8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1 Tăng cường các mặt công tác nhân sự liên quan cho vay hỗ trợ nhà
nhà ở tại các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc
Đây có thể được coi là một trong những giải pháp quan trọng mang tính quyết định đến sự phát triển loại hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Đà nẵng. Bởi như đã phân tích ở trên, tính thụ động, tâm lý e ngại sợ rủi ro tín dụng, không muốn tìm kiếm khách hàng của cán bộ tín dụng đã làm cho hoạt
động cho vay hỗ trợ nhà ở của chi nhánh còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường.
Vì vậy, theo tác giả, trước hết, Agribank Thành phố Đà Nẵng cần thực hiện công tác quán triệt tư tưởng đến toàn thể nhân viên đặc biệt là các cán bộ
tín dụng chuyên trách tại các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc về mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động cho vay này trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội của Việt Nam nói chung và thành phốĐà Nẵng nói riêng.
Đó là kích thích tăng trưởng nguồn cung, cầu nhà ở xã hội, nhà ở thương mại, hỗ trợ người dân gặp khó khăn về nhà ở được ổn định cuộc sống, từ đó giúp
hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, giảm lượng tồn kho, điều chỉnh cơ cấu của thị
trường bất động sản phù hợp với nhu cầu thực của xã hội đồng thời tạo hiệu
ứng tích cực lan tỏa tới các ngành kinh tế khác (như sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, sắt thép…).
Không chỉ dừng lại ở đó, để tạo động lực thúc đẩy, Agribank thành phố Đà Nẵng có thể ban hành một số quy định mang tính bắt buộc thực hiện trong toàn hệ thống như:
- Xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ tín dụng có thái độ thờ ơ, từ
chối cho vay đối với các khách hàng thuộc đối tượng vay vốn hỗ trợ nhà ở đảm bảo đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định của Agribank làm ảnh hưởng đến uy tín của Chi nhánh với Chính quyền địa phương, ngân hàng nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương của Chính phủ. Cụ thể: Tùy mức độ
vi phạm, ban lãnh đạo Agribank Đà Nẵng có thể áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo….
- Hàng tháng, các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc phải lập báo cáo kết quả cho vay hỗ trợ nhà ở tại đơn vị gửi phòng tín dụng tại Agribank
Đà Nẵng chậm nhất vào ngày 05 tháng tiếp theo. Trong báo cáo, phải nêu rõ số lượng khách hàng đến tiếp cận vốn vay hỗ trợ nhà ở tại đơn vị, ý kiến từ
chối hay đồng ý cho vay đối với từng trường hợp cụ thể. Nếu từ chối, đơn vị
phải nêu rõ lý do tại sao lại từ chối (gửi kèm bản sao thông báo từ chối cho vay).
- Thực hiện nêu gương các chi nhánh đã có thành tích triển khai tốt hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở cả về quy mô và chất lượng trong toàn hệ
thống nhằm khuyến khích các chi nhánh thi đua, tìm kiếm khách hàng.
Ngoài ra, do đặc thù của hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở là chịu sự chi phối chặt chẽ của pháp luật nên chi nhánh cần thực hiện phân công cụ thể
Nhà nước, Bộ xây dựng và của Agribank liên quan đến loại hình cho vay này cho phòng tín dụng tại hội sở để đảm bảo nắm bắt kịp thời thông tin, chủ
trương, tránh trường hợp lúng túng, giải quyết chậm hoặc sai xót hồ sơ. Đồng thời từ đó tăng cường tổ chức các hội nghị tập huấn để phổ biến cho toàn thể
cán bộ tín dụng – những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng – những
điểm mới trong quy định, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, những vướng mắc phát sinh trong thực tế mà văn bản quy định đểđảm bảo thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, góp phần nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ
nhân viên. Đối với những vướng mắc không giải đáp được thì phòng tín dụng tại hội sở sẽ thực hiện tổng hợp gửi Agribank cấp trên trả lời hoặc gửi Ngân hàng Nhà nước, Bộ xây dựng và các bộ ngành liên quan giải thích cụ thể, tuyệt đối không được suy diễn văn bản, quy định.