Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 47 - 55)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu:

2.1.3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm

năm 2014- 2016:

a. Kết quả hoạt động kinh doanh:

Với những chính sách đúng đắn, các biện pháp triển khai thực hiện hiệu quả cùng với sự nỗ lực phấn đấu vƣơn lên của toàn thể cán bộ công nhân viên, sự lãnh đạo chặt chẽ cụ thể của Ban Giám đốc, những kết quả mà Chi nhánh Đà Nẵng đạt đƣợc trong các năm vừa qua đƣợc đánh giá khả quan và rất đáng kích lệ. Chi nhánh luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh mà Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam giao. Chi nhánh Đà Nẵng luôn giữ vững vị trí là một trong những chi nhánh dẫn đầu trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam tại khu vực miền Trung Tây Nguyên.

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tại NH TMCP Công Thƣơng VN-CN Đà Nẵng năm 2014 - 2016 ĐVT: Triệu đồng Kết quả HĐKD 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Tổng thu nhập 472,544 100 381,459 100 671,301 100 -91,085 -19.3 289,842 76 -Thu từ hoạt động cho vay 446,408 94.5 361,115 94.7 642,346 95.7 -85,293 -19.1 281,231 77.9 -Thu từ phí dịch vụ 26,136 5.5 20,344 5.3 28,955 4.3 -5,792 -22.2 8,611 42.3 2.Tổng chi phí 443,014 100 328,845 100 582,287 100 -114,169 -25.8 253,442 77.1 3.Lợi nhuận 29,530 100 52,614 100 89,014 100 23,084 78.2 36,400 69.2

Nhìn vào bảng trên ta thấy, năm 2015, lợi nhuận Chi nhánh vƣơn lên đạt 52,614 triệu đồng (tăng 78.2% so với năm 2014) bằng sự nỗ lực tăng trƣởng dƣ nợ và xử lý nợ xấu tồn đọng. Sang năm 2016, lợi nhuận là 89,014 triệu đồng (tăng 69.2% so với năm 2015). Với sự tăng trƣởng cao qua các năm , Chi nhánh Đà Nẵng khẳng định một lần nữa vai trò đầu tàu các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, đóng góp một phần không nhỏ giúp cho Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam là Ngân hàng duy nhất tại Việt Nam liên tiếp 2 năm đƣợc bình chọn trong danh sách 2000 Công ty lớn nhất thế giới, Top 500 thƣơng hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới ngành Ngân hàng và đƣợc trao tặng nhiều giải thƣởng uy tín trong và ngoài nƣớc. Đây là điều mà nhiều đơn vị khách hàng là các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ đều ghi nhận thành công của Chi nhánh nói riêng và Vietinbank nói chung.

Sau đây luận văn sẽ phân tích cụ thể các mặt hoạt động của Chi nhánh:

b. Hoạt động huy động vốn:

Hoạt động huy động vốn là một hoạt động rất quan trọng của các NHTM. Các NHTM luôn cố gắng huy động nhiều vốn bởi vì vốn là vấn đề sống còn trong kinh doanh của các tổ chức tài chính. Với lợi thế là một chi nhánh cấp I, đầu tàu của một Ngân hàng đƣợc thành lập lâu năm có nhiều uy tín tại miền Trung, Chi nhánh Đà Nẵng có nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn, điều này đƣợc minh chứng qua lƣợng vốn huy động của CN trong các năm ở mức cao và liên tục tăng trƣởng trong các năm qua.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Đà Nẵng

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2014 2015 2016 So sánh

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ 2015/2014 2016/2015 trọng trọng trọng Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%)

1. Tổng nguồn vốn

2,387 100 3,122 100 4,309 100 735 30.8 1,187 38 phân theo hình thức gởi

-Tiền gửi doanh nghiệp 950 39.8 1,048 33.6 1,486 34.5 98 10.3 438 41.8 -Tiền gửi dân cƣ 1,275 53.4 1,814 58.1 2,214 51.4 539 42.3 400 22.1 -Tiền gửi khác 162 6.8 260 8.3 609 14.1 98 60.5 349 134.2 2. Tổng nguồn vốn

2,387 100 3,122 100 4,309 100 735 30.8 1,187 38 phân theo đồng tiền

-Tiền gửi bằng VNĐ 2,167 90.8 2,899 92.9 4,009 93 732 33.8 1,110 38.3 -Tiền gửi bằng ngoại tệ

220 9.2 223 7.1 300 7 3 1.4 77 34.5

(quy VNĐ)

