8. Tổng quan tài liệu
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
Nam
mới nâng cao khả năng cạnh tranh với hệ thống ngân hàng thƣơng mại cổ phần mới.
- Triển khai hệ thống định hạng tín nhiệm đối với khách hàng là doanh nghiệp siêu nhỏ.
- Xây dựng bộ phận thu thập, hệ thống hóa và cập nhật thông tin về: giá cả thị trƣờng, tình hình phát triển ngành nghề, quy hoạch vùng miền, thế mạnh, xu hƣớng thị trƣờng sản phẩm, dịch vụ, định mức kinh tế kỹ thuật, suất đầu tƣ,… để có thông tin giúp công tác thẩm định cho vay thuận lợi và đáng tin cậy.
- Xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm rủi ro tín dụng các trƣờng hợp: cho vay vƣợt thẩm quyền phán quyết, nghi ngờ đảo nợ, khách hàng mới thành lập, cho vay lòng vòng nhóm khách hàng có liên quan, khách hàng không hoạt động kinh doanh, chia tách và chia nhỏ dự án để không vƣợt thẩm quyền phê duyệt, cho vay trùng lắp giữa các chi nhánh.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Từ thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Gia Lai, nội dung chƣơng 3 đã xây dựng các định hƣớng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại đơn vị. Mặc dù trên thực tế, hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn phải đối mặt và chấp nhận rủi ro, vì vậy chi nhánh chỉ có thể sử dụng các biện pháp nhằm hạn chế ở mức thấp nhất các rủi ro tín dụng cũng nhƣ giảm thiểu các tổn thất do nó gây ra, nâng cao khả năng quản trị, điều hành, đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh tăng trƣởng ổn định và bền vững. Đề xuất kiến nghị với Chính phủ, Bộ, Ngành, cơ quan quản lý Ngân hàng Nhà nƣớc những vấn đề về cơ chế, chính sách, pháp luật,… cũng nhƣ kiến nghị với Hội sở để ngày một nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng vẫn đã và đang là một mắc xích quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhiều ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc đƣợc thành lập bên cạnh các ngân hàng nƣớc ngoài đang tiến sâu vào thị trƣờng tài chính của Việt Nam. Do đó tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn bao giờ hết. Hầu hết các ngân hàng thƣơng mại đang cố gắng cung cấp rất nhiều sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng để thu hút khách hàng tham gia giao dịch tại ngân hàng mình. Tuy nhiên, hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng, vì thế ngân hàng đƣơng đầu với rủi ro là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt đối với cho vay doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố. Chấp nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận đƣợc.
Ở Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Gia Lai trong những năm qua hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp đã đạt đƣợc những thành công nhất định. Trong đó, công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp luôn là vấn đề đƣợc Chi nhánh hết sức quan tâm, chú ý đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay. Điều đó, đặt ra cho công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh là phải tổ chức thực hiện ngày càng tốt hơn nữa các biện pháp kiểm soát nhằm phòng ngừa, hạn chế nguy cơ xảy ra rủi ro và giảm thiểu tổn thất nếu rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp xảy ra.
đánh giá các dữ liệu, luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau:
- Luận văn đã khái quát hóa cơ sở lý thuyết cơ bản về hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại; rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ nguyên nhân phát sinh và đề ra các biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại.
- Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Gia Lai trong giai đoạn từ năm 2013-2015, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh, qua đó đánh giá đƣợc những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo tổng kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Gia Lai các năm 2013, 2014 và 2015.
[2]. Báo cáo đánh giá kết quả kinh doanh và kế hoạch kinh doanh của BIDV Gia Lai các năm 2013, 2014 và 2015.
[3]. Kế hoạch kinh doanh của BIDV Gia Lai giai đoạn 2016 – 2018.
[4]. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010.
[5]. Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014.
[6]. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 ban hành qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng. [7]. Quyết định số 4633/BIDV-QLTD ngày 30 tháng 06 năm 2013 của BIDV
ban hành quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức.
[8]. Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.
