Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV gia lai (Trang 27 - 33)

8. Tổng quan tài liệu

1.2.4. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp

Với đặc điểm tín dụng cho vay doanh nghiệp có rủi ro cao, công tác kiểm soát rủi ro khá phức tạp và không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro. Do vậy các ngân hàng chỉ có thể thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro nhằm giảm sự bất định, hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra và kiểm soát các chỉ số phản ánh mức độ rủi ro trong phạm vi an toàn. Kiểm soát rủi ro là một trong bốn công đoạn của quản trị tín dụng đƣợc thực hiện trƣớc khi có tổn thất. Công tác kiểm soát rủi ro muốn có hiệu quả phải đƣợc thực hiện không chỉ đối với toàn bộ hoạt động tín dụng mà thực hiện đối với từng khách hàng cũng nhƣ từng khoản vay cụ thể, bên cạnh đó phải đƣợc thực xuyên suốt quá trình cho vay từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc hợp đồng. Các nội dung kiểm soát rủi ro tín

dụng cho vay doanh nghiệp đƣợc NHTM sử dụng, gồm:

a. Né tránh rủi ro

Né tránh rủi ro là việc né tránh những đối tƣợng, những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra.

Biện pháp né tránh rủi ro đối với hoạt động tín dụng cho vay doanh nghiệp là thông qua hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Dựa trên các tiêu chí phản ánh uy tín tín dụng của doanh nghiệp vay nhƣ lịch sử thanh toán nợ đến hạn của khách hàng trong quá khứ, dƣ nợ tín dụng, doanh thu, lợi nhuận, loại tài sản đảm bảo,…nhằm đánh giá rủi ro tín dụng, trên cơ sở đó ngân hàng có thể sàng lọc lựa chọn khách hàng, đối với những khách hàng đã thấy rõ ràng là có rủi ro cao, không phù hợp với chính sách cho vay thì biện pháp tốt nhất là né tránh, từ chối cho vay.

Khách hàng doanh nghiệp thƣờng có quan hệ lâu dài với ngân hàng, nhu cầu vốn cao và phát sinh thƣờng xuyên nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tƣ máy móc thiết bị hay thực hiện một dự án mới. Nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ có điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, ngƣợc lại sẽ gây ra nhiều tổn thất. Do vậy việc đánh giá lựa chọn doanh nghiệp hay dự án tốt khá quan trọng, để từ đó đƣa ra quyết định cho vay phù hợp nhằm né tránh rủi ro.

b. Ngăn ngừa rủi ro

Ngăn ngừa rủi ro bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro, đối với những khoản vay mà yếu tố rủi ro đƣợc xác định nhƣng có thể khắc phục đƣợc thì ngân hàng có thể xem xét, cân nhắc để cho vay và thực hiện việc giám sát nhằm không xảy ra các nguy cơ gây ra rủi ro nhƣ: sử dụng vốn sai mục đích, không đảm bảo vốn tự có tham gia phƣơng án sản xuất kinh doanh hay dự án đầu tƣ, tiến độ thực hiện và nguồn thanh toán, tuân thủ việc thực hiện hợp đồng với đối tác,…

Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro:

- Xây dựng qui trình cho vay doanh nghiệp cụ thể, rõ ràng và thực thi qui trình chặt chẽ, nghiêm túc. Việc xây dựng qui trình cho vay cụ thể, rõ ràng phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng, lĩnh vực ngành nghề là cần thiết nó giúp ta phát hiện rủi ro và có biện pháp kịp thời. Trong đó công tác phân tích tín dụng và thẩm định tín dụng nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và mức độ tin cậy của phƣơng án sản xuất kinh doanh hay dự án đầu tƣ để đƣa ra quyết định cho vay là hai khâu khá quan trọng trong qui trình tín dụng. Hai khâu này nếu thực hiện tốt sẽ góp phần đáng kể trong việc quản lý tốt và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

- Thƣờng xuyên tổ chức thực hiện việc kiểm tra trƣớc, trong và sau cho vay. Biện pháp này giúp ngân hàng nắm rõ tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp có đúng mục đích và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, đây là cơ sở để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó biện pháp này giúp ngân hàng phát hiện kịp thời những dấu hiệu không tốt của doanh nghiệp có ảnh hƣởng xấu hoạt động tín dụng, từ đó ngân hàng đƣa ra các biện pháp phòng ngừa, xử lý, chấn chỉnh kịp thời các sai phạm.

