6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên
Buôn Ma Thuột được hình thành từ năm 1904, từ một Thị xã được nâng cấp lên thành phốđô thị loại III năm 1995 và đến tháng 03 năm 2005 đã
được Chính phủ công nhận là thành phố đô thị loại II và đến tháng 3 năm 2010 được công nhận là đô thị loại 1. Buôn Ma Thuột từ lâu được coi là miền
đất giàu tiềm năng kinh tế, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội phong phú và đa dạng.
Trải dài từ 12030 đến 12038 vĩ bắc và nằm giữa 1080 00 kinh đông, thuộc cao nguyên Đắk Lắk có độ cao trung bình 500m so với mặt biển, Buôn Ma Thuột có địa hình tương đối bằng phẳng, gò đồi thấp và thoai thoải, nhiều sông, suối, mạch nước ngầm đất đai phần lớn là đất đỏ BaZan rất phì nhiêu.
Về khí hậu: Thành phố Buôn Ma Thuột nằm trên Cao Nguyên Đắk Lắk rộng lớn ở phía Tây dãy trường sơn, có địa hình dốc thoải từ 0,5 – 10, độ
cao trung bình 500m so với mặt biển, nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C Thời tiết khí hậu mát mẻ, vừa được chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Về thủy văn: Trên địa bàn Thành phố chỉ có đoạn sông Sêrêpốk chảy qua phía Tây của Thành phố, còn lại chủ yếu là mạng lưới suối nhỏ thuộc lưu vực sông Sêrêpok như suối EaTam, Eakpo, EaKnir,… Hầu hết các con suối
này có lưu lượng nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn, mực nước thay đổi theo mùa; mùa mưa nước dâng.
Buôn Ma Thuột (Hay Ban Mê Thuột) là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên và là một trong số
8 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam.