Tiếp tục nâng cao công tác quản lý chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại ngân hàng nông nghiệp PTNT việt nam chi nhánh thành phố đà nẵng (Trang 105 - 107)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5 Tiếp tục nâng cao công tác quản lý chất lượng tín dụng

Một thực tế cho thấy, nếu chỉ mở rộng dư nợ mà không đảm bảo chất lượng của khoản tín dụng thì việc mở rộng không mang lại hiệu quả gì cho

ngân hàng. Chính vì vậy, công tác quản lý chất lượng tín dụng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở. Nó sẽ được tiến hành xuyên suốt trong cả quy trình tín dụng từ khâu thu thập thông tin, thẩm định khách hàng cho đến khâu giám sát và thanh lý khoản nợ.

Ở đây, tác giả sẽ chỉ tập trung và đưa ra giải pháp ở giai đoạn thu thập, phân tích thông tin – giai đoạn quan trọng nhất trong việc quyết định chất lượng của khoản tín dụng.

Hiện nay, một thực trạng đang xảy ra ở chi nhánh đó là hầu như tất cả

cán bộ tín dụng chủ yếu chỉ dựa vào nguồn thông tin do khách hàng cung cấp và CIC đưa ra để thẩm định tín dụng mà không hề quan tâm đến độ chính xác của chúng. Việc này đã ảnh hưởng rất nhiều đến tính chính xác của khâu thẩm

định bởi nguồn thông tin mà khách hàng cung cấp đặc biệt về thu nhập, khả

năng trả nợ có độ tin cậy không cao, khó xác định tính chính xác. Hơn nữa, thông tin từ CIC cũng chỉ là dư nợ tổng quát tại các ngân hàng và có thể chưa

được cập nhập kịp thời. Do đó, để có được nguồn thông tin chính xác khi phân tích, theo tôi, công việc đầu tiên đó là:

Agribank Đà nẵng cần xây dựng những nguồn hỗ trợ thông tin từ bên ngoài: tăng cường hợp tác với các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác trên cơ sở cạnh tranh nhưng hợp tác để trao đổi thông tin hai chiều, tránh hiện tượng cho vay chồng chéo, nhiều Ngân hàng cùng cấp tín dụng cho 1 đối tượng khách hàng (đặc biệt trong cho vay không có bảo đảm bằng tài sản). Ngoài ra, cần mở rộng trao đổi thông tin với các sở ban ngành, các công ty bảo hiểm, các ngành nghề liên quan để có cái nhìn tổng quan hơn trước khi

đưa ra các phán quyết tín dụng.

Còn đối với thông tin từ CIC, cán bộ tín dụng cũng phải tiến hành phân tích như tại sao CIC lại thông báo khách hàng có một khoản nợ nhóm 3?…

tuyệt đối không chỉ nhìn nhận vào thông tin này mà đã vội đánh giá khách hàng là tốt hoặc xấu…

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện phân tích, cán bộ tín dụng cũng không nên áp dụng rập khuôn một cách cứng nhất các chính sách, quy trình, công cụ quản lý rủi ro được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đưa ra như hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ… mà cần phải có sự

linh hoạt xử lý, nếu cảm thấy có phần nào sai sót, không còn phù hợp với điều kiện hiện tại thì phải báo cáo ngay cho cấp trên để từđó có thể ngày một hoàn thiện chúng hơn, nâng cao hiệu quả quyết định cho vay chính xác.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại ngân hàng nông nghiệp PTNT việt nam chi nhánh thành phố đà nẵng (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)