6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4. CON ĐƢỜNG ĐƢA ĐẾN HẠNH PHÚC CHO CON NGƢỜI
2.4.1. Nếp sống hòa hợp
Cộng đồng tăng, ni nói riêng và cộng đồng phật tử nói chung là một trong những tổ chức đƣợc hình thành rất sớm trong lịch sử nhân loại. Vào khoảng thế kỷ thứ V trƣớc công nguyên, sau khi thuyết bài pháp đầu tiên (tứ diệu đế) giáo hóa cho năm anh em Kiều trần nhƣ, cộng đồng Phật giáo bắt đầu đƣợc thành lập. Một thời gian sau, cộng đồng này đã phát triển lớn mạnh một cách nhanh chóng. Trong cộng đồng này, bao gồm sự xuất thân của rất nhiều các thành phần trong xã hội: từ vua, quan đến dân chúng, từ trƣởng giả đến những ngƣời làm thuê, những du sĩ ngoại đạo….gọi là “tứ chúng đồng tu” (Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, nam phật tử và nữ phật tử). Tuy nhiên, cộng đồng này không xây dựng trên nguyên tắc phục tùng uy quyền của thần linh, giáo chủ, thủ lĩnh,… mà đƣợc xây dựng trên ý thức của mỗi cá nhân với sáu nguyên tắc
sống hoà hợp hay còn gọi là “sáu khả niệm pháp”, “sáu phép hòa kính”, thích ứng với mọi lợi ích cho cá nhân và lợi lạc cho cộng đồng. “Này các Tỳ kheo, có sáu pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tƣơng ái, tạo thành tƣơng kính, đƣa đến hòa đồng, đƣa đến vô tranh luận, hòa hợp, nhất trí” [9, tr.704].
Theo kinh Trung Bộ, nếp sống hòa hợp đƣợc thể hiện trên sáu lĩnh vực và theo thứ tự nhƣ sau:
Thứ nhất, thân hoà đồng trụ: nguyên tắc này có nghĩa là "hoà đồng trên nguyên tắc hành động”; mọi hoạt động, hành vi trong cộng đồng đệ tử đức Phật đều hợp nhất: đi cùng đi, ở cùng ở, ăn cùng ăn, làm cùng làm, nghỉ cùng nghỉ,… không lập dị kiểu cách, không phách lối quan liêu, biết hoà mình, đồng sự đối với mọi ngƣời, không sống đóng khung, cô lập, để rồi gây rạn nứt, sứt mẻ đối với những ngƣời cùng chung sống cả trƣớc mặt lẫn sau lƣng, để tạo thành mối tƣơng thân, tƣơng ái, tƣơng kính và hoà hợp lẫn nhau. Nhƣ vậy, nguyên tắc này đƣợc xem là bí quyết cho sự an lạc, hạnh phúc cho cá nhân và thịnh vƣợng cho tổ chức.
“Ở đây, này Ananda, Tỳ kheo an trú từ thân nghiệp, đối với các vị đồng Phạm hạnh, chỗ đông ngƣời và chỗ vắng ngƣời. Khả niệm pháp này, tác thành khả ái, tác thành tôn kính đƣa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất” [11, tr.76].
Thứ hai, khẩu hoà vô tránh: nguyên tắc này có nghĩa là “hoà đồng trên nguyên tắc ngôn luận”; luôn dùng lời ái ngữ dễ mến, tạo niềm tin yêu thật sự cho ngƣời nghe, không nói lời lọc lừa mà lời nói thành thật; không nói lời thêu dệt mà nói lời ngay thẳng; không nói lời hung ác mà nói lời từ ái; không nói lời gây chia rẽ và hận thù mà nói lời mang ý nghĩa xây dựng và hoà giải;…; không gây rạn nứt, sứt mẻ mối thâm giao tình cảm đối với những pháp lữ, đồng môn cả trƣớc mặt lẫn sau lƣng,… để tạo thành tƣơng thân, tƣơng ái, tƣơng kính và hoà hợp lẫn nhau, nhất trí không tranh luận; ngoài ra, với ý nghĩa của pháp hoà này, đức Phật còn dạy về những nguyên tắc để dập
tắt sự tranh cãi một cách rất tinh tế. Ngài còn dạy thêm về sự hợp mặt của Tăng đoàn nếu có thì nên: nói năng nhƣ chánh pháp và im lặng nhƣ chánh pháp. Nhƣ vậy, nguyên tắc này đƣợc xem là bí quyết cho sự an lạc, hạnh phúc cho cá nhân và thịnh vƣợng cho tổ chức. “Và lại nữa, này Ananda, Tỳ kheo an trú từ khẩu nghiệp... (nhƣ trên)... đồng nhất” [11, tr.77].
