7. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
1.3.3. Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
vay tiêu dùng:
Để đánh giá kết quả việc kiểm soát rui ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng, ngân hàng có thể sử dụng các tiêu chí sau:
a. Tình hình biến động cơ cấu nhóm nợ:
Đánh giá sự cải thiện cơ cấu nhóm nợ dựa vào tình hình giảm tỷ trọng nợ có mức độ rủi ro cao, tăng tỷ trọng nợ ít rủi ro hơn trong tổng dƣ nợ. Theo quyết định số: 493/2005/QĐ-NHNN ngày 25/04/2005 của NHNNVN 33 thì nợ vay đƣợc đƣợc phân thành 05 nhóm nợ:
- Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn - Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý
- Nợ nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn - Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ
- Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Tỷ trọng dƣ nợ mỗi nhóm = Số dƣ nợ mỗi nhóm / Tổng dƣ nợ * 100%
b. Tỷ lệ nợ xấu:
Nợ xấu theo Thông tƣ Số: 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam là nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Đây là những khoản nợ rất khó có khả năng hoàn trả. . Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu (nợ
nhóm 3, 4, 5) và tổng dƣ nợ cho vay ở một thời điểm nhất định, thƣờng là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu /Tổng dƣ nợ * 100%
Chỉ tiêu này càng cao cho thấy rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng càng cao. Nợ xấu bao gồm cả ba nhóm nợ có mức độ rủi ro tín dụng khác nhau nên cần xem xét kết hợp với việc xem xét biến động trong cơ cấu nhóm nợ để thấy cụ thể hơn mức độ rủi ro tín dụng. Tuy nhiên đánh giá tỷ lệ Nợ xấu tốt hay xấu nhƣ thế nào còn căn cứ kế hoạch nợ xấu đặt ra.
c. Tỷ lệ trích lập dự phòng:
Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD=DPRR tín dụng trích lập/Tổng dƣ nợ cho vay *100%.
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN, số tiền dự phòng cụ thể phải trích đƣợc tính theo công thức sau:
R = max {0, (A-C)} x r
Trong đó: R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Số dƣ nợ gốc của khoản nợ
C: Giá trị khấu trừ của TSĐB r : Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Tỷ lệ trích lập dự phòng (r) đối với 5 nhóm nợ lần lƣợt là: - Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn: 0%
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý: 5% - Nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn: 20% - Nhóm 4: Nợ nghi ngờ: 50% - Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn: 100%
Bên cạnh việc trích lập dự phòng cụ thể, TCTD phải trích lập dự phòng chung bằng 0,75% tổng dƣ nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Mức trích lập dự phòng nói lên sự chuẩn bị của một NH cho các khoản tổn thất tín dụng, thông qua việc trích lập dự phòng RRTD từ thu nhập hiện tại và phản ánh mức độ RRTD chung của một NH.
d. Tỷ lệ xóa nợ ròng:
Nợ xóa (hay còn gọi là nợ đã xử lý rủi ro, nợ xử lý ngoại bảng…) là khoản nợ đƣợc xếp vào nợ xấu trong một thời gian theo quy định và khách hàng không còn khả năng chi trả nên ngân hàng phải xóa nợ bằng cách sử dụng nguồn dự phòng rủi ro đã trích để thực hiện xóa nợ. Những khoản nợ này sau khi xóa sẽ đƣợc hạch toán ngoại bảng, khi có điều kiện sẽ thu nợ.
Công thức tính:
Tỷ lệ xóa nợ ròng = Nợ xóa ròng / Tổng dƣ nợ * 100% Giá trị xóa nợ ròng = Dƣ nợ xóa – các khoản thu hồi đƣợc
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang đƣợc ngân hàng sử dụng các biện pháp mạnh để thu hồi.
Cách sử dụng các tiêu chí để đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng: 2 hƣớng xem xét
- Căn cứ theo thời gian để thấy mức giảm: So sánh các tiêu chí theo thời gian để thấy mức tăng giảm theo thời gian, từ đó đánh giá đƣợc kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng nhƣ thế nào.
- So sánh với mục tiêu kế hoạch đặt ra: So sánh các tiêu chí trên so với kế hoạch đặt ra, so sánh các tiêu chí theo tỷ lệ thực hiện kế hoạch qua các năm, từ đó để đánh giá đƣợc kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng nhƣ thế nào.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng:
a. Nhân tố bên ngoài:
Sự ổn định môi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội làm cho thu nhập của ngƣời dân ổn định, từ đó phát sinh nhiều nhu cầu mua sắm tiêu dùng. Ngƣợc lại nếu tình hình chính trị, xã hội bất ổn hoặc nền kinh tế khu vực/thế giới rơi vào khủng hoảng sẽ khiến cho thu nhập ngƣời dân gặp nhiều khó khăn, tình trạng phá sản thua lỗ xảy ra liên tiếp là gánh nặng trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng khi thẩm định và quyết định cho vay khách hàng vì các yếu tố rủi ro đạo đức rất dễ xảy ra. Lúc này, các NHTM phải rất chú trọng việc thiết kế nhiều chốt kiểm soát cũng nhƣ các biện pháp cụ thể để có thể kiểm soát hết đƣợc rủi ro tiềm ẩn xuất phát từ chính ảnh hƣởng của nền kinh tế, xã hội.
