Kiến nghị đối với Hội sở Ngân hàng TMCP Quân đội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh quảng nam (Trang 91 - 110)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2.Kiến nghị đối với Hội sở Ngân hàng TMCP Quân đội

Hội sở cần thƣờng uyên theo dõi, tƣ vấn và đƣa ra các giải pháp kịp thời để hỗ trợ giải quyết những mặt hạn chế còn tồn tại của Chi nhánh. Việc liên tục giám sát gián tiếp hoạt động và kết quả đạt đƣợc là điều quan trọng để

giữ vững vị trí cũng nhƣ uy tín của ngân hàng. Hội sở cần thƣờng uyên kiểm tra và nắm bắt tình hình thực tế của chi nhánh để nhanh chóng đƣa ra những phƣơng pháp làm việc mới, cải cách bộ máy làm việc và nâng cao chất lƣợng phục vụ các sản phẩm, dịch vụ cũng nhƣ chất lƣợng của đội ngũ cán bộ nhân viên. Đánh giá công tác tín dụng định kỳ tại Chi nhánh để kịp thời phát hiện ra những điểm bất cập, có cảnh báo kịp thời để Chi nhánh khắc phục. Đồng thời, có khen thƣởng, phát huy với những cán bộ tín dụng có thành tích tốt, đáng biểu dƣơng.

Hội sở cần tiến hành nghiên cứu và chuẩn bị áp dụng việc gia tăng danh mục sản phẩm trong thời gian tới cho chi nhánh Quảng Nam. Đây là việc làm cần thiết trong thời điểm này vì đến nay Ngân hàng TMCP Quân đội đã hoạt động tại Quảng Nam đƣợc hơn 5 năm và đối tƣợng khách hàng hoạt động trên địa bàn ngày càng phát sinh nhu cầu sử dụng các sản phẩm mới. Mở rộng danh mục sản phẩm cũng đồng nghĩa với việc cần mở các lớp huấn luyện ngắn hạn dành cho đội ngũ nhân viên giúp họ tiếp úc với các loại hình sản phẩm mới để nắm rõ trƣớc khi đƣa đến với khách hàng.

Vấn đề quản lý rủi ro tín dụng có tính chất phức tạp và dễ gặp nhiều trở ngại trong thực tế công việc. Chính vì vậy, Hội sở cần đƣa ra những định hƣớng phù hợp với tình hình hoạt động tín dụng hiện tại ở Chi nhánh Quảng Nam. Đồng thời, tổ chức đào tạo tập trung cho các cán bộ tín dụng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cƣờng hiểu biết về lĩnh vực ngân hàng nói chung và công tác tín dụng nói riêng.

Hội sở cần bổ sung nguồn nhân lực cho bộ phận tín dụng vì hiện nay cán bộ tín dụng vừa kiêm nhiệm vị trí tại bộ phận quản lý rủi ro. Điều này không tách bạch rõ ràng đƣợc nhiệm vụ phân giao cho mỗi cá nhân nên ảnh hƣởng đến tính hiệu quả của công việc. Việc bổ sung nhân sự là điều hết sức

cần thiết trƣớc những định hƣớng phát triển và mở rộng trong tƣơng lai của Chi nhánh Quảng Nam.

Hội sở cần chú trọng đầu tƣ công nghệ thông tin để giúp ngân hàng quản lý tài sản, an toàn hệ thống tốt hơn, nhất là quản lý rủi ro tín dụng. Với sự phát triển mạnh mẽ nhƣ hiện nay, các hệ thống thông tin hiện đại là không thể thiếu trong hoạt động ngân hàng. Qua hệ thống thông tin chung của Hội sở, các Chi nhánh có thể trao đổi thông tin về tính hình hoạt động của khách hàng có cùng quan hệ tín dụng trong hệ thống một cách thuận tiện và nhanh nhất.

Xây dựng chính sách phân tán rủi ro tín dụng cho toàn hệ thống. Mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi đối tƣợng khách hàng, tránh tập trung rủi ro về một số đối tƣợng. Đồng thời, cần thực hiển bảo hiểm tín dụng dƣới các loại nhƣ bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Ngoài ra, ngân hàng cần đa dạng hóa lĩnh vực đầu tƣ, nguồn tiền cần đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, tránh sự tác động do chu kỳ tăng trƣởng và suy thoái của các lĩnh vực kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Nội dung của chƣơng 3 nêu ra các định hƣớng phát triển trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Quảng Nam nói chung và định hƣớng phát triển mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó, dựa vào tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Nam đã đƣợc phân tích ở chƣơng 2 để đƣa ra các giải pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh trong thời gian tới. Ngoài ra, ở chƣơng 3 còn có một số ý kiến đề xuất đối với Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc và đối với Hội sở của Ngân hàng TMCP Quân đội để góp phần nâng cao chất lƣợng của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh.

