Công tác chấp hành dự toán chi NSNN tại Thành phố

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch thành phố buôn ma thuột (Trang 58 - 69)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.2.2. Công tác chấp hành dự toán chi NSNN tại Thành phố

Sau khi HĐND thành phố thông qua dự toán ngân sách hàng năm, UBND thành phố Buôn Ma Thuột thực hiện phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các cơ quan, đơn vị và địa phương thuộc Thành phố.

Các khoản chi cấp phát bằng lệnh chi tiền như: chi an ninh, quốc phòng, khối Đảng, Hội đoàn thể, tổ chức, các nhân theo quy định…Cơ quan tài chính tiến hành kiểm tra mức kinh phí được giao dự toán đầu năm hoặc theo từng Quyết định chi trong năm, tùy theo tính chất của từng khoản chi mà có yêu cầu kiểm soát riêng.

Căn cứ dự toán được UBND thành phố giao từ đầu năm, nhiệm vụ chi thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đơn vị lập dự toán chi kèm theo thuyết minh dự toán gửi phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố

thẩm tra. Nếu thống nhất dự toán chi do đơn vị lập thì cơ quan tài chính thông báo số thẩm tra dự toán gửi các cơ quan và Kho bạc nhà nước thành phốđồng thời nhập dự toán vào hệ thống thông tin quản lý Tabmis.

Các khoản ghi thu, ghi chi vào NSNN. Đây là các khoản thu phí, lệ phí và các khoản thu của ngân sách, đơn vị được phép để lại chi. Cuối mỗi quý, năm thì đơn vị tập hợp chứng từ chi theo MLNS (mục lục ngân sách) làm đề

nghị gửi cơ quan tài chính để ghi thu, ghi chi ngân sách.

Cơ quan Tài chính kiểm tra tính tuân thủ về các nội dung chi theo quy

định (bố trí nguồn làm lương, chi tăng thu nhập, chi tiền thưởng…), sau đó làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách.

* Quy trình kiểm soát chi Lệnh chi tiền tại cơ quan Tài chính

Đơn vị

Cán bộ chuyên quản Kế toán Lãnh đạo của CQTC

KBNN thành phố Buôn Ma Thuột với chức năng quản lý quỹ NSNN và kiểm soát việc chấp hành chếđộ trong chi ngân sách, thực hiện công khai quy trình kiểm soát đối với chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của KBNN, theo quy định hiện hành tất cả các khoản chi phải được kiểm tra trong quá trình thanh toán tại KBNN. Trong thời gian qua công tác kiểm soát chi của KBNN đã dần đi vào nề nếp tuân thủ theo quy

định của Bộ Tài chính, vì vậy đã thực hiện cơ bản khâu kiểm soát ‘‘trong’’ quá trình sử dụng kinh phí NSNN.

- Kiểm soát đối với chi thường xuyên

Sơđồ 2.6. Quy trình kiểm soát chi ngân sách tại Kho bạc nhà nước Ghi chú:

Hướng đi của hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi. Hướng đi của hồ sơ, chứng từ thanh toán.

Kiểm soát chi đối với các cơ quan hành chính được giao quyền tự chủ

kinh phí bằng hình thức thông báo số dự toán. Nguyên tắc đó là khoản chi phải có trong dự toán được cấp có thẩm quyền giao, đúng tiêu chuẩn, định mức theo chế độ tài chính hiện hành, được người có thẩm quyền chuẩn chi.

Đồng thời căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ nhưng không được vượt mức quy định hiện hành. Khi đơn vị đề nghị tạm ứng rút kinh phí để chi tăng thu nhập thì KBNN kiểm tra tình hình thực hiện tiết kiệm của quý trước, trên cơ

tiền lương của quý, cuối năm (trước 31/01 năm sau), đơn vị xác định số tiết kiệm và có văn bản đề nghị thì KBNN tiếp tục thanh toán và thu hồi tạm ứng, nhưng tối đa hệ số tăng thêm của quỹ tiền lương không quá 1 lần so với mức lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước ban hành. Khi quyết toán của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đối với các đơn vị có kinh phí tiết kiệm