- Môi trƣờng pháp lý, bao gồm hệ thống chính sách của các cơ quan có thẩm quyền nhƣ Chính phủ, Ngân hàng nhà nƣớc..:
Sự đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ của hệ thống pháp luật, văn bản chính sách của các cơ quan có thẩm quyền sẽ là cơ chế cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh, triệt để dẫn đến duy trì và bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia trong các quan hệ kinh tế, nhƣ quan hệ giao dịch mua bán trên thị trƣờng, quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Đồng thời nếu các chính sách điều hành vĩ mô đƣợc triển khai quyết liệt, toàn diện sẽ giúp cho hệ thống thông tin ngày càng đầy đủ, công khai, minh bạch hơn, từ đó góp phần phát huy hiệu quả các biện pháp kiểm soát rủi ro. Ngƣợc lại nếu môi trƣờng pháp lý không phù hợp, thiếu chặt chẽ sẽ dẫn đến nguy cơ các cá nhân/doanh nghiệp lợi dụng làm ăn bất chính, cạnh tranh không lành mạnh ảnh hƣớng lớn đến hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng.
b. Nhân tố bên trong:
- Định hƣớng tín dụng của Ban lãnh đạo ngân hàng:
Định hƣớng tín dụng của Ban lãnh đạo ngân hàng gồm cấp tại trụ sở chính, cấp chi nhánh và cấp trƣởng/phó phòng ban. Bên cạnh các quy trình, quy định chung, mỗi ngân hàng đều đƣa các định hƣớng tín dụng trong từng
thời kỳ. Định hƣớng này sẽ cụ thể hóa bằng các mục tiêu định tính hoặc các chỉ tiêu kế hoạch định lƣợng giao cho từng chi nhánh và là kim chỉ nam dẫn dắt hoạt động của các chi nhánh trong từng khoảng thời gian nhất định, việc ban lãnh đạo coi trọng tăng trƣởng hay đề cao kiểm tra kiểm soát tín dụng sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Các định hƣớng đúng đắn cụ thể đến từng địa bàn hoạt động chi nhánh sẽ là cơ sở quan trọng giúp chi nhánh đề ra các xử lý tín dụng phù hợp góp phần nâng cao hoạt động kiểm soát rủi ro tại chính chi nhánh đó.
- Nhận thức rủi ro và trình độ chuyên môn của cán bộ:
Những cán bộ nắm vững nghiệp vụ, hiểu rõ văn bản nội bộ và cập nhật kịp thời văn bản ngành, chính sách vĩ mô sẽ có những nhận định, đánh giá tốt hơn trong quá trình tìm kiếm khách hàng tốt và cho vay, do đó làm tăng thêm hiệu quả của các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng. Tuy nhiên quan trọng hơn trình độ chuyên môn đó là nhận thức về rủi ro tín dụng của cán bộ, vì một cán bộ yếu có thể cải thiện qua kèm cặp, đào tạo. Nhận thức rủi ro của cán bộ một phần do định hƣớng hoạt động tín dụng của ban lãnh đạo, dẫn đến cách ứng xử khác nhau đối với việc kiểm soát rủi ro tín dụng nhƣ xem nhẹ hoặc coi trọng rủi ro. Nhận thức này còn xuất phát từ chính bản thân cán bộ, đó là có thể là sự tính toán vì lợi ích cá nhân mà cố tình làm sai quy định, quy trình dẫn đến rủi ro đạo đức.
- Công cụ thực hiện kiểm soát rủi ro, gồm quy trình, quy định và trang thiết bị, công nghệ: Quy trình, quy định tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, yêu cầu và trình tự các bƣớc cụ thể từ khi tìm kiếm HKD đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Nếu các nội dung này đƣợc quy định một cách nhất quan, phù hợp, chặt chẽ, tạo ra nhiều chốt kiểm soát nhƣ kiểm soát chéo, kiểm soát độc lập, kiểm soát sau..và cùng với ứng dụng trang thiết bị công nghệ hiện đại sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả kiểm soát rủi ro tín dụng.
- Hiệu lực của hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ trong chính NHTM: Hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán trong nội bộ ngân hàng hoạt động hiệu quả sớm phát hiện và cảnh báo các rủi ro mà bản thân cán bộ không nhìn thấy đƣợc hoặc cố tình che giấu, với những biện pháp chế tài kiên quyết, cụ thể sẽ là hồi chuông cảnh báo và răng đe cán bộ coi trọng việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trên cơ sở vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu. Nội dung chính của Chƣơng 1 bao gồm các vấn đề sau:
1. Khái quát đƣợc nội dung về rủi ro tín dụng của NHTM. Trên cơ sở đó, trình bày các vấn đề liên quan đến RRTD trong cho vay tiêu dùng.
2. Trình bày về công tác kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng: Khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng.
Tóm lại, những nghiên cứu mang tính lý luận đƣợc trình bày ở Chƣơng 1 sẽ làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng đƣợc trình bày ở Chƣơng 2.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG