Nội dung của phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh quảng nam (Trang 34 - 66)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2.Nội dung của phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay

vay doanh nghiệp của NHTM

Phân tích tình hình rủi ro tín dụng là việc đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng đồng thời em ét đến công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại. Thông qua việc phân tích tình hình để ác định đƣợc mô hình quản lý rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang áp dụng, các biện pháp cụ thể đối với hoạt động cải thiện rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang thực thi. Bên cạnh đó, việc phân tích còn nhằm tìm ra đƣợc các mặt còn hạn chế, bất cập trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Cuối cùng, dựa vào những phân tích đã thực hiện để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

1.3.2. Nội dung của phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NHTM doanh nghiệp của NHTM

a. Phân tích bối cảnh của hoạt động cho vay doanh nghiệp nói chung và tác động của bối cảnh đến tình hình rủi ro tín dụng trong CVDN

Phân tích bối cảnh của hoạt động cho vay doanh nghiệp và tác động của bối cảnh đến tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp là việc tìm hiểu về môi trƣờng kinh tế, các yếu tố bên ngoài, tình hình chung về hoạt động cho vay doanh nghiệp của các NHTM đang diễn ra nhƣ thế nào tại nơi mà ngân hàng đƣợc nghiên cứu đang hoạt động. Các yếu tố từ môi trƣờng bên ngoài này có tác động trực tiếp lên đối tƣợng nghiên cứu nhƣ thế nào? Xác định các thuận lợi và khó khăn từ các yếu tố đó mang lại. Phân tích các yếu tố

bên trong của ngân hàng có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến rủi ro tín dụng của ngân hàng và mức độ ảnh hƣởng ra sao.

Các phân tích trên là các yếu tố cơ bản giúp nhận định đƣợc khái quát bối cảnh bên trong của ngân hàng và bối cảnh môi trƣờng bên ngoài, những đặc điểm có ảnh hƣởng đến tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng.

b. Phân tích tình hình tổ chức công tác quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Phân tích tình hình tổ chức công tác quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp là xem xét xem mô hình tổ chức có phân công nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho mỗi cấp, mỗi bộ phận không? Có xác lập đƣợc mối quan hệ về quyền hạn cũng nhƣ nghiệp vụ giữa các cấp và các bộ phận tại ngân hàng không?

c. Phân tích các biện pháp ngân hàng đã triển khai nhằm cải thiện tình hình RRTD trong cho vay DN

Phân tích các biện pháp ngân hàng đã triển khai nhằm quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp là nêu ra đƣợc các biện pháp hiện nay ngân hàng đang áp dụng để quản lý rủi ro tín dụng, đánh giá các khía cạnh của những biện pháp đó. Nhận xét tính hữu hiệu của các biện pháp đó đối với hoạt động cho cho vay DN. Các biện pháp đó có hỗ trợ tối đa cho công tác quản lý rủi ro tín dụng hay chƣa?

d. Phân tích thực trạng RRTD trong cho vay DN

Việc phân tích thực trạng RRTD trong CVDN dựa trên cơ sở vận dụng các tiêu chí sau đây:

Biến động trong cơ cấu nhóm nợ của cho vay DN

Theo quyết định số: 493/2005/QĐ-NHNN ngày 25/04/2005 của Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam thì nợ vay đƣợc đƣợc phân thành 05 nhóm nợ:

+ Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

+ Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu);

- Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2;

+ Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

Sự biến động trong cơ cấu nhóm nợ giúp đánh giá chuẩn xác mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nếu tỷ trọng ở các nhóm nợ đầu tăng thì khả năng rủi ro tín dụng sẽ giảm và ngƣợc lại tỷ trọng dồn về các nhóm nợ sau thì rủi ro tín dụng sẽ tăng cao.