Thứ ba, ý hoà đồng duyệt: Nguyên tắc này có nghĩa là "hoà đồng trên nguyên tắc ý chí”.
Và lại nữa, này Ananda, Tỳ kheo an trú từ ý nghiệp đối với các vị đồng Phạm hạnh, chỗ đông ngƣời và chỗ vắng ngƣời. Khả niệm pháp này tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đƣa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất [11, tr.77].
Trong cộng đồng đệ tử của đức Phật, sự hoà hợp ý chí, tâm tƣ và nguyện vọng, thâm tình đồng môn hoà mục chung sống đƣợc xem là vấn đề tối trọng. Chính nguyên tắc này tạo nên sự tôn kính lẫn nhau, đƣa đến sự đoàn tụ, hòa hợp và đồng nhất. Nói cách khác, phải biết từ bỏ tâm của mình để sống theo tâm của ngƣời khác, nhƣ đoạn kinh “Rừng sừng bò” sau đây:
Bạch Thế Tôn! Chúng con suy nghĩ nhƣ sau: Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống theo tâm của tôn giả này. Và con đã từ bỏ tâm của con để sống theo tâm của tôn giả ấy. Chúng con tuy khác thân nhƣng giống nhƣ đồng một tâm. Nhờ vậy, chúng con sống hòa hợp với nhau nhƣ nƣớc với sữa, sống nhìn nhau với con mắt thiện cảm [9, tr.452].
Thứ tư, lợi hoà đồng quân: nguyên tắc này có nghĩa là "hoà đồng trên nguyên tắc quyền lợi”. Đối với vật chất thuộc tứ sự, tức vật thực, y áo, thuốc men, chỗ ngủ nghỉ nhận đƣợc đúng pháp, hợp pháp; các vị Tỳ kheo san sẻ đồng đều đến các vị đồng phạm hạnh để tạo nên đời sống tƣơng ái, tƣơng kính; và nhất là xóa bỏ sự bất bình đẳng về lợi dƣỡng.
Và lại nữa, này Ananda, với mọi sở đắc nhƣ pháp, mọi lợi dƣỡng đúng pháp cho đến những thọ lãnh trong bình bát, Tỳ kheo là vị san
sẻ các lợi dƣỡng nhƣ vậy, là vị thọ hƣởng chúng cùng với các vị đồng Phạm hạnh có giới đức. Khả niệm pháp này cũng tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đƣa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất [11, tr.77].
Với những ngƣời cùng chung sống trong tổ chức truyền thống cộng đồng đệ tử đức Phật, mọi quyền lợi từ vật chất cùng nhƣ tinh thần đều cùng nhau san sẻ đồng đều bình đẳng với nhau, biết nhƣờng nhịn lẫn nhau, không so đo, tính toán, không ganh ghét đố kỵ, tƣ hiềm tranh quyền đoạt lợi.
Thứ năm, giới hòa đồng tu: nguyên tắc này có nghĩa là "hoà đồng trên nguyên tắc kỷ luật”. Cộng đồng đệ tử đức Phật giữ gìn giới luật không để bị nhiễm ô, sứt mẻ đối với những ngƣời bạn đồng tu cả trƣớc mặt lẫn sau lƣng, để tạo thành tƣơng thân, tƣơng ái, tƣơng kính và hoà hợp lẫn nhau. Đức Phật dạy: Phật tử tại gia giữ năm giới, xuất gia nhƣ: Sa di, Sa di ni giữ mƣời giới, Tỳ kheo giữ 250 giới, Tỳ kheo ni giữ 348 giới.
