Những kết quả đạt đƣợc:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 72 - 76)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu:

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc:

- Tình hình dƣ nợ cho vay tiêu dùng tại Vietinbank Đà Nẵng tăng trƣởng qua các năm nhƣng tỷ lệ nợ xấu giảm dần. Năm 2016 tỷ lệ nợ xấu trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh giảm chỉ còn 0.77%, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với quy định của NHNN và đạt đƣợc sự kỳ vọng trong chiến lƣợc phát triển hoạt động kinh doanh tại chi nhánh đề ra vào đầu năm. Điều này cũng chứng tỏ Vietinbank Đà Nẵng đã luôn chú trọng công tác xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu, quản lý chặt chẽ các khoản vay mới để tránh phát sinh nợ quá

hạn. Nhìn chung, tình hình RRTD trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh đƣợc kiểm soát tốt.

- Tại ngân hàng có những dấu hiệu đáng khả quan trong khâu quản lý rủi ro cho vay khi tỷ trọng nhóm 1 (nợ trong hạn) chiếm tỷ trọng rất cao, trên 97% tổng dƣ nợ cho vay cá nhân qua các năm; tỷ trọng nợ nhóm 2,3,4,5 năm 2016 đều giảm đi so với năm 2015. Điều này cho thấy chất lƣợng các khoản nợ từ nhóm 1 nhảy về các nhóm nợ cao hơn đã đƣợc chi nhánh kiểm soát tốt, việc tích cực áp dụng các biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngày càng hiệu quả.

- Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc chi nhánh thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng theo quy định. Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác trích lập dự phòng và thu hồi nợ xấu trong 3 năm qua, góp phần làm tăng quỹ thu nhập tại chi nhánh. Năm 2016 tỷ lệ trích lập DPRR giảm còn 0.47%, sự giảm xuống này cho thấy NH đã hạn chế khá hiệu quả rủi ro trong cho vay tiêu dùng và giảm bớt khả năng gánh chịu tổn thất do rủi ro gây ra. Hơn nữa, các khoản cho vay tiêu dùng phần lớn đều có tài sản bảo đảm, giúp NH có đƣợc nguồn thu nợ dự phòng khi KH không có khả năng trả nợ và là động lực thúc đẩy KH trả nợ đúng hạn.

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân:

- Thực tế tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh hiện nay tuy có tăng trƣởng qua các năm nhƣng vẫn chƣa cao so với vị thế phát triển của Vietinbank, nguyên nhân do chịu sự ảnh hƣởng từ những yếu tố về môi trƣờng kinh doanh, sự nhất quán và đồng bộ trong quản lý điều hành của Nhà nƣớc và các văn bản luật.

- Các biện pháp kiểm soát rủi ro của ngân hàng hiện nay nhiều khi còn thụ động, mang tính hình thức, chƣa có kết quả đo lƣởng rủi ro cụ thể nên các biện pháp đƣa ra mang tính định tính, phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan

của cán bộ ngân hàng. Hơn nữa, sự cạnh tranh trong hoạt động tín dụng giữa các ngân hàng là rất lớn. Do sức ép cạnh tranh gay gắt cùng với tình trạng khan hiếm khách hàng có chất lƣợng cao, ít có sự chọn lựa, các ngân hàng để mở rộng tín dụng và gia tăng thị phần đã có xu hƣớng nới lỏng, hạ thấp tiêu chuẩn, điều kiện cấp tín dụng.

- Công tác thẩm định vẫn còn hạn chế, đôi khi mang tính đối phó,m mang tính chủ quan của cán bộ thẩm định, do sự biến động nhân sự, các nhân viên mới chƣa có kinh nghiệm, chƣa nắm bắt hết các quy định của ngân hàng.

- Công tác kiểm tra, giám sát và kiểm tra nội bộ đôi khi còn mang tính hình thức. Chƣa thực hiện đầy đủ các biện pháp nhằm hạn chế các rủi ro xảy ra liên quan đến khoản vay nhƣ: Mua bảo hiểm tài sản, chƣa sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro cho ngân hàng và khách hàng.

- Hệ thống thông tin về khách hàng còn chƣa đầy đủ và có nhiều hạn chế. Công tác thẩm định khách hàng vay vốn chủ yếu tập trung vào thẩm định về mặt tài chính, tài sản bảo đảm, nhƣng các thông tin tài chính chủ yếu dựa vào khách hàng cung cấp, thiếu biện pháp kiểm tra xác minh hữu hiệu nên kết quả thẩm định chƣa đáng tin cậy. Các thông tin phi tài chính còn thiếu nhiều thông tin, do đó việc phân tích còn sơ sài, mang tính đối phó.

- Nguồn tài trợ rủi ro phụ thuộc gần nhƣ hoàn toàn vào quỹ dự phòng trích lập, hoạt động thu hồi nợ xấu và thanh lý tài sản bảo đảm, chƣa thực hiện từ các nguồn bên ngoài (bên thứ 3) nhƣ bán nợ, bảo hiểm tín dụng.

- Công tác thu hồi nợ xử lý rủi ro tại chi nhánh trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn do có nhiều thay đổi biến động lớn về nhân sự, nhân viên mới chƣa thể kịp thời nắm bắt xử lý rủi ro kịp thời. Việc thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, thời gian thụ lý các vụ kiện đòi nợ vay của Tòa Án còn kéo dài, thi hành án chậm cũng là nguyên nhân dẫn đến việc thu hồ xử lý rủi ro tại chi nhánh gặp khó khăn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 của luận văn đã xem xét, đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, qua đó ta thấy rằng quá trình Chi nhánh kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Đây là cơ sở để luận văn đƣa ra một số khuyến nghị giúp Chi nhánh Đà Nẵng có thể nâng cao hơn nữa công tác kiểm soát RRTD trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3

CÁC KHUYẾN NGHỊ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)