[9]. Thông tƣ số 09/2014/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN
[10].Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Đại học mở
Thành phố Hồ Chí Minh và Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright
chƣơng trình cao học, 2012, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
[12].Hồ Hữu Tiến, Tài liệu giảng dạy môn Phân tích tín dụng và cho vay, đào tạo chƣơng trình cao học, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
[13].Nguyễn Huy Bé (2014), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đak Nông, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[14].Phạm Xuân Tân (2013), Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai, Luận văn Thạc
sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[15].Đào Thị Thanh Thủy (2013), Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bắc Đà Nẵng,
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[16].Phạm Hồng Sơn (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng,
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[17].Phạm Thị Thu Vân (2014), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Liên Chiểu, Tp.Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
Website Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn. Website BIDV: http://www.bidv.vn.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
B1. Tiếp thị khách hàng, đề xuất tín dụng
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QLKH
1. Tiếp thị, tiếp nhận hồ sơ:
a) Tiếp thị khách hàng, tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của BIDV từ khách hàng;
b) Hƣớng dẫn khách hàng cung cấp và lập Hồ sơ tín dụng theo quy 2. Phân tích, thẩm định tín dụng, lập Báo cáo đề xuất tín dụng:
a) Khảo sát thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, thu thập các thông tin liên quan để phục vụ cho mục đích phân tích, thẩm định tín dụng.
b) Căn cứ hồ sơ khách hàng cung cấp và các thông tin thu thập đƣợc trong quá trình thẩm định khách hàng, lập Báo cáo đề xuất tín dụng.
c) Trình cấp thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng. Trƣờng hợp khoản tín dụng vƣợt thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh, trình PGĐ QLKH xem xét, có ý kiến trƣớc khi trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng.
3. Phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng:
a) Cấp thẩm quyền xem xét hồ sơ và Báo cáo đề xuất tín dụng của Bộ phận QLKH, thực hiện phê duyệt trên Báo cáo đề xuất tín dụng.
b) Nếu cấp thẩm quyền phê duyệt đồng ý đề xuất tín dụng, Bộ phận QLKH thực hiện:
- Chuyển hồ sơ tín dụng sang Bộ phận QLRR hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng (đối với khoản tín dụng không phải qua Bộ phận thẩm định rủi ro thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh).
- Trƣờng hợp khoản tín dụng vƣợt thẩm quyền cấp tín dụng của Chi nhánh, trình Giám đốc Chi nhánh ký công văn đề xuất tín dụng, gửi hồ sơ tín dụng về Trụ sở chính (Ban QLRRTD).
c) Nếu cấp thẩm quyền phê duyệt không đồng ý đề xuất tín dụng, Bộ phận QLKH thông báo từ chối cấp tín dụng với khách hàng.
B2. Thẩm định rủi ro
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QLRR
1. Tiếp nhận hồ sơ, lập Báo cáo thẩm định rủi ro: a) Tiếp nhận hồ sơ đề xuất tín dụng từ bộ phận QLKH
b) Căn cứ hồ sơ tín dụng, thu thập thêm thông tin (nếu cần), yêu cầu đơn vị đề xuất tín dụng bổ sung hồ sơ (nếu cần), thực hiện đánh giá, thẩm định rủi ro và lập Báo cáo thẩm định rủi ro.
c) Trình cấp thẩm quyền phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng.
2. Phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro:
a) Cấp thẩm quyền phê duyệt rủi ro xem xét hồ sơ tín dụng và Báo cáo thẩm định rủi ro, phê duyệt trên Báo cáo thẩm định rủi ro.
b) Sau khi cấp thẩm quyền phê duyệt trên Báo cáo thẩm định rủi ro, Bộ phận QLRR trình cấp thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng.
c) Xử lý sự khác biệt giữa ý kiến phê duyệt đề xuất tín dụng và phê duyệt rủi ro:
phê duyệt đề xuất tín dụng, cấp thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín dụng trao đổi trực tiếp với cấp thẩm quyền phê duyệt đề xuất tín dụng để làm rõ những vấn đề cần thiết. Nếu hai bên không thống nhất đƣợc những vấn đề trọng yếu (số tiền, thời hạn cấp tín dụng, tài sản bảo đảm) hoặc cấp phê duyệt rủi ro không đồng ý cấp tín dụng, cấp phê duyệt rủi ro báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro cao hơn xem xét, quyết định
B3. Phê duyệt cấp tín dụng
Thực hiện: Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng theo quy định
phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng của BIDV trong từng thời kỳ.