Công tác huy động vốn trong những năm gần đây rất đƣợc chú trọng, là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đánh giá kết quả hoạt động của Vietinbank Đà Nẵng. Vì vậy Ngân hàng đã phát động, giao chỉ tiêu đến từng CBCNV ngay từ đầu năm để đẩy mạnh công tác huy động. Có thể thấy, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của CN thì nguồn tiền gửi dân cƣ đã liên tục tăng qua các năm, tuy tỷ trọng nguồn tiền gửi dân cƣ có giảm đi nhƣng vẫn chiếm ƣu thế so với các nguồn khác. Năm 2014, nguồn tiền gửi dân cƣ huy động đƣợc là 1,275 tỷ đồng, chiếm 53.4% nhƣng đến năm 2015 đã tăng lên đến 1,814 tỷ đồng chiếm 58.1% tổng nguồn vốn, năm 2016 nguồn vốn tăng lên 2,214 tỷ đồng và chiếm 51.4% tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó, nguồn tiền gửi doanh nghiệp trong giai đoạn 2014-2016 cũng tăng lên, từ 950 tỷ đồng chiếm 39.8% tổng nguồn vốn năm 2014 lên 1,486 tỷ đồng vào năm 2016 nhƣng tỷ lệ này chỉ chiếm 34.5% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn tiền gửi khác có sự tăng mạnh khi chỉ từ 162 tỷ đồng chiếm 6.8% năm 2014 đã tăng lên đến 609 tỷ đồng, chiếm 14.1% trong tổng nguồn vốn huy động năm 2016.

Xu hƣớng gửi tiền chủ yếu trong tổng huy động vốn là tiền gửi VNĐ, kế đến là ngoại tệ. Tiền gửi VNĐ luôn chiếm tỷ trọng trên 90% và có xu hƣớng tăng qua các năm.

Nguồn vốn huy động từ cá nhân qua ba năm có sự tăng trƣởng rõ, tuy vậy vẫn chƣa có sự bứt phá mạnh là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong việc thu hút nguồn tiền gởi từ dân cƣ, đó là nguyên nhân khách quan. Về chủ quan là do sự xoay chuyển của Vietinbank không theo kịp biến động của lãi suất huy động trên thị trƣờng khiến chi nhánh thua thiệt trong cuộc đua huy động vốn. Nhìn chung, nguồn vốn qua ba năm có sự tăng trƣởng khá ổn định, tổng nguồn huy động của cả Vietinbank Đà Nẵng hiện nay chiếm khoảng 12% thị phần huy động vốn trên địa bàn TP.Đà Nẵng, chƣa thực sự cao so với quy mô của NH.

c. Hoạt động tín dụng:

Đây là hoạt động có chức năng quan trọng và cơ bản nhất của các NHTM, nó không những cho thấy bản chất mà còn cho thấy nhiệm vụ chủ yếu của các NHTM.

Bảng 2.3: Hoạt động tín dụng của Chi nhánh Đà Nẵng

Đơn vị: Triệu đồng Năm 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Trọng (%) Trọng (%) Trọng (%) 1. Tổng dƣ nợ cho vay phân theo kì hạn vay 2,290 100 3,849 100 5,246 100 1,559 68 1,397 36 -Dƣ nợ ngắn hạn 1,839 80 2,324 60 3,357 64 485 26 1,033 44 -Dƣ nợ trung và dài hạn 451 20 1,525 40 1,889 36% 1,074 238 364 24 2. Tổng dƣ nợ cho vay phân theo đối tƣợng KH

2,290 100 3,849 100 5,246 100 1,559 68 1,397 36

-KH Doanh nghiệp 1,557 68 2,923 76 4,092 78 1,366 88 1,169 40

-KH cá nhân 733 32 926 24 1,154 22 193 26 228 25

3. Tổng dƣ nợ cho vay phân theo đồng tiền 2,290 100 3,849 100 5,246 100 1,559 68 1,397 36 -Dƣ nợ VNĐ 2,111 92 3,509 91 4,721 90 1,398 66 1,212 35 -Dƣ nợ ngoại tệ (quy VNĐ) 179 8 340 9 525 10 161 90 185 54 4. Nợ xấu 22.7 0.99 16.2 0.42 27 0.51 -6.5 -29 11 65

Xét về cơ cấu cho vay có thể nhận thấy, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ. Qua bảng số liệu 2.3. nhận thấy, năm 2014 tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung, dài hạn chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng dƣ nợ cho vay nhƣng sang năm 2015, tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung, dài hạn đã có sự bứt phá, chiếm đến 40% trong tổng dƣ nợ cho vay, đến năm 2016 dƣ nợ cho vay trung dài hạn cũng chiếm 36% trong tổng dƣ nợ, góp phần vào sự tăng trƣởng này là do trong năm 2015, 2016 một số dự án đầu tƣ lớn đã đƣợc triển khai. Tuy nhiên, chủ trƣơng của Vietinbank Đà Nẵng vẫn là giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn đồng thời đẩy mạnh cho vay ngắn hạn.

