Vị trí kinh Trung Bộ trong hệ thống kinh điển Phật giáo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan phật giáo trong kinh trung bộ (Trang 31 - 34)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TRUNG BỘ

1.2. KHÁI QUÁT NỘI DUNG VÀ VỊ TRÍ KINH TRUNG BỘ TRONG

1.2.2. Vị trí kinh Trung Bộ trong hệ thống kinh điển Phật giáo

Qua tìm hiểu về kinh Trung Bộ, chúng ta có thể thấy, đây là một trong những bộ kinh điển cổ xƣa nhất ghi lại những lời dạy của đức Phật. Bộ kinh đƣợc kết tập một cách chu đáo, khoa học và lƣu truyền rất sớm trong hệ thống

kinh điển đồ sộ của Phật giáo. Từ những yếu tố đó, bộ kinh luôn giữ nguyên giá trị nguyên thủy của nó.

Với nội dung hàm chứa hầu nhƣ toàn bộ những giáo lý cơ bản của Phật giáo, do đó, kinh Trung Bộ có một vị trí vô cùng quan trọng và đƣợc coi nhƣ là nền tảng đầu tiên và cốt lõi cho toàn bộ hệ thống kinh điển phát triển sau này của Phật giáo.

Trong những thời kỳ phân chia bộ phái, khi mà tăng đoàn Phật giáo bắt đầu thành lập nhiều bộ phái với những tƣ tƣởng, chủ trƣơng khác nhau, thì kinh Trung Bộ nói riêng cùng với các bộ kinh khác trong Nikaya là tiêu chuẩn để khẳng định tính chính thống hay không chính thống của các lập luận, học thuyết và bộ phái Phật giáo rất đa dạng này.

Phật giáo trãi qua hơn 2500 năm hiện hữu và phát triển lan rộng với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, nhƣng tất cả đều căn cứ trên những điểm giáo lý cơ bản từ kinh Trung Bộ nhƣ là kim chỉ nam định hƣớng.

Kinh Trung Bộ đã đóng vai trò quan trọng đối với việc bảo tồn bản sắc Phật giáo nguyên thủy trƣớc những biến thiên của Phật giáo trong thời đại ngày nay.

Qua kinh Trung Bộ, chúng ta cũng có thể thấy đƣợc một số quan điểm của các giáo phái ngoại đạo lúc bấy giờ thể hiện trong những cuộc đối thoại với đức Phật.

Với vai trò là một bộ kinh nguyên thủy, kinh Trung Bộ đã đƣợc các học giả trên khắp thế giới dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Cho đến nay, nó vẫn nguyên là nguồn tài liệu quý báu cho các đệ tử Phật trong việc tìm hiểu và thực hành theo con đƣờng của đức Phật, cũng nhƣ giới học giả học khi nghiên cứu về Phật giáo nói chung.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong nội dung chƣơng 1, đã cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về bộ kinh Trung Bộ. Trong đó, với phần giới thiệu về Tam tạng kinh điển đã cho thấy rằng, Kinh Trung Bộ là một trong những bộ kinh Nguyên thủy, chứa đựng những lời dạy của chính đức Phật. Qua những “Hội nghị kết tập kinh điển”, chúng ta thấy rằng, kinh điển Phật giáo đã đƣợc kết tập một cách khoa học, công phu và mang tính lịch sử. Đây chính là những sự kiện lịch sử mang tính chất quyết định và thiết yếu cho việc bảo tồn giáo pháp của đức Phật cho các thế hệ ngày nay và mai sau.

Hiện nay, kinh Trung Bộ đã đƣợc nghiên cứu, phổ biến giảng dạy trong hầu hết các trƣờng Phật học tại Việt Nam.

Về nội dung, kinh Trung Bộ gồm ba tập với 152 bài kinh. Chứa đựng rất nhiều tinh hoa và các pháp môn tu hành căn bản của đạo Phật nhƣ: duyên khởi, vô thƣờng, vô ngã, nghiệp báo, luân hồi, tứ diệu đế... chính vì thế, kinh Trung Bộ có một vị trí vô cùng quan trọng và đƣợc coi nhƣ là nền tảng đầu tiên và cốt lõi cho toàn bộ hệ thống kinh điển phát triển sau này của Phật giáo.

CHƢƠNG 2

MỘT SỐ NỘI DUNG NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG KINH TRUNG BỘ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan phật giáo trong kinh trung bộ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)