được thấp hơn số đơn vị xác định, thì KBNN làm thủ tục thu hồi bằng cách giảm trừ vào số tiết kiệm vào năm tiếp theo của đơn vị. Đối với các đơn vị

trích dự phòng ổn định thu nhập thì KBNN căn cứ vào kết quả tiết kiệm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quy chế chi tiêu nội bộ để kiểm soát và chuyển từ tài khoản dự toán sang tài khoản tiền gửi của đơn vị.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính: Tương tự đơn vịđược giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Tuy nhiên về phần tạm ứng thu nhập tăng thêm hàng quý cho các đơn vị tự đảm bảo chi phí và đảm bảo một phần chi phí không quá là 40% so với số đơn vị xác định, đối với đơn vị ngân sách

đảm bảo toàn bộ chi phí thì mức tạm ứng không quá là 50% so với số đơn vị

xác định. Khi đơn vị đề nghị trích quỹ và thu nhập tăng thêm vào cuối năm, thì KBNN căn cứ chênh lệch thu, chi do đơn vị xác định và đề nghị trích của

đơn vị, KBNN kiểm tra việc trích Quỹ phát triển sự nghiệp tối thiểu 25% và căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ để kiểm tra việc trích Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi (mức trích quỹ khen thưởng và quỹ

phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm), kiểm tra việc trả thu nhập tăng thêm của các đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí thì mức trích không quá hai lần quỹ tiền lương, ngạch bậc, chức vụ do nhà nước quy định trong một năm, đối với đơn vị tự đảm bảo chi phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ (không giới hạn

mức trích tối đa). Kiểm soát khoản chi đối với hình thức Lệnh chi tiền và ghi thu, ghi chi ngân sách: Đây là lệnh do cơ quan tài chính lập yêu cầu cơ quan quản lý quỹ ngân sách (KBNN) thực hiện. Vì vậy, KBNN chỉ kiểm soát sự

chuẩn xác của các nội dung trên Lệnh chi tiền với quyết định của UBND thành phốđã ban hành, đối với ghi thu, ghi chi thì phù hợp với đề nghị của cơ

quan tài chính.

- Kiểm soát đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản

Sơ đồ 2.7. Quy trình kiểm soát chi ĐTXDCB tại KBNN Ghi chú:

Hướng đi của hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi - - - Hướng đi của hồ sơ, chứng từ thanh toán

Khi kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, KBNN căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép chuẩn bị đầu tư, dự toán chi phí chuẩn bịđầu tư

và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, kèm theo quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán của cấp có thẩm quyền, dự toán chi tiết cho từng hạng mục công trình (giai đoạn thực hiện dự án), quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền về phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu, hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu… và các tài liệu hồ sơ khác kèm theo, KBNN đối chiếu với kế hoạch vốn của dự án hàng năm do cấp có thẩm quyền giao, thông báo vốn đầu tư XDCB do cơ quan tài chính và các quy định quản lý đầu tư hiện hành để kiểm soát thanh toán.

Kế toán KBNN Kế toán trưởng

Chủđầu tư Nhà thầu

Bảng 2.4. Tình hình chấp hành chi Ngân sách thành phố ĐVT: Triệu đồng Tỉnh giaoHĐND TP quyết định Tỉnh giaoHĐND TP quyết định Tỉnh giao HĐND TP quyết định Tỉnh giao HĐND TP quyết định Tổng chi NS TP 751.721 836.922 1.041.952 144 129 909.857 953.970 1.027.566 119 113 870.372 988.177 1.080.498 124 109 949.114 1.098.103 1.025.180 114 98 A Chi cân đối NS 748.821 830.822 963.676 142 128 906.187 945.010 912.819 117 112 846.775 977.577 1.062.630 125 109 884.596 1.089.103 1.002.601 120 98 I Chi đầu tư phát triển 301.200 369.216 319.572 91 75 316.826 339.683 270.985 87 81 225.397 306.959 275.597 122 90 299.979 177.614 92 II Chi thường xuyên 434.365 448.350 479.364 169 164 561.499 587.617 584.632 131 125 601.123 650.363 733.603 122 113 - 678.058 775.420 108

