Quy trình cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Công Thƣơng Việt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 55 - 65)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu:

2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Công Thƣơng Việt

Nam-CN Đà Nẵng:

B1: Tiếp nhận hồ sơ vay tiêu dùng của khách hàng:

Cán bộ QHKH tiếp xúc phỏng vấn và hƣớng dẫn khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ đề nghị vay vốn.

B2: Thẩm định, lập tờ trình thẩm định và quyết định khoản vay:

Cán bộ thẩm định mục đích vay vốn của khách hàng; thẩm định năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng; thẩm định khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng; thẩm định tài sản bảo đảm

Kết luận thẩm định và đề xuất tín dụng.

Lập tờ trình thẩm định và quyết định khoản cho vay

B3: Phê duyệt cho vay, tiến hành các thủ tục công chứng tài sản bảo đảm và ký kết hợp đồng tín dụng:

Sau quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định sẽ nộp hồ sơ và báo cáo thẩm định cho cán bộ xét duyệt để tiến hành kiểm tra, xem xét đồng thời có thể tái thẩm định (nếu cần thiết), sau đó trình lên giám đốc duyệt. Khi đó giám đốc sẽ căn cứ vào hồ sơ và báo cáo thẩm định để xem xét việc cho vay hay không. Nếu hồ sơ đƣợc duyệt thì cán bộ QHKH sẽ thông báo đến khách hàng và tiến hành gặp để ký kết hợp đồng vay tiêu dùng và thực hiên công chứng hoặc

chứng thực hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng kí giao dịch bảo đảm, giao nhận giấy tờ của tài sản bảo đảm,

B4: Giải ngân:

Giao dịch viên phòng kế toán có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ giải ngân, thực hiện giải ngân khoản vay tiêu dùng tới khách hàng.

B5: Kiểm tra giám sát khoản vay:

Cán bộ QHKH vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát khoản vay của bạn có đƣợc sử dụng đúng mục đích không, tình hình trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng sau khi nhận tiền vay.

B6: Thanh lý hợp đồng tín dụng: Thanh lý hợp đống tín dụng, giải chấp TSBĐ khi hợp đồng hết hạn.

2.2.2.Thực trạng các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng chi nhánh đang thực hiện:

a. Biện pháp né tránh rủi ro:

- Công tác đánh giá, xếp hạng và sàng lọc khách hàng vay tiêu dùng: Sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo quy định của NHTMCP Công thƣơng Việt Nam dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, việc đánh giá đƣợc thực hiện đầy đủ trƣớc khi cho vay và tiến hành đánh giá lại theo định kỳ 12 tháng/lần. Từ đó, Chi nhánh sẽ xác định đƣợc khách hàng thuộc nhóm hạng rủi ro nào, áp dụng chính sách trong quan hệ tín dụng nhƣ: Cho vay hoặc không cho vay, biện pháp bảo đảm tiền vay, áp dụng lãi suất cho vay…Điều này góp phần sàng lọc khách hàng, đối với những đối tƣợng không đủ điều kiện theo quy định của NHTMCP Công thƣơng Việt Nam sẽ tiến hành từ chối cho vay. Hiện tại chi nhánh đang áp dụng công văn số 2305/2014/QĐ-TGĐ-NHCT9 ngày 30/9/2014 về quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân và hộ gia đình dựa trên nguyên tắc chung là việc chấm điểm và XHTD phải thực hiện theo nguyên tắc

trung thực, tin cậy, hợp lệ. Dựa trên kết quả xếp hạng chấm điểm tín dụng đối với các khách hàng mà NH có các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng áp dụng phù hợp đối với mỗi nhóm khách hàng riêng: Cho vay hoặc không cho vay, biện pháp bảo đảm tiền vay, áp dụng lãi suất cho vay…

Bảng 2.5: Bảng chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân Điểm số Hạng KH Đặc điểm khách hàng 91-100 AAA Loại tối ƣu

Đây là mức xếp hạng khách hàng cao nhất. Khả năng hoàn trả của khách hàng vay của khách hàng đƣợc xếp hạng này là đặc biệt tốt.

