Các vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh quảng nam (Trang 68 - 74)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Các vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

a. Các vấn đề còn tồn tại

Chưa có chính sách tín dụng phù hợp

Hiện tại, Chi nhánh Quảng Nam chƣa đƣa ra đƣợc chính sách tín dụng một các toàn diện và chi tiết cho hoạt động tín dụng của mình. Phần lớn Chi nhánh áp dụng theo chính sách chung của Hội sở. Đây là nguồn gốc phát sinh nhiều vấn đề trở ngại trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Việc ây dựng chính sách tín dụng của Chi nhánh phải dựa trên các chỉ tiêu về tăng trƣởng tín dụng của Chi nhánh, tăng trƣởng tín dụng chung của Ngân hàng TMCP Quân đội, tình hình tín dụng tại địa phƣơng, quy mô cạnh tranh giữa các tôt chức tín dụng,… Chính sách tín dụng dựa trên các cơ sở nêu trên mới thực sự phù hợp và đi sát với tình hình thực tế của Chi nhánh, đạt hiệu quả tối đa.

Quy trình tín dụng còn nhiều bất cập

Do ngân hàng luôn đặt mục tiêu tăng trƣởng tín dụng lên hàng đầu nên việc tuân thủ theo quy trình tín dụng còn lỏng lẻo, ko liên kết chặt chẽ dƣới các

khâu. Một số trƣờng hợp các doanh nghiệp cần nguồn vốn gấp trong thời gian ngắn nên Chi nhánh đã quản lý sơ sài trong một số khâu của quy trình nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Từ thực tế có thể thấy việc phát sinh các rủi ro là do không tuân thủ theo các quy định mà Hội sở đã đƣa ra. Ban lãnh đạo Chi nhánh chƣa áp dụng các biện pháp xử lý triệt để và nghiêm ngặt đối với các trƣờng hợp thiếu trách nhiệm của nhân viên và vẫn còn trƣờng hợp đùn đẩy trách nhiệm khi xảy ra sự cố.

Chưa được tuân thủ đúng quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn

Khâu thẩm định hồ sơ vay tiền, kiểm tra tài sản bảo đảm cũng nhƣ quản lý hậu cho vay ở ngân hàng chƣa tốt. Cụ thể là trong thời gian vừa qua, lãnh đạo Chi nhánh đã phát hiện ra một số trƣờng hợpâcns bộ tín dụng của MB đã chủ quan trƣớc các khách hàng lâu năm của mình nên đã thẩm định hồ sơ vay vốn mới của họ một cách sơ sài, thiếu thông tin, tài sản đảm bảo đƣợc định giá trên mức quy định hiện hành. Một số trƣờng hợp khác, khách hàng cần vay gấp nên cán bộ tín dụng của Chi nhánh đã chủ động lƣớt qua các bƣớc quan trọng trong quy trình thẩm định để nhanh chóng đƣa ra quyết định giải ngân, sau đó bổ sung hồ sơ vay vốn đầy đủ sau. Đây đƣợc xem là một hành động “lách luật”, nếu gặp phải các doanh nghiệp giả mạo, lừa đảo thì chắc chắn nguy cơ rơi vào nợ xấu là rất cao. Qua những việc này cho thấy cán bộ tín dụng còn xem nhẹ quy trình thẩm định, chƣa nhận thức hết đƣợc tầm quan trọng của việc tuân thủ đúng quy trình, quy định của ngân hàng.

Chất lượng thông tin trong phân tích tín dụng chưa đảm bảo

Thông tin mà ngân hàng sử dụng để phân tích tín dụng là từ báo cáo tài chính của khách hàng và các nguồn thông tin không chính thức khác. Thực tế, các cán bộ tín dụng chƣa đi sâu sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đánh giá các chỉ tiêu nhƣ năng lực quản lý, điều hành của chủ doanh nghiệp, thông tin về năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng chƣa có cơ sở tin cậy.

Các thông tin mà cán bộ tín dụng thu thập đƣợc chỉ từ một phía, không có tính đa chiều. Chính việc phân tích, đánh giá nguồn thông tin đầu vào không rõ ràng dẫn đến xếp hạng tín dụng khách hàng chƣa thực sự chuẩn xác, làm tăng nguy cơ rủi ro.

Công tác giám sát các khoản vay sau khi giải ngân còn sơ sài

Về phía ngân hàng, các cán bộ tín dụng còn sao nhãng trong việc giám sát hoạt động của doanh nghiệp sau khi cho vay dù trên thực tế MB có nhận định đây cũng là một bƣớc rất quan trọng quy trình quản lý rủi ro tín dụng. Việc không giám sát chặt chẽ tình hình của khách hàng doanh nghiệp dẫn đến phản ánh tình hình không sát với thực tế, khiến cho Chi nhánh không kịp thời đƣa ra các giải pháp nếu có tình huống xấu xảy ra.

