Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý và sử dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch thành phố buôn ma thuột (Trang 113 - 115)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2.4.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý và sử dụng

- Tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực của lực lượng thanh tra chuyên ngành tài chính trong thành phố:

đã được quan tâm chú trọng, bộ máy thanh tra Tài chính các năm qua đã được tăng cường củng cố; năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ của cán bộ

thanh tra đã nâng lên cả về lượng lẫn về chất. Ngoài đào tạo chuyên sâu về

lĩnh vực chuyên môn, hằng năm Bộ Tài chính mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo ngắn ngày theo yêu cầu và nhiệm vụ thanh tra trong từng giai đoạn, vì thế mà thanh tra chuyên ngành: Thanh tra Thuế, Thanh tra Hải quan, Thanh tra Kho bạc và Thanh tra của Sở Tài chính tỉnh, Thanh tra thuộc thành phố đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các cơ quan đã phối hợp và thực hiện thanh tra kiểm tra từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán NSNN:

- Xem xét việc lập dự toán có từ cơ sở đi lên hay không, xuất phát từ

nhu cầu thực tế của đơn vị dự toán ngân sách, có cơ sở khoa học dựa trên những phân tích, dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của ngành.

- Dự toán thu cho từng đơn vị, từng cấp ngân sách có sát với khả năng nguồn thu của đơn vị, địa phương chưa; mục tiêu của đơn vị trong khai thác nguồn thu, nuôi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn thu. Bên cạnh đó, chú trọng thanh tra rà soát các nguồn thu, các khoản thuế nợ đọng, biện pháp xử

lý, cưỡng chế thuế quá hạn khó thu; tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp có số thu nộp NSNN lớn, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có dấu hiệu chuyển giá (lỗ nhưng vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, có số hoàn thuế giá trị gia tăng lớn), doanh nghiệp hưởng ưu đãi miễn giảm thuế, doanh nghiệp hoạt động tạm nhập tái xuất; biện pháp và các giải pháp để thực hiện chỉ tiêu huy động ngân sách được giao trong từng thời kỳ.

- Dự toán chi phải chú trọng việc phân bổ, sử dụng NSNN; việc phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn chương trình mục tiêu, vốn trái phiếu Chính phủ, chú ý lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục.

- Đồng thời thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, định mức,

đơn giá trong chi ngân sách của các đơn vị dự toán, có chấp hành đúng theo quy định của pháp luật; ràng buộc trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị chuẩn chi ngân sách và chế tài xử lý khi bị sai phạm. Việc phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản phát sinh chi thường xuyên không có định mức phân bổ dự toán, các khoản chi cho an sinh xã hội.

-Nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, thường xuyên đào tạo, cập hật các kiến thức mới không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, QLNN mà còn nhiều kiến thức tổng hợp khác.

- Tăng cường sự lãnh đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân và giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố trong quản lý chi ngân sách

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch thành phố buôn ma thuột (Trang 113 - 115)