81-90 AA Loại ƣu

Khách hàng đƣợc xếp hạng này có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả của khách hàng vay của khách hàng đƣợc xếp hạng này là rất tốt.

71-80 A Loại tốt

Khách hàng xếp hạng này có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng đƣợc xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn đƣợc đánh giá tốt.

61-70 BBB Loại khá

Khách hàng xếp hạng này có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

51-60

BB Loại trung

bình khá

Khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hƣởng từ điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hƣởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

41-50

B Loại trung

bình

Khách hàng có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ. Tuy nhiên hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hƣởng đến khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng.

31-40

CCC Loại dƣới trung bình

Khách hàng xếp hạng này hiên thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ phụ thuộc vào sự thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong điều kiện bất lợi xảy ra khách hàng nhiều khả năng không trả đƣợc nợ.

21-30 CC Loại yếu

Khách hàng xếp hạng này hiên thời đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.

11-20

C Loại kém

Khách hàng xếp hạng này trong trƣờng hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tƣơng tự nhƣng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang đƣợc duy trì. Từ 10 trở xuống D Loại rất kém Khách hàng xếp hạng D trong trƣờng hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra

Cách thức xếp hạng đƣợc dựa trên một số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Các chỉ tiêu tài chính gồm: Tổng thu nhập hàng tháng, các khoản giảm trừ hàng tháng, các chi phí thƣờng xuyên hàng tháng, mức thu nhập ròng ổn định hàng tháng, thu nhập dùng để trả nợ hàng tháng; Các chỉ tiêu phi tài chính gồm các chỉ tiêu tình hình nhân thân của khách hàng, lịch sử quan hệ tín dụng và tình hình chấp hành các quy định của NHNN và pháp luật hiện hành. Việc chấm điểm đƣợc thực hiện trên hệ thống LOS, tuy nhiên kết quả xếp hạng khách hàng theo cách thức hiện nay chƣa thể đáp ứng đầy đủ mục đích và yêu cầu về kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng và ra quyết định

tín dụng, hơn nữa việc chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng vay tiêu dùng còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của cán bộ tín dụng, không phản ánh đúng chính xác tình hình của khách hàng.

Sau thời gian sàng lọc khách hàng theo hệ thống xếp hạng khách hàng, Chi nhánh đã chuyển dịch đƣợc các khách hàng tốt, tập trung chủ yếu vào các khách hàng xếp hạng A, giảm dần dƣ nợ cho vay tiêu dùng các khách hàng xếp hạng BBB trở xuống nhằm giảm dần nợ xấu, từ chối cho vay tiêu dùng đối với các khách hàng hạng C, trong sạch hóa bảng tổng kết tài sản của Chi nhánh.

- Công tác thẩm định khách hàng:

Công tác thẩm định khách hàng tại Chi nhánh đƣợc tiến hành qua việc thẩm định hồ sơ khách hàng cung cấp, phân tích khả năng tài chính, khả năng trả nợ, hồ sơ pháp lý, phân tích lịch sử quan hệ tín dụng, mục đích vay vốn hợp pháp theo đúng quy định của NHTMCP Công thƣơng Việt Nam từng thời kỳ. Cùng với đó, cán bộ thẩm định cũng tiến hành kiểm tra thực tế, thu thập, xác minh thông tin về khách hàng.

+ Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn: Ngân hàng tiến hành kiểm tra đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin.

+ Điều tra và thu thập thông tin về khách hàng vay vốn: Các cán bộ thẩm định sẽ đi thực tế tại nơi ở, cơ quan,…của khách hàng để tìm hiểu các thông tin nhƣ: gia đình, mục đích vay vốn, nguồn thu nhập, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc, địa phƣơng,…nhằm xác định uy tín, tƣ cách pháp lý của khách hàng.

+ Kiểm tra xác minh thông tin: Việc xác minh này có thể thực hiện thông qua các nguồn: hồ sơ vay vốn trƣớc đây và hiện tại của khách hàng, qua

Trung tâm tín dụng (CIC), các cơ quan khách hàng trực tiếp xin vay (UBND, cơ quan thuế), các ngân hàng khách hàng đã từng hay đang vay vốn ở đó.

