7. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
3.1. ĐỊNH HƢỚNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG:
* Định hƣớng chung:
Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh của Vietinbank Đà Nẵng đƣợc xây dựng và triển khai dựa trên mục tiêu chính của Vietinbank là “Đến năm 2018, trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm dịch vụ theo chuẩn quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống”. Mục tiêu tăng trƣởng của Vietinbank Đà Nẵng sẽ luôn gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ, chƣơng trình thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, kích cầu đầu tƣ và tiêu dùng nhằm góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế và duy trì tăng trƣởng kinh tế.
Do đó trong thời gian tới, Vietinbank Đà Nẵng sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cấp công tác quản lý và quản trị điều hành theo đúng mục tiêu: “phát triển - an toàn - hiệu quả” với các định hƣớng cụ thể:
- Xác định hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trƣờng.
- Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh của Vietinbank.
- Tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng, bảo đảm nợ xấu dƣới 1%.
- Đa dạng hoá các hoạt động đầu tƣ tín dụng trên thị trƣờng tài chính, giữ vai trò định hƣớng trong thị trƣờng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng thanh khoản của ngân hàng.
- Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định nhóm dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển.
- Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ, lấy mức độ thoả mãn nhu cầu khách hàng là định hƣớng phát triển, coi ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh. - Nâng cao đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên nghiệp, mở rộng mạng lƣới kinh doanh, phát triển mạnh mạng lƣới các PGD, điều hành bộ máy tổ chức với cơ chế phân cấp rõ ràng, hợp lý.
- Phát triển mạnh hệ thống ngân hàng bán lẻ.
- Chú trọng việc tái cơ cấu nguồn vốn, tăng tỷ trọng nguồn vốn có lãi suất thấp. Bám sát diễn biến thị trƣờng, cung cầu vốn trong nền kinh tế để chủ động điều hành lãi suất huy động, cho vay phù hợp trong từng giai đoạn, mang tính cạnh tranh nhƣng vẫn đảm bảo hiệu quả.
- Đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm huy động vốn chi nhánh đang áp dụng, trong đó chú trọng các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân. Đồng thời nâng cao chất lƣợng phục vụ bằng sự am hiểu sâu về nghiệp vụ, văn minh trong giao tiếp, nhiệt tình tƣ vấn và hƣớng dẫn khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp để thu hút có hiệu quả nguồn tiền gửi dân cƣ.
Mục tiêu phấn đấu cụ thể tại Vietinbank Đà Nẵng trong năm 2017: - Nguồn vốn huy động đạt 7,000 tỷ đồng
- Dƣ nợ cho vay nền kinh tế đạt 8,000 tỷ đồng - Tỷ lệ nợ xấu dƣới 1%/ Tổng dƣ nợ
- Thu dịch vụ ngân hàng đạt 53 tỷ đồng - Thu nợ XLRR 131.248 tỷ đồng
Định hƣớng trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của Vietinbank Đà Nẵng.
Trên cơ sở định hƣớng chung, định hƣớng phát triển hoạt động cho vay KH tiêu dùng của Vietinbank Đà Nẵng đến năm 2017 nhƣ sau:
- Về thị trƣờng: Đến năm 2017 Vietinbank Đà Nẵng có thị trƣờng bán lẻ lớn, đứng trong top năm ngân hàng bán lẻ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
- Về tốc độ tăng trƣởng: duy trì tốc độ tăng trƣởng bán lẻ ở mức cao, quy mô cho vay tiêu dùng đƣợc mở rộng, đảm bảo nợ xấu dƣới 1%.
- Khách hàng mục tiêu: Tập trung vào nhóm khách hàng có thu nhập trung bình khá trở lên, công việc và nguồn thu nhập ổn định; ƣu tiên các khách hàng có thu nhập chuyển qua tài khoản Vietinbank… Mục tiêu 80% khách hàng mục tiêu biết đến sản phẩm, dịch vụ cho vay tiêu dùng của chi nhánh.
- Về sản phẩm: Chú trọng sự đa dạng, chất lƣợng và ứng dụng tối đa công nghệ hiện đại vào các gói sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KH vay tiêu dùng. Ngoài ra cũng cần giới thiệu thêm cho KH vay về các sản phẩm ngân hàng điện tử, thẻ ATM, POS… nhằm bán chéo sản phẩm.
Bên cạnh định hƣớng phát triển trong hoạt động cho vay tiêu dùng, chi nhánh cũng luôn chú trọng đến những định hƣớng nhằm tăng cƣờng kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng nhƣ:
- Tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý điều hành của lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo phòng ban, đặc biệt là Phòng bán lẻ, các tổ nghiệp vụ trực tiếp xử lý nhu cầu vay vốn của khách hàng.
- Tăng trƣởng tín dụng theo phƣơng châm an toàn, hiệu quả, không hạ thấp các điều kiện tín dụng và lãi suất; xác định rõ KH, ngành hàng trọng tâm
phù hợp với đặc thù địa bàn của CN, đa dạng hoá danh mục KH, ngành hàng để kiểm soát và hạn chế RRTD.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát tại CN nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro.
- Xây dựng và kiểm soát tỷ trọng dƣ nợ cho vay tiêu dùng đối với các sản phẩm cho vay tiêu dùng.
- Hoàn thành các chỉ tiêu về: Dƣ nợ, giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong cho vay tiêu dùng… Tăng cƣờng thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đến hạn, nợ xử lý rủi ro, thanh lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.