1. Trƣờng hợp cấp tín dụng không qua Bộ phận QLRR:
Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng xem xét hồ sơ, thực hiện phê duyệt cấp tín dụng trên Báo cáo đề xuất cấp tín dụng
Nếu cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng đồng thời là cấp phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng: Việc phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng đồng thời là phê duyệt cấp tín dụng và đƣợc coi là Quyết định cấp tín dụng.
2. Trƣờng hợp cấp tín dụng phải qua Bộ phận QLRR:
Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng xem xét hồ sơ, Báo cáo đề xuất cấp tín dụng, Báo cáo thẩm định rủi ro, thực hiện phê duyệt cấp tín dụng trên Báo cáo thẩm định rủi ro.
Nếu cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng đồng thời là cấp phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro: Việc phê duyệt trên Báo cáo thẩm định rủi ro đồng thời là phê duyệt cấp tín dụng.
3. Đối với khoản tín dụng đã đƣợc thông qua chủ trƣơng cấp tín dụng nhƣng khi xem xét hồ sơ chính thức theo quy định này nếu cấp có thẩm quyền không đồng ý cấp tín dụng thì cấp đó báo cáo cấp đã thông qua chủ trƣơng cấp tín dụng (trừ trƣờng hợp cấp phê duyệt tín dụng là cấp đã phê duyệt chủ
trƣơng hoặc cấp cao hơn).
B4. Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt
1. Soạn thảo văn bản phê duyệt tín dụng:
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QLRR (áp dụng đối với trường hợp cấp tín
dụng phải qua Bộ phận QLRR)
a) Soạn thảo văn bản phê duyệt tín dụng:
- Khoản tín dụng do HĐQT/UBQLRR/HĐTDTƢ phê duyệt cấp tín dụng: Căn cứ Nghị quyết/Quyết định và Biên bản phê duyệt tín dụng của cấp có thẩm quyền, Ban QLRRTD soạn thảo văn bản thông báo nội dung phê duyệt tín dụng, trình PTGĐ QLRR/Tổng Giám đốc ký duyệt, gửi Ban KHDNL/Chi nhánh.
- Khoản tín dụng do Tổng Giám đốc/PTGĐ QLRR/Lãnh đạo Ban QLRRTD phê duyệt cấp tín dụng: Căn cứ nội dung phê duyệt của cấp thẩm quyền Ban QLRRTD soạn thảo Quyết định cấp tín dụng/văn bản phê duyệt tín dụng trình cấp thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng ký duyệt, gửi Ban KHDNL/Chi nhánh.
- Khoản tín dụng do HĐTDCS phê duyệt cấp tín dụng: Phòng QLRR soạn thảo biên bản, quyết định theo quy chế của hội đồng hoặc nhận biên bản, quyết định cấp tín dụng từ Thƣ ký HĐTDCS.
- Khoản tín dụng do Giám đốc Chi nhánh/PGĐ QLRR phê duyệt cấp tín dụng: Nếu đồng ý cấp tín dụng, Bộ phận QLRR soạn thảo Quyết định cấp tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng ký, gửi Bộ phận QLKH; Nếu từ chối cấp tín dụng, không phải lập quyết định cấp tín dụng.
b) Bộ phận QLRR gửi văn bản phê duyệt tín dụng và bộ hồ sơ tín dụng cho Bộ phận QLKH để thực hiện các bƣớc tiếp theo.
duyệt, Ban QLRRTD chuyển 01 bản chính văn bản thông báo phê duyệt tín dụng cho Chi nhánh, bàn giao hồ sơ tín dụng cho TTDVKH để lƣu trữ.
2. Đàm phán, thông báo cấp tín dụng với khách hàng:
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QLKH
a) Trƣờng hợp đồng ý cấp tín dụng:
Đàm phán với khách hàng về các điều kiện tín dụng đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Nếu khách hàng đồng ý với các điều kiện tín dụng đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện soạn thảo họp đồng.
- Nếu khách hàng không đồng ý với các điều kiện tín dụng của BIDV: Bộ phận QLKH có thể rà soát, đánh giá lại lợi ích Ngân hàng sẽ thu đƣợc, mức độ rủi ro có thể chấp nhận đƣợc trong mối quan hệ tín dụng với khách hàng để tái