8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1 Thực trạng cung cầu nhà ở xã hội và nhà ở thương mại trên địa bàn
địa bàn Thành phố Đà Nẵng
Năm 2013, trong điều kiện ngân sách khó khăn, Thành ủy, UBND Thành phố Đà Nẵng đã tập trung điều chuyển vốn, ưu tiên nguồn lực để đầu tư vào xây dựng nhà ở xã hội bố trí cho các đối tượng khó khăn, bức xúc về nhà ở đối với người thu nhập thấp, người nghèo, cán bộ công chức…. Cụ thể, Thành phố đã và đang xây dựng 16.281 căn hộ, trong đó bằng nguồn vốn ngân sách 10.304 căn hộ. Hiện đã có Nhà ở sinh viên được xây dựng từ nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ gồm 4 khu với 2.418 phòng. Thành phố cũng đang xây dựng Khu đô thị công nghiệp Hòa Khánh và khu đô thị công nghiệp Hòa Khánh mở rộng với 1.272 phòng.
Không chỉ vậy, phân khúc nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 cũng đang được triển khai thi công, hoàn thiện và rao bán như Chung cư Lapaz Tower, Khu chung cư F Home, dự án đầu tư
xây dựng tòa nhà CT1 – Cụm nhà ở hỗn hợp tại lô B3 khu đô thị Nam cầu Trần Thị Lý Thành phố Đà Nẵng, Chung cư An Trung 2 – Block A với tổng số lượng gần 900 căn hộ.
Tuy nhiên, theo thống kê của Thành phố Đà Nẵng thì nguồn cung còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu của người dân. Thành phố chỉ mới đáp được khoảng 35% nhu cầu. Sự thiếu hụt nguồn cung nhà ở cũng là một trong những
nguyên nhân quan trọng làm giảm tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ. Đây cũng có thể là một trong những lý do mà tại buổi làm việc với đoàn công tác Bộ
xây dựng ngày 8/8/2014 vừa qua, lãnh đạo thành phố Đà nẵng đã chính thức
đề xuất Chính Phủ, Bộ xây dựng đồng ý chủ trương cho thành phố thí điểm bán nhà ở xã hội thuộc nguồn vốn ngân sách sau khi xây dựng hoàn thành mà chưa bố trí để có nguồn vốn tái đầu tư xây dựng.
Ngoài ra, mặc dù chính quyền thành phố có nhiều chính sách hỗ trợ các dự án nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội về giao đất không thu tiền chuyển quyền sử dụng đất, tiêu thụ sản phẩm bằng việc mua lại căn hộ để bán lại cho cán bộ, công chức có nhu cầu về nhà ở (như dự án Blue House thành phố hỗ trợ
mua lại 15% tổng số căn hộ, Vicoland là 100 căn hộ), nhưng nhiều dự án nhà
ở xã hội đang gây mất niềm tin của nhân dân và chính quyền thành phố vì chậm tiến độ bàn giao nhà, chất lượng nhà ở xã hội chưa đảm bảo. Đà Nẵng hiện có 164 khu nhà ở xã hội dạng chung cư cao tầng, với hơn 8 ngàn căn hộ, tổng giá trịđầu tư 1.400 tỷđồng. Tất cả đều đang trong tình trạng xuống cấp, nếu không có những chính sách phù hợp để bảo hành, duy tu và tái đầu tư thì dự kiến sau 10 năm nữa điều này sẽ trở thành một gánh nặng về kinh phí đầu tư hạ tầng xã hội cho thành phốĐà nẵng. Đây là một bài toán lớn nan giải mà Chính quyền thành phốĐà Nẵng cần phải giải quyết.
Trong những năm gần đây, giá bán của mỗi căn hộ trong các dự án nhà ở
xã hội và nhà ở thương mại thuộc diện được hỗ trợ của thành phốĐà Nẵng có xu hướng giảm một nửa so với các năm trước. Sở dĩ có được điều này là nhờ
vào các chính sách giảm giá của UBND thành phố Ðà Nẵng như miễn giảm thuế đất, giao mặt bằng "sạch" hay sử dụng một phần vốn ngân sách để hỗ trợ
giảm giá bán, dùng ngân sách mua lại một phần dự án... đã tạo nên bước đột phá trong phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại, một động thái trực tiếp kích cầu rất hiệu quả cho các dự án nhà ởđược hỗ trợ trên địa bàn thành phố.