Lại nữa, này các Tỳ kheo, đối với các giới luật không có vi phạm, không có tỳ vết, không có vẩn đục, không có uế tạp, giải thoát, đƣợc ngƣời trí tán thán, không bị chấp trƣớc, đƣa đến thiền định, Tỳ kheo sống thành tựu trong các giới luật ấy với các vị đồng phạm hạnh cả trƣớc mặt lẫn sau lƣng. Pháp này... (nhƣ trên)... đƣa đến nhất trí [9, tr.705].
Và lại nữa, này Ananda, đối với mọi giới luật nào, không sứt mẻ, không tỳ, không vết, không ô uế, giải thoát, đƣợc ngƣời trí tán thán, không chấp thủ, đƣa đến thiền định, Tỳ kheo sống thành tựu những giới luật nhƣ vậy cùng với các vị đồng Phạm hạnh giữa chỗ đông ngƣời và tại chỗ vắng ngƣời. Khả niệm pháp này cũng tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đƣa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất [11, tr.77].
thoát tâm linh. Lộ trình đƣa đến mục tiêu ấy là trì giới. Nó giúp chúng ta thanh lọc tâm hồn, thân chứng chân lý giải thoát. Giới luật là hàng rào bảo vệ an toàn phẩm hạnh nhân cách, ngăn ngừa điều sai trái, dứt trừ điều xấu xa (phòng phi chỉ ác). Hơn nữa, giới luật của Phật giáo chính là nền luân lý, đạo đức, ngoài việc thánh thiện hoá cho cá nhân ra, còn đƣợc xem là những nguyên tắc thăng hoa cho cộng đồng xã hội. Theo tinh thần Duyên sinh vô ngã, Phật giáo cho rằng, cá nhân không thể tách rời cộng đồng, và cộng đồng không ngoài cá nhân; vì vậy, sự trong sạch tƣ cách của cá nhân chính là sự thăng hoa và thịnh vƣợng của cộng đồng tổ chức.
Chúng ta cũng biết, quốc gia không luật pháp, quốc gia suy vong; tổ chức không kỷ luật, tổ chức ô hợp; tôn giáo không giáo luật, tôn giáo tục lậu. Cũng vậy, Phật giáo là một tổ chức cộng đồng có một nền giới luật chặt chẽ và nghiêm minh, nhƣng có một tính chất ƣu việt hơn các tổ chức xã hội cũng nhƣ tôn giáo khác là giới luật không xem nhƣ là một giáo luật hay tín điều đầy uy quyền do một đấng tối cao nào, hoặc cơ quan chuyên chế pháp định nào đó ban hành, mà nó đƣợc xem là một bản thoả thuận chung của cộng đồng đệ tử của đức Phật. Thời đức Phật còn tại thế, sự kiết giới và chế định luật nghi, Ngài không áp đặt, mà là dựa trên nguyên tắc "tuỳ phạm tuỳ kiết”, nghĩa là trong thực tế những sự kiện nào đã gây ra sự bất ổn, bất hạnh cho cá nhân và cộng đồng thì đức Phật dựa vào đó mà chế định ra giới luật. Do đó, giới luật đƣợc xem là hàng rào, là thành luỹ bảo vệ an toàn cho cuộc sống phạm hạnh, cuộc sống đầy thánh thiện, giúp cho mọi ngƣời Phật tử tại gia cũng nhƣ xuất gia chuyển hoá phiền não, khổ đau để thoát ly mọi hệ lụy của tham lam, sân hận, si mê,… hƣớng đến thanh tịnh, từ bi và trí giác; nhằm đem lại sự thanh bình và an lạc cho cuộc đời.
