợ vay thƣờng xuyên theo định kỳ (đặc biệt tài sản đảm bảo là bất động sản) của các khoản dƣ nợ về các nội dung: tính pháp lý, sở hữu, hiện trạng, khả năng phát mại trên thị trƣờng, giá trị thực tế,… lƣu ý các tài sản là vật tƣ, hàng hóa nhƣ: gỗ, hàng nông sản,... thực hiện kiểm tra các điều kiện về tài sản nhƣ: điều kiện về kho hàng, điều kiện về bảo hiểm tài sản, tính thanh khoản của tài sản trong điều kiện hiện nay. Kết quả sau khi đánh giá lại tài sản đảm bảo làm cơ sở yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo và là cơ sở để điều hành kiểm soát rủi ro. Chú trọng tài sản đảm bảo của các khách hàng thuộc nhóm nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng.
c. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ ngân hàng
Việc tăng cƣờng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ và nâng cao chất lƣợng tín dụng là trách nhiệm chung của toàn chi nhánh. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay là một công cụ vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro, thông qua kiểm tra kiểm soát nội bộ có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Trong công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh cần tập trung và những nội dung chính sau:
- Xây dựng chƣơng trình kế hoạch kiểm tra cụ thể hàng năm phù hợp với tình hình thực tế theo từng thời kỳ.
- Kiểm tra, giám sát về nợ xấu, chất lƣợng tín dụng và việc thực hiện các quy định trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại Chi nhánh.
- Kiểm soát chặt chẽ đối với các phòng giao dịch có chất lƣợng tín dụng chƣa cao, tiềm ẩn rủi ro cao nhƣ có mức lãi dƣ thu cao, nợ quá hạn cao, nợ cơ cấu nhiều,...
- Kiểm tra việc chấp hành quy định trong chính sách tín dụng, các bƣớc thực hiện quy trình tín dụng, phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng và giải ngân, các quy định về đảm bảo tiền vay,... Thực hiện theo định kỳ hàng quý để phát hiện sớm các sai sót, chấn chỉnh kịp thời.
- Tổ chức kiểm tra chéo hoạt động tín dụng giữa các Phòng QHKH và PGD nhằm đảm bảo tính khách quan trong khâu kiểm tra và giám sát khoản vay, đồng thời giúp cán bộ có cơ hội trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Hiện tại công tác kiểm tra sau cho vay chủ yếu là do cán bộ quan hệ khách hàng phụ trách cho vay khách hàng trực tiếp thực hiện, không có nhân viên kiểm soát làm công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ thƣờng trực tại chi nhánh để kiểm tra giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng
một cách khách quan nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu rủi ro tín dụng cũng nhƣ dấu hiệu tƣ lợi cá nhân của cán bộ tín dụng và có biện pháp xử lý kịp thời để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro. Theo định kỳ 06 tháng phòng Quản trị tín dụng sẽ tổ chức đoàn kiểm tra về công tác tín dụng, tuy nhiên công việc chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và không trực tiếp tiếp cận doanh nghiệp nên rủi ro chƣa đƣợc phát hiện sớm và kịp thời. Do vậy cần có chƣơng trình kiểm tra thƣờng xuyên hơn, phối hợp với cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện kiểm tra thực tế các dự án của khách hàng đƣợc Chi nhánh tài trợ vốn.