8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Nhìn chung trong những năm vừa qua hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh TP Đà Nẵng đã có những bước tăng trưởng ổn định và bền vững dù nền kinh tế có những khó khăn nhất định, góp phần đảm bảo được đời sống thu nhập ổn định cho toàn thể CBNV. Cụ thể:
a. Công tác huy động vốn
Công tác huy động vốn tại chi nhánh luôn được Ban giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh TP Đà Nẵng đặc biệt quan tâm và chú trọng, kết quả thực hiện thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Agribank Đà nẵng giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: Tỷđồng,%
STT Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
A Tổng nguồn huy động 6,264 7,566 7,897
Các chỉ tiêu liên quan
- Thị phần huy động (%) 16.19 15.46 14.62 - Sốđịnh biên 319 336 353 - Vốn huy động/1 định biên 19.64 22.52 22.37
B Phân theo đối tượng 6,264 7,566 7,897
- Dân cư 4,327 5,205 5,767 - Tổ chức kinh tế 1,755 1,873 1,660 - Kho bạc 168 469 409 - Tổ chức tín dụng 14 19 61 C Phân theo kỳ hạn 6,264 13,830 7,897 - Không kỳ hạn 1,233 2,008 1,683 - Kỳ hạn < 12 tháng 4,055 3,812 4,179 - Kỳ hạn 12 -24 tháng 775 1,603 1,895 - Kỳ hạn > 24 tháng 201 143 140
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Đà nẵng qua các năm).
Nhìn chung trong 3 năm vừa qua, nguồn vốn huy động của Agribank Đà Nẵng đã tăng trưởng tốt, ổn định, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kế
hoạch đề ra, đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh. Tổng nguồn vốn của Chi nhánh Agribank Đà Nẵng có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối qua các năm. Cụ thể: Năm 2012 tổng nguồn vốn tăng 1,302 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng 20.79%. Năm 2013, tổng nguồn vốn tăng 331 tỷđồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 4.37%. Sở dĩ năm 2013, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tại Chi nhánh không được cao là do sự sụt giảm nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và kho bạc. Ngoài ra, tình trạng vượt, lách trần lãi suất vẫn xảy ra ở một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ, một số ngân hàng khác áp dụng lãi suất huy động cao đối với kỳ
hạn từ 6 tháng trở lên để đạt được chỉ tiêu huy động cuối năm. Đặc biệt, một số sản phẩm huy động của Agribank Hải Châu vượt khá cao so với mặt bằng thành phố, gây khó khăn cho công tác tiếp thị cũng như việc giải thích đối với nhiều khách hàng làm cho Chi nhánh mất rất nhiều khách hàng truyền thống.
b. Hoạt động sử dụng vốn
Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu dư nợ của Agribank Đà nẵng giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: Tỷđồng,%
STT Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
A Tổng dư nợ quy đổi 4,985 5,617 6,093
- Ngắn hạn 2,955 3,618 3,845 - Trung hạn 592 545 642 - Dài hạn 1,437 1,440 1,606 - UTĐT &TT 14 0
B Các chỉ tiêu liên quan
- Thị phần tín dụng (%) 10.52 11.07 11.28 - Sốđịnh biên 319 336 353 - Dư nợ/1 định biên 15.63 16.72 17.26
C Phân theo tiền tệ 4,985 5,617 6093
- Nội tệ 4,749 5,333 5785 - Ngoại tệ 236 284 308
D Nợ xấu 161 120 153
E Tỷ lệ nợ xấu 3.23% 2.14% 2.51%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank
Đà nẵng qua các năm).
Trong bối cảnh đầu ra tín dụng gặp khó khăn do sức cầu kinh tế trên địa bàn yếu nên tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (quy đổi VND) năm 2013 chỉđạt mức 8,5% thấp hơn năm 2012 là 12,7%. Nguyên nhân là do:
- Một số ngân hàng trên địa bàn đã áp dụng lãi suất cạnh tranh, có cơ
chế cấp tín dụng thông thoáng đã lôi kéo một số khách hàng truyền thống của Chi nhánh.
- Kinh tế suy giảm, sức tiêu dùng thấp, tồn kho cao, công nợ dây dưa khiến cho một số các chỉ số tài chính của doanh nghiệp các năm liền kề chưa
đạt chuẩn trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Do vậy, trong thực tế, có nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện tối thiểu để ngân hàng tiếp tục giải ngân hoặc thiết lập quan hệ tín dụng mới.
+ Để giảm thiểu rủi ro, nhiều doanh nghiệp có xu hướng ngưng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất, tìm kiếm các nguồn vốn rẻ khác để trả nợ nhằm giảm bớt áp lực vè lãi vay, chờ cơ hội tiếp tục đầu tư. Để khắc phục tình trạng nêu trên, Chi nhánh đã cố gắng tìm kiếm khách hàng, mở rộng các kênh cho vay hỗ trợ nhà ở, tiêu dùng nhưng khoản tín dụng mới tăng thêm không đủ bù đắp cho số dư nợ đã tụt giảm khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2013 thấp hơn nhiều so với những năm trước đây.
Về chất lượng tín dụng, Dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2012 dư nợ xấu giảm 40 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu giảm 1.09% so với năm 2011. Năm 2013, dư nợ xấu tăng 33 tỷđồng và tỷ lệ
nợ xấu tăng 0.37% so với năm 2012. Đây là kết quả khả quan của quá trình quản lý dư nợ tín dụng tại Chi nhánh.
c. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
1 Tổng thu 1,053 1,282 596 2 Tổng chi 832 1,147 492 3 CL thu chi chưa lương 221 135 104 4 Hệ số lương 1.76 1.41 1.41
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Đà nẵng qua các năm).
Trong các năm vừa qua, chênh lệch thu chi chưa lương của Chi nhánh
đều dương qua các năm thể hiện sự nỗ lực hết mình của Chi nhánh và toàn thể
nhân viên trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch do trụ sở chính giao,
đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của toàn hệ thống và góp phần khẳng định vị
trí của chi nhánh trong toàn bộ hệ thống Agribank.