Thứ sáu, kiến hoà đồng giải: Nguyên tắc này có nghĩa là "hoà đồng trên nguyên tắc nhận thức”, thành tựu mọi tri kiến, hợp nhất mọi nhận thức. Trong cộng đồng đệ tử đức Phật, không những nâng đỡ nhau về đời sống vật chất
mà còn giúp nhau trong cuộc sống tinh thần về tri thức, tri kiến và hiểu biết. Và lại nữa, này Ananda, đối với mọi tri kiến thánh thiện, đƣa đến xuất ly, dẫn đến sự chơn chánh, đoạn diệt khổ đau cho những ai thực hành theo, Tỳ kheo sống thành tựu những tri kiến nhƣ vậy cùng với các vị đồng Phạm hạnh trƣớc chỗ đông ngƣời và tại chỗ vắng ngƣời. Khả niệm pháp này cũng tác thành khả ái, tác thành tôn kính đƣa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa đồng, đồng nhất. [11, tr.77]
Ở đây, nếu có ngƣời nào, có tinh cần tu tập, thành tựu đƣợc tri kiến chơn chánh nào, phải biết san sẻ, minh giải cho các vị đồng tu để họ có đƣợc những tri kiến chơn chánh nhƣ mình vậy. Đấy gọi là kiến hòa. Một hội chúng tu học, không thể nào đƣa đến hòa hợp đƣợc khi những kiến giải về giáo pháp bất đồng với nhau, sai lệch nhau cả từ nguyên lẫn ngữ nghĩa. Khi mà những thấy, biết về giáo pháp rơi vào các quan niệm, quan điểm cá nhân, rơi vào các chứng lý cục bộ, phiến diện thì hội chúng ấy sẽ dẫn đến tranh luận, tranh chấp bất hòa, phân ly rồi tan rã.
Đây là nguyên lý cuối cùng của Lục hoà cộng trụ, nhƣng cũng là nguyên lý bao quát nhất trong tất cả các nguyên lý trên trong nguyên tắc ứng xử trong đời sống cộng đồng đệ tử của đức Phật.
Với sáu nguyên tắc chung sống hòa hợp trên, nguyên tắc nào cũng giữ một vai trò quan trọng nhất định giúp cộng đồng đƣợc an lạc hạnh phúc. Nhƣng, theo đức Phật “kiến hoà đồng giải” là nguyên tắc giềng mối cho các nguyên tắc còn lại:
Này các Tỳ kheo, có sáu pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tƣơng ái, tạo thành tƣơng kính, đƣa đến hòa đồng, đƣa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Này các Tỳ kheo, trong sáu pháp cần phải ghi nhớ này, có một pháp tối thƣợng, thâu nhiếp tất cả, làm giềng mối cho tất cả, chính là tri kiến này, thuộc về bậc Thánh, có
khả năng hƣớng thƣợng, khiến ngƣời thực hành chân chánh diệt tận khổ đau. Này các Tỳ kheo, ví nhƣ một căn nhà có mái nhọn nhƣ ngọn tháp, có một pháp tối thƣợng, thâu nhiếp tất cả, làm giềng mối cho tất cả, chính là mái nhọn. Cũng vậy, này các Tỳ kheo, trong sáu pháp cần phải ghi nhớ này, có một pháp tối thƣợng... khiến ngƣời thực hành chân chánh diệt tận khổ đau [9, tr.705].
Nhìn chung, tinh thần Lục hoà là bí quyết của hành vi ứng xử cao thƣợng của một cá nhân, là một nếp sống đẹp để xây dựng đời sống cộng đồng. Sáu nguyên tắc sống hoà hợp này đƣợc xem nhƣ là bản hiến pháp đầu tiên trong Phật giáo, với tinh thần thoả thuận chung rất cởi mở, tự do và ý thức. Thiết nghĩ, nguyên lý sống này không riêng gì nếp sống đạo mà nó thích ứng trong mọi gia đình, học đƣờng và bất cứ hoạt động tổ chức xã hội nào.
Nếu có thể áp dụng trong đời sống gia đình thì gia đình ấy đƣợc ấm êm, hạnh phúc.
Nếu có thể áp dụng trong đời sống tập thể, tổ chức nào thì tập thể, tổ chức ấy sẽ đƣợc lớn mạnh, hƣng vƣợng, đoàn kết.
