Đa dạng hóa danh mục cho vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV gia lai (Trang 88 - 91)

8. Tổng quan tài liệu

3.2.4. Đa dạng hóa danh mục cho vay

Phân tán rủi ro tín dụng bằng cách đa dạng hóa phƣơng thức và kỳ hạn cho vay, đa dạng hóa khách hàng và ngành nghề. Đẩy mạnh sử dụng biện pháp mua bán nợ, chứng khoán hóa khoản nợ để tái cấu trúc lại danh mục tín dụng cho vay doanh nghiệp theo hƣớng giảm mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn và ngành nghề. Các biện pháp cụ thể:

a. Cơ cấu lại kỳ hạn cho vay

Giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn hay yêu cầu mức tăng trƣởng tín dụng trung dài hạn phải thấp hơn mức tăng trƣởng ngắn hạn nhằm mục đích giảm dần tình trạng mất cân đối về tính thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của BIDV cũng nhƣ các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc của Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Để thực hiện chỉ tiêu này, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Tối thiểu hoá nguồn vốn tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng bằng cách yêu cầu tối đa hoá tỷ trọng vốn đối ứng của chủ đầu tƣ và các nguồn vốn khác trong tổng vốn đầu tƣ dự án. Ngân hàng sẽ ƣu tiên bố trí vốn tham gia trong khả năng cho phép đối với những dự án hiệu quả cao, có khả năng tái tạo nguồn vốn, tăng doanh thu dịch vụ cho các khách hàng truyền thống và xác định nguồn vốn tín dụng chỉ có tính chất bổ sung cho dự án.

- Tiếp tục làm tốt vai trò ngân hàng đầu mối đứng ra thẩm định và thu xếp nguồn vốn cho vay. Thời gian tới tiếp tục tận dụng thế mạnh trong lĩnh

vực đầu tƣ phát triển, trong điều kiện khan hiếm nguồn vốn trung dài hạn nhƣ hiện nay thì đây là biện pháp khá hữu hiệu để tiết kiệm vốn, đồng thời vẫn đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ cho khách hàng, tạo nguồn vốn huy động và phát triển các dịch vụ ngân hàng khác.

- Tổng kết đánh giá ban hành những cơ chế cho vay phù hợp với đặc thù hoạt động của các khách hàng thuộc lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ là lĩnh vực có nhu cầu vay vốn ngắn hạn lớn; đồng thời rà soát và lôi cuốn các khách hàng đang quan hệ với BIDV Gia Lai nhƣng đang vay vốn ngắn hạn tại ngân hàng khác để phục vụ khép kín.

- Đẩy mạnh triển khai các gói/chƣơng trình tín dụng ngắn hạn, tiếp tục triển khai các gói sản phẩm tín dụng đặc thù nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển các khách hàng tốt, có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng trả nợ.

b. Cơ cấu lại khách hàng vay và ngành nghề

- Rà soát tổng thể danh mục dƣ nợ ngành, khách hàng lớn để đề xuất lộ trình và giải pháp thực hiện giảm dần mức độ tập trung khách hàng. Kiểm soát cơ cấu tín dụng ngành, lĩnh vực theo định hƣớng của Hội đồng quản trị, hạn chế tiếp cận đối với các ngành có dƣ nợ tín dụng đang tập trung cao nhƣ thủy điện, xây lắp, kinh doanh nhà ở... ảnh hƣởng đến tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn. Tăng cƣờng và nâng cao tỷ trọng cho vay đối với các ngành nghề, lĩnh vực đƣợc BIDV ƣu tiên khuyến khích: đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông (các dự án BOT tại chi nhánh..), cho vay tài trợ xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay ngành công nghiệp hỗ trợ, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay lĩnh vực công nghệ cao, các ngành đƣợc hƣởng lợi từ các Hiệp định thƣơng mại TTP, FTA,...

- Đối với nhóm khách hàng lớn cần kiểm soát, thẩm định chặt chẽ khi khách hàng có nhu cầu tín dụng tăng so với năm 2015. Chỉ gia tăng hạn mức

tín dụng năm 2016 đối với các khách hàng có năng lực tài chính tốt, tăng về qui mô hoạt động, tăng nguồn vốn tự có tham gia; Cấp hạn mức tín dụng tƣơng ứng với giá trị tài sản đảm bảo nợ vay và chính sách khách hàng của BIDV theo từng trƣờng hợp cụ thể.

- Song song với việc giảm dần mức độ tập trung tín dụng đối với nhóm khách hàng lớn, Chi nhánh cần có những chính sách ƣu đãi thu hút khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tƣ nhân, các hộ kinh doanh trên địa bàn. Nhóm doanh nghiệp này có qui mô nhỏ, chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, vòng quay vốn nhanh, có thể nói đây là nhóm khách hàng tiềm năng, là lĩnh vực đầu tƣ hiệu quả, rủi ro thấp. Để làm đƣợc điều này trong thời gian tới cần đƣa ra các chính sách ƣu đãi và triển khai các sản phẩm phù hợp với nhóm doanh nghiệp này. Thƣờng xuyên tổ chức các hội nghị giao lƣu gặp gỡ để tiếp cận doanh nghiệp tạo lập mối quan hệ.

- Đẩy mạnh tín dụng bán lẻ, thời gian tới cần thƣờng xuyên rà soát, nghiên cứu, đề xuất NHTW cải tiến quy định cấp tín dụng bán lẻ theo hƣớng đơn giản hóa thủ tục nhƣng vẫn đảm bảo kiểm soát rủi ro. Phối hợp NHTW triển khai hệ thống định hạng tín nhiệm đối với khách hàng cá nhân. Triển khai mạnh mẽ gói tín dụng ƣu đãi cho vay phục vụ nhu cầu nhà ở đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình; sử dụng hiệu quả các gói tín dụng ƣu đãi để đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng bán lẻ tại chi nhánh. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát chất lƣợng tín dụng bán lẻ tại từng đơn vị.

c. Phát triển khách hàng mới

- Do chia tách chi nhánh nên mạng lƣới hoạt động bị thu hẹp, chủ yếu tập trung tại khu vực trung tâm thành phố. Cần có kế hoạch phát triển mạng lƣới nhằm tìm kiếm khách hàng mới cũng nhƣ đa dạng hóa ngành nghề cho vay. Cụ thể phải thực hiện:

một cách khoa học làm cơ sở triển khai thực hiện.

+ Chuẩn bị nhân sự và cơ sở vật chất mỗi năm thành lập mới một phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, các vùng tập trung đông dân cƣ khi đủ điều kiện. Ƣu tiên thành lập tại Đak Đoa, Kbang, IaGrai

- Tiếp tục quan hệ tốt với các Sở ban ngành của địa phƣơng nắm thông tin thành lập doanh nghiệp để có kế hoạch tiếp cận.

- Quan hệ với Cục thuế, Sở Kế hoạch – Đầu tƣ để lập danh sách các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trên địa bàn đánh giá tiềm năng phân công các đơn vị tiếp cận.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV gia lai (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)