Nâng cao hiệu quả công tác thu hồi nợ xấu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 86 - 87)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu:

3.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác thu hồi nợ xấu

CBTD cần thƣờng xuyên giám sát các khoản vay, nhắc nhở KH khi đến hạn trả nợ. Thành lập tổ thu hồi nợ xấu, thanh lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu. Tổ thu hồi nợ xấu cần tổ chức phân tích và đánh giá thực trạng từng khoản nợ xấu để có giải pháp thu hồi nợ xấu cụ thể đối với từng đối tƣợng khách hàng. Thực hiện phân công, giao trách nhiệm giao khoán chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ XLRR cho CBTD phụ trách. Đồng thời, để thực hiện tốt hơn công tác thu hồi nợ xấu, nợ XLRR, Chi nhánh cần có chính sách khen thƣởng kịp thời đối với những CBTD làm tốt công tác thu hồi nợ xấu và nợ XLRR.

Tiến hành phân tích và đánh giá từng khoản nợ xấu, nợ XLRR và phân thành các nhóm dựa vào các yếu tố sau: nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, nợ XLRR là do khách quan hay chủ quan; khách hàng có thái độ hợp tác với chi nhánh trong việc thực hiện kế hoạch thu hồi nợ hay chây ỳ, không hợp tác; khách hàng có tài sản bảo đảm hay không có tài sản bảo đảm tiền vay. Từ đó, lập ra kế hoạch và đƣa ra các phƣơng án khác nhau đối với từng khoản nợ xấu, nợ XLRR để có biện pháp thu nợ một cách phù hợp. Cụ thể nhƣ sau:

- Đối với các khoản nợ xấu do nguyên nhân khách quan nhƣ thiên tai, ảnh hƣởng của nền kinh tế làm giá cả biến động,... và đƣợc ngân hàng đánh giá là vẫn còn khả năng kinh doanh thì NH sẽ thực hiện cơ cấu nợ hoặc cho vay lại để tạo điều kiện cho khách hàng tạo ra khả năng tài chính để trả nợ cho ngân hàng. Để thực hiện theo cách này, đòi hỏi CBTD phải có trình độ, kinh nghiệm để có thể tƣ vấn cho khách hàng cả về phƣơng diện quản lý, tiêu thụ sản phẩm, giá cả,... để giúp khách hàng vƣợt qua khó khăn. Bên cạnh đó, CBTD phải làm việc hết sức nghiêm túc, công tƣ phân minh, giám sát chặt chẽ tình hình của khách hàng. Sau một thời gian nếu thấy kế hoạch khắc phục khoản vay đạt hiệu quả thì tiếp tục giám sát và thực hiện tiếp kế hoạch đề ra. Nếu ngƣợc lại, sự tiến triển của KH không nhƣ mong đợi hoặc không có tiến triển gì thì phải kịp thời thay đổi kế hoạch, triển khai kế hoạch mới hoặc thu hồi khoản vay.

- Đối với các khoản nợ xấu xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, khách hàng chây ỳ, không chịu hợp tác với ngân hàng trong việc thực hiện kế hoạch trả nợ hay qua phân tích và đánh giá nhận thấy tình hình hoạt động SXKD và khả năng trả nợ của khách hàng không khả quan thì phải tiến hành ngay việc thu hồi nợ xấu.Trong trƣờng hợp khách hàng có thiện chí và hợp tác trong việc trả nợ thì tiến hành thƣơng lƣợng bán tài sản hay yêu cầu ngƣời bảo lãnh trả thay (nếu có), bắt buộc khách hàng chuyển giao các khoản công nợ phải thu có khả năng thu hồi cho ngân hàng để ngân hàng thu nợ. Ngƣợc lại, KH không có thiện chí và chây ỳ trong việc trả nợ thì NH áp dụng các biện pháp kiên quyết, dứt khoát yêu cầu phát mãi tài sản bảo đảm tiền vay hoặc khởi kiện ra tòa án.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 86 - 87)