Nếu có thể áp dụng cho mỗi quốc gia, thì quốc gia, dân tộc ấy sẽ đƣợc giàu mạnh, văn minh, tiến bộ.
Nếu có thể áp dụng vào các tu viện, tự viện, thiền viện, Phật học viện, giáo hội Tăng-già thì Phật giáo sẽ còn tồn tại và hƣng thịnh dài lâu.
2.4.2. Bát Chánh Đạo
Bát chánh đạo là con đƣờng tám nhánh để giải thoát khỏi khổ đau. Bát chánh đạo là giáo lý trung tâm của “đạo đế” (trong tứ đế) gồm ba mƣơi bảy phẩm trợ đạo. Ðây là con đƣờng độc nhất đi vào giải thoát hết thảy các lậu hoặc. Ngƣời thực hành có thể đi vào giải thoát bằng ngõ bảy giác chi, bốn niệm xứ, nhƣng tất cả những ngõ đƣờng ấy đều đƣợc bao hàm trong Bát chánh đạo: chánh kiến (cái nhìn đúng đắn), chánh tƣ duy (suy nghĩ chân chánh), chánh ngữ (lời nói chân chánh), chánh nghiệp (hành động chân
chánh), chánh mạng (nghề nghiệp chân chánh), chánh tinh tấn (siêng năng, tinh cần đúng đắn), chánh niệm (tƣởng nhớ đúng đắn), và chánh định (sự tập trung đúng đắn).
Từ tập khởi của vô minh có tập khởi của lậu hoặc; từ đoạn diệt của vô minh có đoạn diệt của lậu hoặc và thánh đạo tám ngành này là con đƣờng đƣa đến đoạn diệt của lậu hoặc, tức là: chánh tri kiến, chánh tƣ duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định [9, tr.128].
Chánh Kiến: hay chánh tri kiến là ngƣời có cái thấy, cái biết chân chánh. Rải rác trong Trung bộ kinh, đức Phật và tôn giả Sāriputta thuyết về chánh kiến, nội dung khá dài nhƣng ta có thể tóm tắt cô đọng nhƣ sau: thấy rõ thiện và bất thiện, thấy rõ căn gốc của thiện và căn gốc của bất thiện, thấy rõ căn gốc của thiện là vô tham, vô sân, vô si và căn gốc của bất thiện là tham, sân và si, thấy đúng bản chất của tâm, vật, thế gian, thế giới đều là duyên sinh, vô thƣờng, vô ngã. Tóm lại, là thấy rõ ngũ uẩn, thập nhị nhân duyên và tứ đế.
Tiếp đó, đức Phật nói: thấy rõ tà kiến là tà kiến, thấy rõ chánh kiến là chánh kiến.
Tuệ tri tà kiến là tà kiến, tuệ tri chánh kiến là chánh kiến. Nhƣ vậy là chánh kiến của vị ấy.
Và này các Tỳ kheo, thế nào là tà kiến? Không có bố thí, không có cúng dƣờng, không có tế tự, không có quả báo các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh; ở đời không có các vị Sa-môn, Bà-la- môn, chánh hƣớng, chánh hạnh, sau khi với thƣợng trí tự mình chứng đạt lại tuyên bố lên. Nhƣ vậy, này các Tỳ Kheo là tà kiến. Và này các Tỳ Kheo, thế nào là chánh kiến? Chánh kiến này các Tỳ Kheo, Ta nói có hai loại. Này các Tỳ Kheo, có loại chánh kiến hữu lậu, thuộc phƣớc báo, đƣa đến quả sanh y; có loại chánh kiến, này
các Tỳ Kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi [11, tr.238].
Chánh kiến gồm có hai loại: chánh kiến hữu lậu và chánh kiến vô lậu: Chánh kiến hữu lậu là sự nhìn nhận, thấy biết, tin tƣởng vào những định luật có tính chân lý trong cuộc đời này.
Và này các Tỳ kheo, thế nào là chánh kiến hữu lậu, thuộc phƣớc báo,