Kiến nghị với Chính quyền thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại ngân hàng nông nghiệp PTNT việt nam chi nhánh thành phố đà nẵng (Trang 110 - 120)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2 Kiến nghị với Chính quyền thành phố Đà Nẵng

- Chính quyền địa phương cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại thuộc diện được hỗ trợ nhất là các khâu xét duyệt chất lượng công trình, cảnh quan sinh hoạt, an ninh trật tự…..

Bởi một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay tại các dự án nhà ở đó là chất lượng công trình không được bảo đảm, nhà ở xuống cấp nhanh sau một thời gian sử dụng, hạ tầng cơ sở, an ninh trật tự kém. Điều này đã gây nên tâm lý e ngại mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại (phần lớn là chung cư) trong người dân thành phố Đà Nẵng từ đó ảnh hưởng tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng. Việc chính quyền thành phố khắc phục được hạn chế này sẽ

tạo điều kiện phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở tại địa bàn.

- Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại thuộc diện được hỗ trợ, tạo điều kiện rút ngắn thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án phát

triển nhà ở xã hội, kể cả các dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở

xã hội và điều chỉnh cơ cấu căn hộ thương mại nhằm nhằm tăng nguồn cung nhà ởđược hỗ trợđang thiếu hụt tại thành phốđểđáp ứng nhu cầu của cán bộ

công chức, viên chức, người lao đồng có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở

mua, thuê, thuê mua.

- Thực hiện rà soát tất cả các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn để

phân loại các dự án được tiếp tục thực hiện, các dự án cần điều chỉnh cơ

cấu, loại hình nhà ở, chuyển đổi sang nhà ở xã hội cho phù hợp với nhu cầu thị trường, dừng cấp phép đầu tư mới các dự án không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị và phát triển nhà ở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

KT LUN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở tại Chương 2 và quán triệt các định hướng phát triển loại hình cho vay này của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng như dự báo thị trường tại TP Đà Nẵng trong thời gian tới, ở chương này, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cụ thể

nhằm phát triển hoạt động này tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thành phốĐà Nẵng. Các giải pháp được đề cập đa dạng về nhiều mặt từ quán triệt tư tưởng cán bộ công nhân viên, tăng cường quảng bá sản phẩm… đến kiểm tra, kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng

để tạo ra sự mở rộng đi đôi với bảo đảm chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, tác giá cũng đề xuất một số kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và chính quyền địa phương thành phố Đà Nẵng để góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân của gói hỗ trợ 30.000 tỷ.

KT LUN

Nhằm thực hiện một trong những chủ trương lớn của Chính phủ là hỗ trợ

người dân có điều kiện mua, thuê, thuê mua nhà ở, ổn định cuộc sống, đồng thời từ đó góp phần hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, tạo tác động lan tỏa kích thích các ngành khác cùng phát triển, hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ởđã chính thức được triển khai từ ngày 01/06/2013 đến nay.

Trên cơ sở lý luận và phân tích tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh thành phố Đà nẵng, đề tài “Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Đà Nẵng”

đã tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

- Nêu lên một số cơ sở lý luận về hoạt động cho vay nói chung và hoạt

động cho vay hỗ trợ nhà ở nói riêng, tìm hiểu và vận dụng vào việc phân tích

để làm rõ vấn đề nghiên cứu.

- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Đà nẵng về: lịch sử hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm từ 2011 đến 2013.

- Đi sâu phân tích hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở tại ngân hàng, từ đó

đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế của hoạt động này để đề ra những giải pháp phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở, đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế.

- Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm phát triển hoạt động cho vay hỗ

trợ nhà ở tại chi nhánh và một số kiến nghị với Agribank, chính quyền địa phương thành phốĐà Nẵng.

TÀI LIU THAM KHO

[1] Bộ xây dựng (2013) “Thông tư số 07/2013/TT-BXD: quy định về hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị

quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ.” Cổng thông tin

điện tử Bộ Tư pháp.

[2] Bộ xây dựng (2013) “Thông tư số 18/2013/TT-BXD: quy định về sửa đổi, bổ sung một sốđiều tại thông tư số 07/2013/TT-BXD.” Cổng thông tin

điện tử Bộ Tư pháp.

[3] Bộ xây dựng (2014) “Thông tư số 17/2014/TT-BXD: sửa đổi, bổ sung một sốđiều tại Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15/05/2013 và Thông tư

số 18/2013/TT- BXD ngày 31/10/2013 về hướng dẫn xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ.” Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.

