Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 80 - 84)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu:

3.2.2. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định:

Trong công tác thẩm định yếu tố con ngƣời là yếu tố trung tâm đóng vai trò rất quan trọng. Ngân hàng muốn nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định

thì cần phải có các biện pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ thẩm định. Việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ có thể thực hiện thông qua một số giải pháp cụ thể nhƣ sau:

+ Quy hoạch, kiện toàn, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ theo yêu cầu công việc: Cán bộ tín dụng phải là ngƣời vừa có tƣ cách đạo đức tốt, vừa có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Mỗi cán bộ tín dụng phải thực sự là một chuyên gia về ngành nghề lĩnh vực mà mình phụ trách. Chi nhánh cần phân công các cán bộ dựa trên năng lực, sở trƣờng và kinh nghiệm của từng ngƣời, phân công cán bộ chuyên sâu theo từng nhóm ngành nghề, dựa trên đƣợc sự tổ chức và sắp xếp một cách hợp lý, khoa học. Khi cán bộ thẩm định đƣợc phân công phụ trách chuyên sâu thì sẽ có điều kiện tập trung nghiên cứu và tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm, từ đó kết quả thẩm định chắc chắn sẽ đƣợc lập luận chặt chẽ trên cơ sở thông tin đa chiều, đảm bảo mức độ tin cậy cao hơn. Đồng thời xây dựng chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho những cán bộ làm công tác thẩm định dự án để thu hút nhân tài. Ngoài ra, CN cần xây dựng quy trình thẩm định cho KH vay tiêu dùng riêng, có phụ lục hƣớng dẫn chi tiết các bƣớc thực hiện đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.

+ Thực hiện tốt hơn nữa công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống từ trụ sở chính đến các chi nhánh, từ lãnh đạo đến cán bộ để đáp ứng yêu cầu công tác: Trụ sở chính nói chung và chi nhánh nói riêng nên thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức; tiến hành phân loại đội ngũ cán bộ để thiết kế các chƣơng trình đào tạo và đào tạo lại phù hợp với từng đối tƣợng.

+ Phối hợp các hình thức đào tạo trong và ngoài nƣớc: Chi nhánh nên tăng cƣờng cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo hoặc thực tập nâng cao trình độ, học tập kinh nghiệm tại các ngân hàng nƣớc ngoài hoặc mời các chuyên gia trong và ngoài nƣớc về giảng.

+ Ngoài việc tổ chức các khóa đào tạo, cần đặt ra các tiêu chuẩn yêu cầu các cán bộ làm công tác thẩm định phải không ngừng tự học tập, nghiên cứu: Hàng năm chi nhánh nên tổ chức các cuộc thi kiểm tra trình độ, kết hợp với chất lƣợng xử lý công việc để làm cơ sở đánh giá, phân loại cán bộ.

Công tác thẩm định không chỉ dừng lại ở việc đánh giá tình hình của khách hàng trong quá khứ, hiện tại mà còn cần phải đánh giá tình hình của khách hàng trong tƣơng lai. CBTD cần theo dõi kiểm tra mục đích sử dụng khoản vay, quá trình sử dụng khoản vay, kiểm tra sự ổn định của nguồn thu nhập để trả nợ của khách hàng, nếu có dấu hiệu bất thƣờng cần đề xuất ngay với lãnh đạo để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra kiểm tra tài sản bảo đảm, đảm bảo tài sản bảo đảm có khả năng xử lý, thu hồi đầy đủ nợ vay đƣợc đảm bảo trong trƣờng hợp khách hàng không trả đƣợc nợ: đánh giá tình trạng, giá trị, chất lƣợng tài sản bảo đảm, giá trị thị thƣờng của tài sản bảo đảm, khả năng bán chuyển nhƣợng,…