KẾT LUẬN

Trong tất cả các nghiệp vụ đa dạng và phong phú của Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Nam thì có thể nói hoạt động cho vay diễn ra sôi nổi và thƣờng xuyên nhất, đặc biệt là cho vay đối với đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp. Trong suốt 5 năm qua, CN Quảng Nam đã đồng hành và là đối tác đáng tin cậy của rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Số lƣợng khách hàng doanh nghiệp đến với ngân hàng ngày càng tăng và quy mô giao dịch ngày càng lớn. Nguồn vốn huy động đƣợc phần lớn đƣợc bổ sung vào nguồn vốn cho vay và đặc biệt luôn dành ƣu tiên cho nhóm khách hàng vay là doanh nghiệp. Sự thành công trong hoạt động cho vay của ngân hàng chịu ảnh hƣởng từ tính hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn vay. Chính vì vậy, bên cạnh việc liên tục mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp, ngân hàng cũng tăng cƣờng công tác kiểm soát các khoản vay thƣờng xuyên nhằm đảm tính an toàn cho hệ thống.

Nhận thấy tầm quan trọng trong việc quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, đề tài luận văn “Phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Nam” đƣợc chọn để phân tích nhằm giải quyết đƣợc tình trạng rủi ro tín dụng trong giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá thực trạng, cơ bản luận văn đã giải quyết đƣợc một số vấn đề sau:

1. Luận văn đã khái quát hóa cơ sở lý luận về phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhƣ: nêu ra khái niệm, đặc điểm của khách hàng doanh nghiệp; hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp; khái niệm, đặc điểm, phân loại rủi ro tín dụng và phƣơng pháp phân tích,…

2. Luận văn đã nghiên cứu, phân tích hoạt động tín dụng và tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Nam. Đồng thời, luận văn cũng nêu ra các biện pháp mà ngân hàng đang áp dụng để quản lý rủi ro tín dụng, các kết quả đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế cũng nhƣ nguyên nhân.

3. Trên cơ sở những phân tích, đánh giá ở trên kết hợp với định hƣớng phát triển của Chi nhánh, luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình hình rủi ro tín dụng hiện tại và nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng trong tƣơng lai.

Tác giả luận văn mong rằng với những giải pháp đã nêu ra trong luận văn sẽ góp phần giúp Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Nam giảm tỷ lệ nợ xấu và nâng cao chất lƣợng tín dụng, góp phần phát triển hơn nữa hoạt động cho vay của Chi nhánh. Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự thông cảm và ý kiến đóng góp của các Quý Thầy, Cô và các bạn để luận văn có thể hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ThS. Lê Thị Huyền Diệu (2010), “Quản lý rủi ro tín dụng – Kinh nghiệm của các ngân hàng thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí thị trường Tài chính – Tiền tệ, (Số 1+2), tr.72-75.

[2] PGS.TS Lâm Chí Dũng (2012), Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại, Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng.

[3] ThS. Đào Thị Hồ Hƣơng (2013), “Bàn về hƣớng xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 4/2013

[4] ThS. Đào Thị Hồ Hƣơng (2013), “Bàn về hƣớng xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 4/2013

[5] TS. Nguyễn Đại Lai, “Làm gì để xử lý nợ xấu”, Tạp chí Cộng sản, 05/01/2013.

[6] Đặng Thị Loan (2013), Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[7] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng.

[8] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005.

[9] Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Quảng Nam, Báo cáo tổng kết (2014, 2015, 2016).

[10] TS. Phạm Thị Nguyệt, ThS. Hà Mạnh Hùng (2011), “Nguyên nhân và những biểu hiện rủi ro tín dụng của NHTM, Tạp chí ngân hàng.

[11] TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, “Lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số 11/2012.

[12] Nguyễn Quốc Toàn (2015), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Luận Văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[13] Nguyễn Toàn Trung (2010), Phân tích rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp vá phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, Luận Văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh quảng nam (Trang 91 - 110)