[4] Bộ xây dựng (2013) “Công văn số 1250/BXD-QLN: quy định về hướng dẫn xác định đối tượng cho vay theo Thông tư số 11/2013/TT-NHNN và Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15/05/2013.” Cổng thông tin

điện tử Bộ Tư pháp.

[5] Chính Phủ (2013) “Nghị quyết số 02/NQ – CP: quy định về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.

[6] Chính Phủ (2014) “Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 02/NQ- CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu”.

[7] TS Lê Thế Giới – Th.S Nguyễn Xuân Lãn (1999), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội.

[8] TS Nguyễn Minh Kiều (2011), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội.

[9] Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010

[10] TS Lê Thị Mận (2010), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội.

[11] TS Nguyễn Hòa Nhân (Chủ biên), Lâm Chí Dũng, Hồ Hữu Tiến, Võ Văn Vang, Trịnh Thị Trinh, Đặng Tùng Lâm (2012), Giáo trình Tài chính – tiền tệ, NXB Tài chính.

[12] Ngân hàng Nhà nước (2013) “Thông tư số 11/2013/TT-NHNN: quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.

[13] Ngân hàng Nhà nước (2014) “Thông tư số 32/2014/TT-NHNN: sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/05/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay hỗ

trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.

PHỤ LỤC 01

ĐIỀU KIỆN VAY VỐN THEO QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 11/2013/TT-NHNN, 07/2013/TT-BXD VÀ CÁC VĂN BẢN SỬA ĐỔI

Điều kiện được vay vốn để thuê, thuê mua và mua nhà ở xã hội

-Khách hàng phải có hợp đồng thuê, thuê mua và mua nhà ở xã hội đã ký kết với chủđầu tư dự án sau ngày 07/01/2013.

-Có mục đích vay vốn để trả khoản tiền chưa thanh toán thuê, thuê mua và mua nhà ở xã hội theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT – NHNN ngày 15/05/2013 của Ngân hàng Nhà nước đối với các trường hợp đã ký với chủ đầu tư kể từ ngày 07/01/2013.

-Có đề nghị vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và cam kết khách hàng, các thành viên trong hộ gia đình của khách hàng chưa được vay vốn hỗ trợ tại ngân hàng để mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT – NHNN.

-Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương án theo quy định. Khách hàng phải tham gia tổi thiểu 20% giá trị của phương án vay.

Điều kiện được vay vốn để thuê, mua nhà ở thương mại có diện

tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 hoặc mua nhà ở thương mại có tổng giá trị hợp đồng mua bán đã bao gồm thuế VAT (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1,05 tỷ đồng

ü Đối tượng và hộ gia đình của đối tượng phải đáp ứng đầy đủ các

điều kiện sau đây:

-Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, hoặc có nhà ở nhưng diện tích quá chật chội. Cụ thể là:

+ Có nhà ở là căn hộ chung cư, nhưng diện tích nhà ở bình quân của hộ

+ Có nhà ở riêng lẻ nhưng diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình thấp hơn 8 m2 sử dụng/ người và diện tích khuôn viên đất của nhà ở đó thấp hơn diện tích đất được cấp phép xây dựng theo quy định của UBND cấp tỉnh.

+ Chưa có nhà ở nhưng có đất ở và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và diện tích đất ở đó nhỏ hơn diện tích đất được cấp phép xây dựng theo quy định của UBND cấp tỉnh.

-Đối tượng vay vốn phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương nơi có dự án nhà ở. Trường hợp tạm trú thì phải có đóng bảo hiểm xã hội từ 01 năm trở lên (có thể không liên tục) và có giấy xác nhận của cơ quan bảo hiểm. Trường hợp đối tượng làm việc tại chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại địa phương nơi có dự án mà việc đóng bảo hiểm thực hiện tại địa phương nơi công ty có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện thì cũng

được áp dụng quy định tại điểm này nhưng phải có giấy xác nhận của công ty về việc đóng bảo hiểm.

-Đã có hợp đồng thuê, mua nhà ở thương mại theo quy định.