Xét về dƣ nợ cho vay của Chi nhánh trong những năm qua thì có thể nhận thấy dƣ nợ cho vay khách hàng DN vẫn chiếm chủ đạo: năm 2014 dƣ nợ cho vay KHDN chiếm tỷ trọng 68% tổng dƣ nợ cho vay, sang năm 2015 đã tăng lên đến 76% và đến năm 2016 đã tăng lên 78%. Trong ba năm trở lại đây Vietinbank Đà Nẵng cũng đã bắt đầu chú trọng đến mảng cho vay KHCN nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng và đã có những kết quả tăng trƣởng nhất định. Năm 2014, dƣ nợ cho vay KHCN của chi nhánh là 733 tỷ đồng, năm 2015 tăng lên 926 tỷ đồng và tăng 26 % so với năm 2015, đến năm 2016 dƣ nợ cho vay KHCN của chi nhánh lại tiếp tục tăng, đạt 1154 tỷ đồng với tốc độ tăng 22% so với năm 2015. Nguyên nhân để có đƣợc sự phát triển trên là do CN đã đẩy mạnh mảng bán lẻ, tăng cƣờng đội ngũ cán bộ tín dụng mảng bán lẻ để tìm kiếm khách hàng, thực hiện việc điều chỉnh lãi suất cho vay linh hoạt bên cạnh việc kiểm soát các rủi ro, không ngừng tìm kiếm KH mới và tƣ vấn giới thiệu các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu vay vốn của KH.

Tại chi nhánh, dƣ nợ cho vay VNĐ qua các năm luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 91% tổng dƣ nợ cho vay. Nhìn chung, dƣ nợ cho vay VNĐ và ngoại tệ đều có xu hƣớng tăng qua các năm.

Xét về tỷ lệ nợ xấu, năm 2014 tỷ lệ này chiếm đến 0.99% trong tổng dƣ nợ cho vay, qua năm 2015 đã đƣợc kìm chế xuống mức 0.42% và năm 2016 chỉ còn 0.51%, thấp hơn mức bình quân toàn ngành. Tỷ lệ nợ xấu hàng năm của Chi nhánh luôn nhỏ hơn 1% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của hệ thống Vieitinbank và toàn ngành ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu ở tỷ lệ thấp nhƣ trên cho thấy công tác kiểm soát RRTD trong cho vay của Vietinbank Đà Nẵng đã đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả. Tuy nhiên trong thời gian tới, ngân hàng cần tiếp tục chú trọng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng này để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh.

d. Các hoạt động khác

Qua bảng số liệu 2.4 nhận thấy tất cả các hoạt động khác tại Ngân hàng qua ba năm hầu hết đều có sự tăng trƣởng, trong đó số lƣợng tài khoản giao dịch, doanh số thanh toán chung, doanh số chuyển tiền, thu phí chuyển tiền, và thu phí tài trợ thƣơng mại đều có sự tăng trƣởng vƣợt bậc qua các năm. Có đƣợc kết quả nhƣ vậy ngoài những định hƣớng phát triển đúng đắn của NH còn có sự nỗ lực của nhân viên ở tất cả các bộ phận.

Bảng 2.4: Các hoạt động khác của NHTMCP Công Thƣơng VN - CN Đà Nẵng năm 2014 - 2016 Hoạt động 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%)

Số lƣợng tài khoản giao dịch 13,674 15,950 18,854 2,276 16.6 2,904 18.2 Số thẻ ATM (thẻ) 23,038 16,163 13,869 -6,875 -29.8 -2,294 -14.2

Số máy ATM 22 24 24 2 9.1 0 0.0

Doanh số thanh toán chung (tỷ đồng) 189,904 210,016 265,580 20,112 10.6 55,564 26.5 Doanh số chuyển tiền (tỷ đồng) 22,030 26,406 33,530 4,376 19.9 7,124 27.0 Thu phí chuyển tiền (tỷ đồng) 4.1 5.2 6.3 1.1 26.8 1.1 21.2 Thu phí hoạt động TTTM (tỷ đồng) 4.2 4.4 7.2 0.20 4.8 2.80 63.6 Ds mua bán ngoại tệ (triệu USD) 89.7 90.3 90.6 0.6 0.7 0.3 0.3 Lãi KD ngoại tệ (tỷ đồng) 2.73 2.95 3.13 0.22 8.1 0.18 6.1 Giá trị LC phát hành (triệu USD) 24.16 27.34 32.16 3.18 13.2 4.82 17.6

Có thể nhìn nhận Vietinbank sau khi thực hiện cổ phần hoá ít nhiều đã có sự thay đổi về nhiều mặt, đặc biệt là nâng cao hơn về chất lƣợng dịch vụ, từ đó góp phần thúc đẩy không chỉ hoạt động huy động vốn, cho vay mà các hoạt động khác phát triển phù hợp với sự phát triển kinh tế của cả nƣớc nói chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 47 - 55)