Rủi ro tín dụng trong cho vay của Ngân hàng thƣơng mại:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 25 - 28)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu:

1.2.2. Rủi ro tín dụng trong cho vay của Ngân hàng thƣơng mại:

a. Khái niệm rủi ro tín dụng:

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhƣng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Các thống kê và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm hơn 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Mặc dù hiện nay đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng, theo đó thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hƣớng giảm xuống và thu dịch vụ có xu hƣớng tăng lên nhƣng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm từ 1/2 đến 2/3 thu nhập ngân hàng (Peter.S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thƣơng mại, Nxb Tài chính, Hà Nội). Kinh doanh tín dụng ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấp nhận đƣợc là bản chất ngân hàng. P.Volker, cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu ngân hàng không có những khoản vay tồi thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”. Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến chất lƣợng kinh doanh ngân hàng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng:

- Theo Timothy W.Koch (1995): Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn - có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theo thỏa thuận. Rủi ro ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn.

- Còn theo Henie Van Greuning, Sonja Brajovic Bratanovic (1999): Rủi ro tín dụng đƣợc định nghĩa là nguy cơ mà ngƣời đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng, đây là thuộc tính vốn có của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không chi trả đƣợc toàn bộ. Điều này gây

ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hƣởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Theo Điều 3“Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài” ban hành kèm theo thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN: Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.

Tùy cách diễn giải dẫn đến có nhiều cách khác nhau để định nghĩa rủi ro tín dụng, nhƣng chúng ta có thể rút ra các nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng nhƣ sau: Rủi ro tín dụng xuất hiện khi ngƣời đi vay sai hẹn trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi. Sự sai hẹn có thể là trễ hạn hoặc không thanh toán. Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất về tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trƣờng của vốn. Trong trƣờng hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản. Đứng trên góc độ quản lý, rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi, luôn tồn tại song hành cùng hoạt động kinh doanh của ngân hàng và chỉ có thể phòng tránh, hạn chế chứ không thể loại trừ.

b. Phân loại rủi ro tín dụng:

Cách phân loại rủi ro tín dụng đƣợc sử dụng phổ biến trong nghiên cứu học thuật cũng nhƣ trong thực tế đó là phân loại rủi ro tín dụng theo tính chất, bao gồm:

- Rủi ro tín dụng đặc thù: Rủi ro tín dụng của một ngƣời vay cụ thể phát

- Rủi ro tín dụng hệ thống: Rủi ro tín dụng phát sinh do bối cảnh chung

của nền kinh tế hoặc những điều kiện vĩ mô tác động lên toàn bộ các ngƣời vay (Ví dụ: suy thoái, khủng hoảng kinh tế...)

Ngoài ra rủi ro tín dụng còn đƣợc phân loại căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, RRTD đƣợc phân chia thành 02 loại nhƣ hình sau:

- Rủi ro giao dịch: là rủi ro do những hạn chế trong quá trình giao dịch

và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm:

+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, lựa chọn những phƣơng án vay vốn có hiệu quả để quyết định cho vay.

+ Rủi ro bảo đảm: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm nhƣ các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại TSBĐ, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của TSBĐ.

+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

- Rủi ro danh mục: là rủi ro do những hạn chế trong quản lý danh mục

+ Rủi ro nội tại: rủi ro xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế.

+ Rủi ro tập trung: là trƣờng hợp ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

Căn cứ vào tính chất khách quan, chủ quan của nguyên nhân, RRTD đƣợc phân thành 02 loại:

- Rủi ro do nguyên nhân khách quan: là rủi ro do các nguyên nhân khách

quan nhƣ thiên tai, dịch họa, ngƣời vay bị chết, mất tích, các biến động ngoài dự kiến khác và không lƣờng trƣớc đƣợc làm thất thoát vốn vay trong khi ngƣời vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ.

- Rủi ro do nguyên nhân chủ quan: là rủi ro do nguyên nhân thuộc chủ

quan của ngƣời vay và ngƣời cho vay vì vô tình hay cố ý thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)