- Áp dụng các điều khoản ràng buộc trong nội dung hợp đồng tín dụng: giảm mức cho vay, tạm dừng hoặc chấm dứt cho vay và có thể thu nợ trƣớc hạn. Biện pháp này giúp ngân hàng ngăn ngừa rủi ro xảy ra khi phát hiện doanh nghiệp vay vốn có dấu hiệu vi phạm hợp đồng.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động tiềm ẩn khá nhiều rủi ro từ nhiều nguyên nhân khách quan cũng nhƣ chủ quan ngay cả đối với những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có thiện chí trong việc trả nợ vay, nếu rủi ro xảy ra sẽ gây ra thiệt hại lớn cho ngân hàng. Do vậy việc thực thi nghiêm ngặt qui trình cho vay cũng nhƣ thƣờng xuyên thực hiện công tác

kiểm tra giám sát là cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng. Nó giúp ngân hàng tiên đoán và phát hiện sớm rủi ro để có biện pháp ngăn ngừa kịp thời.

c. Giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng cho vay gây ra

Giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng cho vay gây ra đây là biện pháp nhằm làm giảm mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra nếu nó xảy ra.

Biện pháp giảm thiểu rủi ro và tổn thất: trên cơ sở xếp hạng tín dụng, sàng lọc, đánh giá và phân nhóm khách hàng doanh nghiệp, dự án đầu tƣ cũng nhƣ qua kết quả phân tích và thẩm định tín dụng, NHTM thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro và tổn thất trong hoạt động tín dụng cho vay doanh nghiệp nhƣ sau:

- Xác định hạn mức và các điều kiện cho vay phù hợp với từng doanh nghiệp tƣơng ứng với đặc điểm ngành nghề, năng lực quản trị điều hành, nguồn vốn tự có và tài sản của chủ doanh nghiệp, nhu cầu đầu tƣ của doanh nghiệp,…

- Áp dụng các điều khoản trong nội dung hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay nhằm hạn chế tổn thất nhƣ: các điều khoản về lãi suất, điều kiện và hình thức thanh toán, mục đích sử dụng vốn vay, các trƣờng hợp giảm hạn mức cho vay hay chấm dứt cho vay, các biện pháp bổ sung điều kiện vay vốn,…

- Áp dụng các biện pháp bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay là việc ngân hàng áp dụng các dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi đƣợc các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Theo đó ngân hàng cho doanh nghiệp vay phải có tài sản đảm bảo dƣới các hình thức nhƣ: thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Tài sản đảm bảo là cái phao cuối cùng giúp ngân hàng

thu hồi khoản cho vay có vấn đề, đó là nguồn hỗ trợ trả nợ gốc và hạn chế hành vi xấu của doanh nghiệp nhƣ hành vi trốn nợ qua đó nâng cao ý thức sử dụng vốn vay hiệu quả và ý thức trả nợ cho ngân hàng.

- Yêu cầu doanh nghiệp có bảo lãnh của bên thứ 3: trong trƣờng hợp doanh nghiệp vay vốn không đáp ứng đủ các yêu cầu vay vốn của ngân hàng thì có thể nhờ bên thứ ba đứng ra bảo lãnh. Theo đó bên thứ ba cam kết với ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ thay khi doanh nghiệp vay không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Có hai hình thức bảo lãnh là bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội.

- Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: trên cơ sở đánh giá lại kết quả hoạt động, dòng tiền và khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn, nếu xét thấy chƣa phù hợp với thời hạn và kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận thì NHTM có thể gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp tạo điều kiện để doanh nghiệp trả nợ vay và lãi đầy đủ và đúng hạn cũng đƣợc xem là biện pháp giảm thiểu yếu tố rủi ro cho NHTM. Bên cạnh đó biện pháp điều chỉnh lãi suất, miễn hoặc giảm lãi cũng đƣợc các ngân hàng áp dụng để khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trả nợ.