Công tác xếp hạng tín dụng chưa hữu hiệu

Hệ thống xếp hạng tín dụng của Chi nhánh cho đến nay vẫn đƣợc thực hiện một cách riêng biệt, kết quả xếp hạng khách hàng vẫn chƣa có sự liên kết với các yếu tố quan trọng khác của khoản tín dụng nhƣ tài sản bảo đảm của khoản vay. Cán bộ tín dụng chƣa linh hoạt trong việc áp dụng hệ thống Xếp hạng tín dụng vào thực tế hoạt động của Chi nhánh, chƣa tận dụng đƣợc hết các lợi ích mà hệ thống này mang lại. Ban lãnh đạo chƣa đƣa ra đƣợc hƣớng khắc phục cho thực trạng này.

Năng lực của đội ngũ nhân viên còn hạn chế

Do khối lƣợng công việc tại Chi nhánh ngày một tăng nên MB liên tục tuyển dụng nhân viên mới. Do đó, đội ngũ nhân viên ngày một trẻ hóa. Ngay từ khi mới tuyển dụng, Chi nhánh đã cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo cơ bản và thƣờng xuyên bổ sung các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, khả năng nắm bắt công việc của nhân viên chƣa nhạy bén, đặc biệt là các cán bộ tín dụng với kinh nghiệm còn non trẻ nên dễ gặp khó khăn khi tham gia vào công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Chƣa có biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi phù hợp

Đối với các khoản nợ thuộc nợ quá hạn, nợ khó đòi hiện tại ở Chi nhánh mặc dù đã có quy trình ử lý nhƣng chƣa phù hợp với tình hình thực tế, không áp dụng đƣợc với các đối tƣợng khách hàng. Việc quyết định lựa chọn giải pháp xử lí nợ quá hạn nào thƣờng bị chi phối bởi quan điểm về “đạo đức tín dụng” và chiến lƣợc kinh doanh, chiến lƣợc khách hàng của Chi nhánh. Do vậy, việc cân nhắc lựa chọn biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi của ngân hàng cũng không phải dễ dàng đƣa quyết định. Các cán bộ tín dụng của Chi nhánh vẫn có

b. Nguyên nhân của các vấn đề tồn tại

 Thực tế, đến thời điểm hiện tại Chi nhánh Quảng Nam mới thành lập đƣợc vài năm nên muốn tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn, các chính sách tín dụng cần cởi mở hơn trong khi khả năng quản lý rủi ro tín dụng còn hạn chế nên dễ dẫn đến việc dễ mất khả năng quản lý đƣợc rủi ro tín dụng. Khi chính sách tín dụng đƣợc nới lỏng thì đồng nghĩa với việc dễ phát sinh rủi ro, đây là vấn đề khó tránh khỏi.

 Các thông tin về khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh còn sơ sài, đơn giản không đủ đáp ứng cho việc thẩm định cũng nhƣ giám sát nên các cán bộ tín dụng thƣờng đánh giá khách hàng một cách chủ quan. Khi khách hàng đến vay, họ luôn cung cấp những thông tin có lợi cho họ. Điều này dẫn đến những thông tin mà Chi nhánh có đƣợc chƣa có tính ác thực cao. Vì vậy, việc xác nhận thông tin cũng nhƣ thẩm định tính chính ác đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin từ nhiều phía để có tính khách quan cao.

 Việc chạy đua để tìm kiếm doanh số đạt chỉ tiêu đề ra của ngân hàng đã khiến cho cán bộ tín dụng luôn chịu một áp lực lớn. Họ luôn chạy đua tìm kiếm khách hàng mới mà quên rằng việc giám sát các khoản vay sau khi giải

ngân của các khách hàng doanh nghiệp hiện tại cũng không kém phần quan trọng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng tuy đã đƣợc ngân hàng triển khai áp dụng

qua nhiều năm nhƣng không có nhiểu cải tiến, chƣa thật sự mang lại hiệu quả cao, hỗ trợ tối đa cho công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Các cán bộ tín dụng vẫn còn lúng túng trong việc áp dụng hệ thống vào tình hình thực tế của Chi nhánh.

 Hiện tại, phần lớn cán bộ tín dụng tại Chi nhánh chƣa có nhiều thâm niên trong nghề, trình độ chuyên môn chƣa cao nên trong việc giải quyết rủi ro tín dụng còn nhiều bất cập, chƣa chuyên nghiệp dẫn đến nhiều thiếu sót trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Đặc biệt là đối với khách hàng doanh nghiệp, đối tƣợng có đặc điểm giao dịch lớn, tính chất đa dạng, phức tạp. Đồng thời, khối lƣợng công việc quá lớn, áp lực công việc cao và kiêm nhiệm nhiều vị trí một lúc nên không đƣợc sâu sát trong quá trình làm việc, tính hiệu quả công việc bị giảm sút.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở những nội dung lý luận ở chƣơng 1, nội dung của chƣơng 2 đã khái quát tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Nam, phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong hoạt động cho vay doanh nghiệp từ năm 2014 – 2016. Đánh giá những biện pháp ngân hàng đã áp dụng để quản lý rủi ro tín dụng. Đồng thời, nêu ra các kết quả đạt đƣợc, các mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó để khắc phục trong tƣơng lai.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH

NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH QUẢNG NAM

3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh quảng nam (Trang 68 - 74)