Tỷ lệ dư nợ cho vay DN từ nhóm 2 đến nhóm 5

Dƣ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5

Tỷ lệ dƣ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 = x 100%

Tổng dƣ nợ

Nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 là các khoản dƣ nợ có rủi ro tín dụng. Do đó, dựa vào tỷ lệ dƣ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 trên tổng dƣ nợ có thể nhận định đƣợc rủi ro tín dụng của ngân hàng. Mức rủi ro tín dụng sẽ giảm xuống khi tỷ lệ dƣ nợ cho vay DN từ nhóm 2 đến nhóm 5 giảm và ngƣợc lại.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay DN

Dƣ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = x 100%

Tổng dƣ nợ

Nợ xấu chính là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà xuất hiện khả năng không thu hồi lại. Các khoản nợ này phát sinh là do ngân hàng thẩm định thiếu chính xác, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoặc cố ý không trả nợ…Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét rủi ro tín dụng của ngân hàng thông qua việc

đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay.

Theo quyết định số: 493/2005/QĐ-NHNN ngày 25/04/2005 của NHNNVN thì nợ xấu thuộc từ nhóm 3 đến nhóm 5. Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét RRTD của ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay.

Tỷ lệ nợ xấu trên dƣ nơ là chỉ tiêu phản ánh khá chuẩn xác mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng vì nó tập trung vào các khoản nợ có rủi ro tín dụng cao. Tỷ lệ này càng giảm biểu hiện hoạt động cho vay của ngân hàng có chiều hƣớng tích cực, rủi ro tín dụng đƣợc kiểm soát tốt.

Tỷ lệ xóa nợ ròng cho vay DN

Giá trị xóa nợ ròng

Tỷ lệ xóa nợ ròng = x 100%

Tổng dƣ nợ

Xóa nợ ròng là một số khoản vay không còn giá trị và ngân hàng xóa khỏi sổ sách (theo dõi ngoại bảng) đƣợc gọi là khoản cho vay đƣợc xóa nợ. Nếu cuối cùng ngân hàng vẫn thu đƣợc một trong các khoản vay đó thì thì sẽ khấu trừ tổng các khoản xóa nợ tạo thành khoản xóa nợ ròng.

Tỷ lệ xóa nợ ròng càng cao cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng bị tổn thất lớn, hoạt động kinh doanh không hiệu quả và có nguy cơ phá sản.

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro các khoản vay DN

Số đã trích lập dự phòng

Tỷ lệ trích lập dự phòng = x 100%

Tổng dƣ nợ

Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đích của việc sử dụng Dự phòng rủi ro là nhằm bù đắp tổn thất đối

với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trƣờng hợp khách hàng không có khả năng chi trả hoặc do giải thể, phá sản, chết, mất tích.

Dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc tính trên số dƣ nợ gốc của khách hàng bao gồm:

- Dự phòng cụ thể: bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay

- Dự phòng chung: bảo hiểm các rủi ro chung không ác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng đƣợc tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng.

1.3.3. Phƣơng pháp phân tích

Đối với các nội dung a, b, c nêu trong mục 1.3.2. phƣơng pháp phân tích là thông qua các dữ liệu thứ cấp thu thập từ các tài liệu thống kê, các báo cáo đã đƣợc công bố mà rút ra các nhận định.

Đối với nội dung phân tích kết quả công tác quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp, phƣơng pháp phân tích sử dụng là sử dụng các phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu, phân tích biến động theo thời gian và so sánh với mục tiêu, kế hoạch đề ra.

1.3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NHTM

a. Các nhân tố từ môi trường kinh doanh

- Chính sách vĩ mô của chính phủ

Chính sách vĩ mô đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại nói riêng. Những chính sách đó có thể có lợi cho ngân hàng, nhƣng cũng có thể có hại. Khi Ngân hàng Nhà nƣớc thay đổi lãi suất huy động, hoặc tỷ lệ dự trữ bắt buộc… nó làm thay đổi mọi kế hoạch của ngân hàng.

Đây là một nhân tố ảnh hƣởng tới vấn đề rủi ro trong tín dụng. Khi các quy định về quy trình trong hoạt động tín dụng không đƣợc quy định chặt chẽ và hợp lý. Nó sẽ không chỉ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng, mà còn tạo khả năng rủi ro xảy ra. Khi quy định hợp lý và chặt chẽ nó sẽ hạn chế đƣợc những trƣờng hợp xấu trong hợp đồng tín dụng.