+ Phân tích khả năng tài chính và khả năng trả nợ: Tìm hiểu và phân tích thu: thu nhập từ tiền lƣơng: hợp đồng lao động, xác nhận lƣơng, sao kê bảng lƣơng…, thu nhập khác, của ngƣời đi vay trong quá khứ hiện tại và tƣơng lai.

+ Thẩm định tài sản bảo đảm: tiến hành kiểm tra xác thực tài sản bảo đảm, định giá tài sản đảm bảo, khả năng thanh khoản của tài sản bảo đảm nhƣ thế nào, đánh giá khả năng phát mại tài sản bảo đảm, có đủ bù đắp thu hồi nợ trong trƣờng hợp khách hàng không đủ khả năng trả nợ hay không?

Nêu rõ đề xuất của Chi nhánh về việc cho vay tiêu dùng cho khách hàng yêu cầu có bảo đảm đầy đủ/ có bảo đảm một phần/ không có bảo đảm bằng tài sản.

Sau khi thẩm định, CBTD đề xuất của Chi nhánh về các điều kiện tín dụng áp dụng đối với khoản cho vay tiêu dùng, chỉ rõ đâu là điều kiện tiên quyết trƣớc khi ký HĐTD, đâu là điều kiện tiê quyết trƣớc khi giải ngân, đâu là điều kiện khách hàng phải đáp ứng trong quá trình sử dụng vốn vay, các điều kiện khác...

Nhìn chung công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh hiện vẫn còn một số mặt tồn tại nhƣ: Phần lớn chỉ tập trung vào thẩm định về mặt tài chính còn về phƣơng diện phi tài chính nhƣ còn sơ sài, chƣa đi sâu, mang tính đối phó. Một số trƣờng hợp không ít chủ yếu nhặt toàn bộ số liệu của khách hàng cung cấp, thẩm định mang tính đối phó, dựa vào chủ quan của chƣa thể hiện tính chất phản biện chọn lọc, phân tích để đƣa số liệu phù hợp vào tờ trình thẩm định. Nhiều khi công tác thẩm định còn dựa vào cảm tính, đánh giá qua cảm nhận chủ quan của cán bộ thẩm định đối với khách hàng vay.

b. Biện pháp ngăn ngừa rủi ro:

Trong khi cho vay: Hoạt động kiểm tra trong khi cho vay tiêu dùng đƣợc thực hiện trong quá trình giải ngân thông qua việc kiểm soát chứng từ và quy trình phê duyệt giải ngân. Hoạt động này tại Chi nhánh thực hiện rất chặt chẽ:

+ Kiểm tra chứng từ giải ngân (tính hợp lệ của hồ sơ khách hàng cung cấp): CBTD tiến hành kiểm tra hồ sơ, chứng từ vay vốn. Mỗi lần giải ngân CBTD yêu cầu khách hàng xuất trình các bản gốc để giải ngân, sau khi kiểm tra, CBTD đóng dấu “đã cho vay” lên chứng từ để dễ dàng kiểm soát về sau.

+ Phê duyệt giải ngân: CBTD và lãnh đạo phòng, lãnh đạo Chi nhánh ký trên Giấy nhận nợ, sau đó, hồ sơ đƣợc chuyển cho phòng Hỗ trợ tín dụng để tiến hành rà soát và tạo tài khoản vay trên hệ thống Core, sau đó mới tiến hành giải ngân cho khách hàng.

Sau khi cho vay: Kiểm soát và giám sát sau khi cho vay tiêu dùng là quá trình thực hiện các công việc sau khi cho vay tiêu dùng nhằm hƣớng dẫn, đôn đúc khách hàng sử dụng đúng mục đích vay vốn, kiểm tra tình hình trả nợ gốc và lãi có đầy đủ và đúng hạn không, định kỳ và đột xuất kiểm tra đánh giá sự ổn định nguồn thu nhập của khách hàng để trả nợ, đảm bảo khách hàng tuân thủ các điều kiện đã ký kết trong hợp đồng tín dụng đồng.Mọi bất thƣờng trong quá trình theo dõi, giám sát khách hàng vay phải đƣợc phản ánh với phòng QLRRTD để kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp nếu ngƣời vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.