- Trích lập dự phòng rủi ro: tín dụng cho vay doanh nghiệp mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhƣng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao tƣơng ứng. Trên cơ sở đánh giá lại khoản vay của doanh nghiệp, thực hiện phân nhóm nợ định kỳ làm cơ sở trích lập dự phòng rủi ro nhằm tạo nguồn tài chính để bù đắp kịp thời tổn thất khi rủi ro xảy ra để duy trì sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

d. Chuyển giao rủi ro

Mặc dù quyết định cho vay phải trải qua các khâu nhƣ xếp hạng tín dụng, phân tích và thẩm định tín dụng nhƣng vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn

sai lầm, nghĩa là vẫn còn tìm ẩn rủi ro tín dụng. Do vậy các ngân hàng vẫn thƣờng xem xét đến các biện pháp để chuyển giao rủi ro. Chuyển giao rủi ro là việc sắp xếp để một vài đối tƣợng gánh chịu hoàn toàn hay một phần tổn thất xảy ra.

Biện pháp chuyển giao rủi ro:

- Bảo hiểm tín dụng: doanh nghiệp trực tiếp mua bảo hiểm tín dụng cho các khoản nợ vay của doanh nghiệp, khi rủi ro trong phạm vi bảo hiểm xảy ra tổ chức kinh doanh bảo hiểm tín dụng sẽ bồi thƣờng cho doanh nghiệp một khoản tiền bằng giá trị hợp đồng bảo hiểm. Có thể nói đây là một trong những biện pháp bảo hiểm rủi ro cho cả doanh nghiệp vay vốn và ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng.

- Chứng khoán hóa nợ xấu: Chứng khoán hóa là việc ngân hàng thực hiện tập hợp đóng gói các khoản nợ chƣa đáo hạn có chung đặc điểm nhƣ cùng kỳ hạn, lãi suất, loại hình cho vay, hình thức bảo đảm… bán cho nhà đầu tƣ dƣới hình thức chứng khoán nợ. Các chứng khoán nợ này cho phép ngƣời sở hữu chúng nhận đƣợc khoản tiền thanh toán từ ngƣời vay. Trong điều kiện pháp lý cho phép và thị trƣờng thuận lợi, chứng khoán hóa cũng là một kỹ thuật để xử lý nợ xấu của các NH. Bên cạnh đó biện pháp này giúp ngân hàng có nguồn vốn để cơ cấu lại danh mục đầu tƣ, đảm bảo tính thanh khoản,…

- Bán nợ xấu: là việc ngân hàng tìm kiếm khách hàng là các công ty mua bán nợ để bán lại các khoản nợ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao hoặc đã xảy ra rủi ro nhằm chuyển giao sự bất định cũng nhƣ cơ hội cho bên mua nợ.

- Sử dụng công cụ phái sinh là biện pháp để bảo hiểm rủi ro giao dịch tài chính cho ngân hàng và cả doanh nghiệp vay vốn. Trong quá trình hoạt động nếu có sinh lời thì bản chất vẫn là phòng ngừa rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận.

e. Đa dạng hóa danh mục tín dụng cho vay

Việc tập trung tín dụng cho vay vào một kỳ hạn, loại hình doanh nghiệp hay ngành nghề tiềm ẩn rủi ro rất cao. Khi các yếu tố kinh tế xã hội thay đổi có ảnh hƣởng trực tiếp đến ngành nghề hay loại hình doanh nghiệp đó sẽ gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng. Vì vậy NHTM cần đa dạng hóa danh mục tín dụng cho vay nói chung và danh mục tín dụng cho vay doanh nghiệp nói riêng nhằm hạn chế rủi ro đặc thù, rủi ro dao động phụ thuộc theo một vài công ty, một ngành nghề, một lĩnh vực hoạt động. Do vậy để hạn chế rủi ro, NHTM cần chủ động cho vay theo nguyên tắc sau:

- Thực hiện cho vay với nhiều loại hình doanh nghiệp cùng hình thức cấp vốn, kỳ hạn; không tập trung cho vay quá nhiều vào các doanh nghiệp cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động; không tập trung tín dụng vào một ít doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp nhằm mục đích phân tán rủi ro.

- Thực hiện đồng tài trợ: liên kết với các tổ chức tín dụng khác cùng tài trợ cho những dự án có qui mô lớn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV gia lai (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)