Cuối cùng, CN cũng cần phải tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hơn nữa nhằm ngăn ngừa những sai sót trong việc tính toán hiệu quả phƣơng án kinh doanh của KH, nâng cao ý thức chấp hành các quy chế, chính sách, thủ tục khi thẩm định của CBTD. Chi nhánh có thể xây dựng chƣơng trình phần mềm phân tích, đánh giá tự động để kiểm tra công tác thẩm định. Khi kết quả thu thập thông tin đƣợc cập nhật thì chƣơng sẽ cho ra kết quả đánh giá, xếp loại khách hàng chính xác. Thông qua phƣơng pháp này, CN sẽ kiểm soát các nguồn thông tin cung cấp sớm nhất, đảm bảo đƣợc chất lƣợng nguồn thông tin đầu vào, ngăn chặn tình trạng KH hoặc BCTĐ cố tình làm sai lệch kết quả thẩm định vì mục đích riêng. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần kiểm tra, kiểm soát kịp thời, thƣờng xuyên, ngay từ khi báo cáo thẩm định đƣợc lập, đánh giá vụ việc một cách mau lẹ và đƣa đến kết luận chính xác, phát hiện những rủi ro một cách toàn diện có thể xảy ra ngay từ khâu thẩm

định, khi mà NH chƣa phát tiền vay, hạn chế chi phí quản lý tín dụng đối với những khoản vay kém hiệu quả.

3.2.3.Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay

Chi nhánh cần đi sâu vào kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của KH cá nhân giữa hồ sơ chứng từ và kiểm tra thực tế đi đôi với việc tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại NH.

Kiểm tra, kiểm soát trong khi cho vay: khi khách hàng yêu cầu nhận nợ vay, CBTD phải kiểm tra chặt chẽ quá trình giải ngân, đối chiếu giữa mục đích yêu cầu giải ngân với các tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh hợp lệ. Mục đích yêu cầu giải ngân phải phù hợp với mục đích, phƣơng án vay vốn ban đầu của khách hàng. Tăng cƣờng áp dụng phƣơng thức giải ngân bằng chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đồng thời hạn chế giải ngân bằng tiền mặt.

Kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay không chỉ nhằm ngăn ngừa tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kiểm tra tình hình sử dụng và khai thác TSBĐ nợ vay mà thông qua đó còn nhắc nhỏ, đôn đốc việc hoàn thành công tác trả nợ, trả lãi khi đến hạn thanh toán. Công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay phải đƣợc thực hiện định kỳ hàng năm, đột xuất hoặc kiểm tra theo quy định của Vietinbank đƣa ra. Đồng thời, tăng tần suất kiểm tra các KH có những khoản nợ quá hạn nhằm kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cƣờng khả năng phòng ngừa, hạn chế RRTD.

Để việc kiểm tra sử dụng vốn vay có hiệu quả giúp phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, CBTD cần chủ động sử dụng kết hợp các phƣơng thức kiểm tra khác nhau nhƣ kiểm tra thực tế tình hình của các KH tại nơi làm việc, nơi sinh sống,… mang tính thƣờng xuyên và sát sao hơn; kiểm tra thông qua rà

soát tình hình trả nợ, biến động nguồn trả nợ của khách hàng; kiểm tra hiện trạng tài sản, mức độ biến động giá trị tài sản trên thị trƣờng, khả năng xử lý TSBĐ khi xảy ra rủi ro.... Kết quả kiểm tra phải đƣợc CBTD thể hiện rõ trong biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay. Đối với các khoản vay có dấu hiệu bất thƣờng CBTD phải báo cáo với lãnh đạo nhằm có biện pháp xử lý kịp thời. Việc phát hiện và xử lý kịp thời những khoản vay có vấn đề, những khoản vay có biểu hiện mất khả năng thu hồi là biện pháp hữu hiệu góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh.

Để nâng cao vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro, CN cần thực hiện tốt những vấn đề sau:

+ Tăng cƣờng các cán bộ làm việc trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra bằng phƣơng pháp kiểm tra chéo (thành phần kiểm tra chéo là các phòng giao dịch và phòng kinh doanh).

+ Thƣờng xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng kiểm tra nội bộ.

+ Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phƣơng pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tuỳ thuộc vào từng thời điểm, từng đối tƣợng và mục đích kiểm tra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)