Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh quảng nam (Trang 89 - 91)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1.Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc

a. Kiến nghị đối với Chính phủ

Tạo điều kiện hoãn, giãn thuế cho các doanh nghiệp

Để giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh kinh tế hiện nay, Nhà nƣớc cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay của ngân hàng bằng cách hoãn, giãn thuế cho các doanh nghiệp thuộc diện ƣu tiên hoặc đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp này khi vay vốn.

Tăng cƣờng ổn định nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp Chính phủ cần thúc đẩy mạnh hơn nữa chƣơng trình “Bình ổn thị trƣờng” và “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam” để giúp các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi và đẩy nhanh tiến độ thu hồi vốn và tăng cƣờng phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, Chính phủ cần hoạch định một chính sách dài hạn về định hƣớng phát triển nhằm tạo môi trƣờng kinh tế ổn định cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng nhƣ của ngân hàng.

Ngăn chặn việc gia tăng các doanh nghiệp trá hình, hoạt động phi pháp

Hiện nay, ngày các nhiều doanh nghiệp đƣợc thành lập và hoạt động theo nhiều cách khác nhau. Trong đó phải kể đến một số doanh nghiệp lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của Nhà nƣớc để hoạt động kinh doanh trá hình, phi pháp. Các doanh nghiệp này tìm cách tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng bằng cách dựng lên những dự án, phƣơng án kinh doanh giả mạo và đi vay. Mục đích chính của họ là lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng, gây tác động tiêu cực tới thị trƣờng và vô cùng khó kiểm soát. Do đó, Chính phủ cần có những biện pháp kịp thời ngăn chặn việc gia tăng của các loại hình doanh nghiệp

này, cũng nhƣ cần công bố những thông tin về các doanh nghiệp có hành vi phạm pháp kịp thời để các ngân hàng tránh gặp những rủi ro không đáng ảy ra. Bên cạnh đó, cần có những ử phạt nghiêm khắc nhằm răn đe những doanh nghiệp khác. Ngoài ra, các cơ quan thẩm quyền cần giám sát, kiểm tra sát sao hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp để kịp thời phát hiện ra những bất thƣờng nếu có.

b. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Quản lý chặt chẽ việc chấp hành quy định của các NHTM

Ngân hàng nhà nƣớc cần tăng cƣờng việc quản lý chặt chẽ mức lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thƣơng mại. Hiện nay, dù NHNN đã ấn định mức lãi suất trần huy động và cho vay nhƣng nhiều NHTM vẫn lách luật, cố ý vƣợt khung lãi suất quy định nhằm đạt đƣợc mục đích riêng của mình. Chính điều này đã gây ra nhiều biến cố trên thị trƣờng và làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. NHNN nên đƣa ra những biện pháp ử lý cứng rắn đối với các ngân hàng vi phạm các quy định, điều luật đã ban hành. Đặc biệt cần tăng mức ử phạt đối với ngân hàng tái phạm.

Điều chỉnh quy định về hạn mức tăng trƣởng tín dụng

Hiện nay Ngân hàng Nhà nƣớc đang giao chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng theo 4 nhóm ngân hàng, điều này cho thấy vẫn còn tồn tại sự ƣu ái cho các ngân hàng lớn trong việc phân chia này, bởi tỷ lệ cân bằng ban đầu của các ngân hàng lớn cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ cân bằng ban đầu ở các ngân hàng nhỏ. Ngân hàng Nhà nƣớc cần hình thành thị trƣờng kỳ hạn hoàn thiện, làm rõ các quy định về ngoại hối; minh bạch hơn trong thị trƣờng Trái phiếu Chính phủ bằng cách đƣa ra lịch phát hành, hợp nhất các mã trái phiếu khác nhau và tạo ra một đƣờng cong lãi suất chuẩn; thành lập các cơ quan ếp hạng tín dụng... Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nƣớc cần khuyến khích tăng trƣởng

tín dụng cao hơn đối với các TCTD có quy trình quản lý rủi ro tín dụng tốt và nhiều khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất khẩu và sản xuất; các nhu cầu vốn lớn cho các dự án công nghiệp cũng nên đƣợc xem xét cấp hạn mức cao hơn.

Thay đổi quy định về trần lãi suất

Theo Thông tƣ 14 Ngân hàng Nhà nƣớc quy định trần lãi suất cho vay là trần lãi suất huy động +3% đối với 4 lĩnh vực ƣu tiên là uất nhập khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp phát triển nông thôn và doanh nghiệp ngành phụ trợ), nhóm công tác cho rằng biện pháp hành chính này sẽ dẫn đến việc các ngân hàng sẽ cho các ngành này vay ít hơn so với trƣớc kia, bởi khi cho vay những ngành ƣu tiên này thì lợi nhuận ngân hàng sẽ bị sụt giảm. Ngoài ra, Thông tƣ 14 khiến cho việc định giá khoản vay có rủi ro không đƣợc chính xác.

Cập nhập đầy đủ thông tin về trung tâm thông tin tín dụng (CIC)

Cần thiết lập mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin để có đƣợc có nguồn htông tin dồi dào, có giá trị cao để đáp ứng các yêu cầu thông tin từ thị trƣờng. Đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của các công ty mẹ - đối tác ở nƣớc ngoài của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Ngân hàng Nhà nƣớc cần thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các ngân hàng để bổ sung đầy đủ, chính xác kho dữ liệu, không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà còn đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh quảng nam (Trang 89 - 91)