Chi SN giáo dục, đào tạo và dạy nghê 232.095 237.359 156 289.400 296.887 125 319.360 361.289 113 382.852 369.566 94 Chi SN VHTT 2.566 2.621 82 2.146 2.336 98 2.311 2.113 91 2.736 3.093 77 Chi SN PTTH 2.500 2.345 123 2.415 2.362 127 3.345 3.071 92 3.435 2.993 89 Chi SN TDTT 1.290 1.183 322 3.250 2.003 128 3.675 4.154 113 1.590 1.573 261 Chi SN ĐBXH 2.890 4.767 1.265 3.077 5.090 1.188 24.991 36.551 146 25.176 43.085 145 Chi SN QLHC, đảng, đoàn thể 69.723 77.794 162 87.365 98.785 129 105.207 112.742 107 63.296 134.986 178 Chi ANQP 7.345 10.873 221 5.540 12.771 294 6.940 16.268 234 7.040 19.795 231 Chi SN kinh tế 126.528 134.766 95 124.412 80.388 97 116.118 120.600 104 103.190 111.929 117 Chi SN hoạt động môi trường 110 8 59.555 66.543 65.137 98 62.160 65.511 105 67.600 79.027 97 Chi khác ngân sách 3.303 7.648 342 3.469 18.873 326 6.256 11.304 181 21.143 9.373 53

III Chi chuyển nguồn NS 164.740 56.942 53.121 49.567 IV Chi tạo nguồn CCTL 10.000 900 - - 15.125 V Dự phòng ngân sách 13.256 13.256 17.862 16.810 - - 20.255 20.255 95.941 TH SS TH/DT (%) Tỉnh giaoHĐND TP quyết định TH SS TH/DT (%) Tỉnh giao HĐND TP quyết định TH SS TH/DT (%) Tỉnh giaoHĐND TP quyết định TH SS TH/DT (%) THỰC HIỆN CHI NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ TT NỘI DUNG NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 Tỉnh giao HĐND TP quyết định download by : skknchat@gmail.com

Năm 2011 thực hiện chi NSNN tổng là 1.041.952 triệu đồng, đạt 144% so với dự toán tỉnh giao và đạt 129% so với dự toán HĐND thành phố.

Năm 2012 thực hiện chi NSNN là 1.027.566 triệu đồng, đạt 119% so với dự toán tỉnh giao và đạt 113% so với dự toán HĐND thành phố.

Năm 2013 thực hiện chi NSNN là 1.080.498 triệu đồng, đạt 124% so với dự toán tỉnh giao và đạt 109% so với dự toán HĐND thành phố.

Năm 2014 thực hiện chi NSNN là 1.025.180 triệu đồng, đạt 114% so với dự toán tỉnh giao và đạt 98% so với dự toán HĐND thành phố.

- Công tác quản lý chấp hành dự toán chi ngân sách TX

Chấp hành dự toán chi thường xuyên trong giai đoạn này tại thành phố

Buôn Ma Thuột được quản lý theo chu trình ngân sách hay còn gọi là quản lý chi ngân sách theo kế hoạch hàng năm. Bao gồm các giai đoạn:

+ Cấp phát các khoản chi thường xuyên + Kiểm soát chi thường xuyên

+ Điều chỉnh dự toán chi thường xuyên (nếu có)

Việc quản lý NSNN theo kế hoạch hàng năm cho phép tính toán tương

đối sát nguồn lực tài chính có thể có được, từ đó giúp cho việc bố trí chi tiêu tương ứng với năng lực thực tế. Cách làm đó có thuận lợi là dễ làm, ít phải