-Có mục đích vay vốn để trả khoản tiền chưa thanh toán thuê, mua nhà ở

thương mại theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/05/2013 của Ngân hàng Nhà nước đối với các hợp đồng đã ký với chủđầu tư kể từ ngày 07/01/2013 hoặc trả các khoản tiền chưa thanh toán với chủđầu tư phát sinh kể từ ngày 21/08/2014 để mua nhà ở thương mại có tổng giá trị

hợp đồng mua bán (kể cá nhà và đất) không vượt quá 1,05 tỷđồng.

-Có đề nghị vay vốn để thuê, mua nhà ở thương mại và cam kết khách hàng, các thành viên trong hộ gia đình của khách hàng chưa được vay vốn hỗ

trợ tại ngân hàng để mua, thuê nhà ở theo quy định tại Thông tư số

11/2013/TT-NHNN.

-Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương án theo quy định. Khách hàng phải tham gia tổi thiểu 20% giá trị của phương án vay.

Đặc biệt, đối với cho vay thuê, mua nhà ở thương mại, Bộ xây dựng còn quy định cụ thể mẫu xác nhận điều kiện được vay.

- Người đứng tên vay vốn hỗ trợ nhà ở thuộc các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc các cơ quan

Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội nghề

nghiệp, viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang phải có xác nhận của đơn vị đang công tác về nơi công tác và thực trạng về

nhà ở (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư số 17/2014/TT-BXD) và chỉ xác nhận 01 lần; đơn vị xác nhận phải chịu trách nhiệm về nội dung xác nhận của mình, không yêu cầu xác nhận vềđiều kiện thu nhập.

- Người đứng tên vay vốn hỗ trợ nhà ở thuộc các đối tượng thu nhập thấp phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã (phường) nơi hộ gia đình đang sinh sống và đăng ký thường trú hoặc tạm trú về thực trạng nhà ở (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 Thông tư số 17/2014/TT-BXD, người đứng tên vay vốn chỉ được xác nhận 01 lần và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai báo của mình.

Mỗi hộ gia đình chỉ được vay một lần hỗ trợ nhà ở theo quy định. Trường hợp con, cháu của chủ hộ đã lâp gia đình (có Giấy chứng nhận kết hôn) và trường hợp ở nhở nhưng có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú cùng với chủ hộ thì được coi là hộ gia đình độc lập và thuộc đối tượng được vay vốn hỗ

trợ nhà ở theo quy định trên.

Điều kiện được vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa

lại nhà ở của mình đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động tại đô thị (phường, thị trấn) đã có đất ở phù hợp với quy hoạch)

- Đang khó khăn về nhà ở nhưng chưa được Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức. Cụ thể gồm các trường hợp sau đây:

+ Chưa có nhà ở và đang phải ở nhờ, thuê, mượn nhà ở của người khác hoặc có nhà ở nhưng đã bị Nhà nước thu hồi đất để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc đã bị giải tỏa để cải tạo chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp và không được bồi thường bằng nhà ở, đất ở khác;

+ Chưa được Nhà nước giao đất ở theo quy định của pháp luật vềđất đai; + Chưa được mua, thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc chưa được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại các dự án khác;

+ Chưa được tặng nhà tình thương, nhà tình nghĩa;

- Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy phép xây dựng (đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà ở tại khu vực mà pháp luật về xây dựng yêu cầu phải có giấy phép xây dựng);.

- Trường hợp trên khuôn viên diện tích đất ở (đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) đã có nhà ở thì diện tích nhà ở bình quân của hộ gia

đình phải đảm bảo điều kiện thấp hơn 8m2 sử dụng/người hoặc nhà ở đã bị hư

hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới hoặc nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải cải tạo sửa chữa phần khung – tưởng và thay mới mái nhà.

- Có đơn (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT-BXD và xác nhận của Ủy ban nhân dân phường (thị trấn) về thực trạng nhà ở và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai báo của mình.

- Có mục đích vay vốn để trả các chi phí chưa thanh toán phát sinh kể từ

ngày 21/08/2014 (không bao gồm chi phí thuế) để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình.

- Có đề nghị vay vốn để xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình và cam kết khách hàng, các thành viên trong hộ gia đình của khách hàng chưa được vay vốn hỗ trợ tại ngân hàng theo quy định.

-Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương án theo quy định. Khách hàng phải tham gia tổi thiểu 30% giá trị của phương án vay.

Điều kiện được vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua và để bán

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại ngân hàng nông nghiệp PTNT việt nam chi nhánh thành phố đà nẵng (Trang 110 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)