Công tác kiểm tra và giám sát trong và sau cho vay tiêu dùng đƣợc chi nhánh thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, bởi đặc điểm cho vay tiêu dùng số lƣợng món vay lớn, quy mô nhỏ, đối tƣợng khách hàng mục đích vay đa dạng phức tạp, trong khi đội ngũ nhân viên ít nên dẫn đến việc chƣa bám sát, chƣa nắm bắt tình hình của khách hàng, việc kiểm tra giám sát các khoản vay tiêu dùng trong và sau tiêu dùng vẫn còn mang tính đối phó, chƣa thực chất.

- Áp dụng các điều khoản chặt chẽ trong nội dung hợp đồng tín dụng: hợp đồng tín dụng đƣợc trụ sở chính (Phòng tín dụng, Phòng pháp chế tƣ vấn soạn thảo) soạn thảo với các điều khoản pháp lý rất chặt chẽ (chi nhánh có thể linh hoạt bổ sung thêm các điều khoản phù hợp với từng khách hàng), ràng buộc khách hàng tuân thủ hợp đồng, đảm bảo thuận lợi cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ, phát mãi tài sản bảo đảm trong trƣờng hợp khách hàng không trả nợ.

c. Biện pháp giảm thiểu rủi ro:

- Các biện pháp bảo đảm tiền vay: Nội dung thẩm định tài sản bảo đảm: + Kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản (đối với tài sản hiện hữu): CBTD đi kiểm tra thực tế tài sản mà khách hàng đƣa vào để thế chấp vay vốn để xác minh so với các giấy tờ mà khách hàng cung cấp cũng nhƣ hiện trạng của tài sản.

+ Phân tích, định giá tài sản bảo đảm (theo giá thực tế của hợp đồng, giá cả thị trƣờng, giá còn lại trên sổ sách…) Các tài sản mà pháp luật có quy định phải mua bảo hiểm, Chi nhánh yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm trƣớc khi nhận làm tài sản bảo đảm. Việc định giá tài sản hiện hữu đƣợc thực hiện qua công ty định giá độc lập (AMC hoặc công ty liên kết với Vietinbank) (theo quy định của Vietinbank, một tài sản bảo đảm cho số tiền vay từ 3 tỷ trở lên phải qua công ty định giá độc lập). Điều này hạn chế rủi ro trong việc định giá TSBĐ khi CBTD thông đồng với khách hàng để nâng giá trị tài sản lên.

+ Kiểm tra sau tài sản bảo đảm: Đối với tài sản bảo đảm (kể cả tài sản của bên thứ 3) CBTD thƣờng xuyên kiểm tra hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra thực tế để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh nhƣ mất mát, hƣ hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển giao ngƣời sở hữu, ngƣời bảo quản, bảo hiểm tài sản đến hạn, mục đích sử dụng tài sản có thay đổi, những biến động về giá trị tài sản do tăng, giảm giá thị trƣờng, do quá trình sử dụng tài sản.

Sau khi kiểm tra tài sản bảo đảm, CBTD phải có biên bản định giá lại tài sản và đƣa ra đề xuất, biện pháp xử lý, đặc biệt trong trƣờng hợp tài sản bị giám giá trị không đủ tài sản bảo đảm cho giá trị cho vay, CBTD đề xuất yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản hoặc giảm số tiền cam kết cho vay xuống cho phù hợp. Tại Chi nhánh, việc đánh giá tài sản bảo đảm đƣợc thực hiện một năm/lần, có thể nói thời gian đánh giá lại nhƣ vậy là tƣơng đối dài, nhất là đối với các tài sản có độ hao mòn lớn, giá trị giảm nhanh nhƣ nhà xƣởng, máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải…

- Định giá khoản vay (lãi suất cho vay):

Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Do đó, lãi suất cho vay phải đƣợc ngân hàng cho vay giám sát chặt chẽ để

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)