điều chỉnh dự toán và nếu có thì mức độ điều chỉnh không lớn so với khi xây dựng dự toán. Song trong điều hành ngân sách khó khăn vì có nhiều công việc kéo dài trong nhiều năm, nhưng kết thúc từng năm, phải quyết toán chi tiêu năm đó trong khi công việc chưa kết thúc; mặt khác không cho phép tính toán nguồn lực tương đối chính xác trong trung hạn vì không căn cứ vào dự báo vĩ

mô, điều đó gây khó khăn cho việc xây dựng chính sách chi tiêu trung hạn. Tỷ trọng chi NSNN cho công việc mang tính chất thường xuyên chủ

yếu tính yếu tố chi phí đầu vào lại không gắn với trách nhiệm hiệu quả công việc của người sử dụng kinh phí với số kinh phí được thụ hưởng, cách quản lý

chi thường xuyên ở các lĩnh vực đều na ná như nhau, bắt đầu từ chi phí cho con người dựa trên biên chế được giao vẫn còn mang tính chủ quan áp đặt, sau đó là chi phí đi kèm để thực hiện nhiệm vụ dựa trên chế độ chi cho từng lĩnh vực, song cũng không có cơ chế quản lý tiên tiến hơn ngoài việc dựa theo số biên chế được giao.

Quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên được thực hiện theo các nội dung chi gắn với các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Trong quá trình thực hiện, đơn vịđược điều chỉnh các nội dung chi, các nhóm mục chi trong dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, quản lý, thanh toán và quyết toán. Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.

Tính đến cuối năm 2014, rà soát lại tình hình thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thành phố đã quan tâm thực hiện. Các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ đã triển khai các biện pháp để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí, quản lý, sử dụng tài sản như: Ban hành Quy chế

quản lý và sử dụng xe ô tô, định mức phân bổ và sử dụng văn phòng phẩm... từđó đã tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.

Cụ thể, quá trình chấp hành chi ngân sách ở một số lĩnh vực điển hình diễn ra như sau:

Về quản lý chi sự nghiệp giáo dục đào tạo

Với chủ trương tăng quyền tự chủ cùng với sự phát triển về quy mô và tỷ trọng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo trong thời gian qua đã góp phần đem lại một số thành tựu nhất định trong hệ thống giáo dục đào tạo của tỉnh, cụ thể

thông ; Đời sống của giáo viên được quan tâm hơn qua các bước cải cách chế độ tiền lương; đặc biệt địa phương đã thực hiện chính sách đãi ngộ cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục,...Mặc dù có những chuyển biến tích cực và

đóng góp nhất định cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong thời gian qua, tuy nhiên thực trạng quản lý chi sự nghiệp giáo dục- đào tạo hiện

đang tồn tại một số vấn đề cần giải quyết, đó là:

Thứ nhất, phân bổ ngân sách cho giáo dục - đào tạo chưa hợp lý. Thứ hai, chế độ tiền lương hiện hành vẫn chưa đáp ứng mục tiêu nâng cao đời sống vật chất cho đội ngũ giáo viên.

Quản lý chi sự nghiệp kinh tế

Xuất phát từ mục đích hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế không phải là hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận, do đó áp dụng chế độ cấp phát như

một đơn vị dự toán. Quy mô chi sự nghiệp kinh tế tăng. Từđó, góp phần tích cực trong việc tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, bảo vệ thực vật, nghiên cứu và áp dụng nhiều giống mới phục vụ cho nông nghiệp. Tuy nhiên do quá trình quản lý và kiểm soát chi không được chặt chẽ nên tình trạng thất thoát làm lãng phí nguồn vốn của Nhà nước hiện vẫn còn phổ biến

đáng kể là các khoản chi tu sửa cơ sở hạ tầng trong thời gian qua.

Quản lý chi hành chính Nhà nước

Là khoản chi nhằm bảo đảm sự hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Đáp ứng yêu cầu đổi mới nền kinh tế sang cơ chế thị trường, mục tiêu xây dựng bộ máy quản lý hành chính gọn nhẹ và hiệu quả, trong thời gian qua chương trình cải cách hành chính đã được triển khai. Riêng về lĩnh vực tài chính, Thành phố đã thực hiện rà soát lại toàn bộ các khoản chi hành chính một cách chặt chẽ trên tinh thần của pháp lệnh tiết kiệm - chống lãng phí, theo đó các khoản chi phí hội nghị, tiếp khách, chi phí có liên quan đến chếđộ sử dụng tài sản công được hạn chế.

Quản lý chi sự nghiệp văn hoá – thông tin

Các khoản chi này nhằm nâng cao đời sống tinh thần, trình độ thẩm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch thành phố buôn ma thuột (Trang 58 - 69)