- Yếu tố chính trị và xã hội

Yếu tố này cũng tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi tình hình chính trị bất ổn làm sáo trộn mọi vấn đề trong xã hội và cả các hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Tình trạng này làm cho các DN sản xuất gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, nhƣ vậy khả năng thanh toán cho ngân hàng là không thể.

Ngoài các yếu tố trên còn có các yếu tố tự nhiên nhƣ thiên tai, dịch bệnh, bão lũ… Đây là những yếu tố bất khả kháng, không thể lƣờng trƣớc đƣợc, nằm ngoài sự tính toán của ngân hàng.

b. Các nhân tố ảnh hưởng từ phía khách hàng doanh nghiệp

- Kinh nghiệm và năng lực của doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp kinh nghiệm và năng lực kinh doanh đang còn ở trình độ thấp, thì hầu hết các doanh nghiệp này đều không nắm bắt đƣợc thông tin kịp thời, thiếu thích nghi với cạnh tranh. Khi đƣợc vay vốn kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn, khả năng ảy ra rủi ro là rất cao. Nhƣ vậy rủi ro tín dụng đối với ngân hàng sẽ rất lớn.

- Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp

Nhân tố không lành mạnh từ phía khách hàng là việc khách hàng lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích, trốn tránh trách nhiệm uỷ quyền và bảo lãnh. Khi mà khách hàng lừa đảo họ lợi dụng các điểm yếu và kẽ hở của ngân hàng. Họ lập các phƣơng án kinh doanh giả, cùng các giấy tở thế chấp giả mạo hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng một bộ hồ sơ.

c. Các nhân tố nội tại của ngân hàng thương mại

- Trình độ và năng lực của cán bộ tín dụng

Nếu trình độ và năng lực của cán bộ tín dụng không cao sẽ gây ra rủi ro trong tín dụng. Một ngƣời cán bộ yếu kém về năng lực, khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng thì khả năng phân tích và thẩm định dự án không đúng về dự án. Trong trƣờng hợp này nhân viên tín dụng có thể bị khách hàng lừa gạt, hoặc lựa chọn dự án tài trợ không chính ác. Nhƣ vậy khả năng mất vốn rất cao. Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có năng lực cao.

- Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng đối với các ngân hàng là một bí mật riêng. Quy trình tín dụng chƣa chặt chẽ hoặc quá cụ thể, quá linh hoạt điều có thể là nhân tố gây ra RRTD. Những vấn đề nổi cộm hiện nay trong các quy trình tín dụng là đánh giá lại giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố.

- Cạnh tranh giữa các ngân hàng

Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng gây ra trong quá trình thu hút khách hàng. Đó là việc thẩm định khách hàng trở nên sơ sài, chủ quan. Thậm chí có nhiều ngân hàng liều lĩnh chấp nhận rủi ro cao, nhằm đạt đƣợc mức lợi nhuận cao mà bất chấp những hợp đồng tín dụng không lành mạnh, thiếu an toàn.

Ngoài ra còn có nhiều nhân tố khác ảnh hƣởng đến việc quản lý RRTD thuộc về ngân hàng nhƣ: chất lƣợng thông tin và xử lý thông tin trong ngân hàng, cơ cấu tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ, năng lực công nghệ…

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong kinh doanh Ngân hàng rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, thƣờng xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề có khi dẫn đến phá sản Ngân hàng. Ngày nay, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao công nghệ và các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh luôn tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu này, các NHTM cũng phải luôn mở rộng quy mô hoạt động tín dụng. Điều đó đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng cũng ngày càng phát sinh nhiều hơn. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phức tạp nhất, việc quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào... Rủi ro tín dụng nếu không đƣợc phát hiện và sử lý kịp thời sẽ nảy sinh các rủi ro khác. Chƣơng 1 của luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thƣơng mại. Đây là cơ sở cho việc phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Nam.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG

TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH QUẢNG NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH QUẢNG NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP Quân đội – CN Quảng Nam

Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Quảng Nam tiền thân là Ngân hàng TMCP Quân Đội - CN Đà Nẵng – Phòng giao dịch Hội An, thành lập vào tháng 03/2008.

Sau một thời gian hoạt động, với nhu cầu về dịch vụ tài chính mạnh mẽ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh quảng nam (Trang 34 - 66)