CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TRUNG BỘ
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Nhân sinh quan là một bộ phận cấu thành chức năng thế giới quan triết học. “Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm, quan điểm chung nhất của con ngƣời về thế giới, về xã hội loài ngƣời, về cuộc sống và vai trò của con ngƣời trong thế giới. thế giới quan bao gồm vũ trụ quan ( tất cả những quan niệm chung nhất về vũ trụ) và nhân sinh quan (toàn bộ những quan niệm chung nhất về xã hội và con ngƣời)” [1, tr.13-14]
Chúng ta có thể hiểu, nhân sinh quan là toàn bộ những quan niệm chung nhất về xã hội và con ngƣời. Những quan niệm về con ngƣời và cuộc sống của con ngƣời đề cập đến những vấn đề: Con ngƣời là gì? Bản tính, bản chất con ngƣời? mục đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống con ngƣời ra sao? Mối quan hệ giữa con ngƣời và thế giới? Con ngƣời có thể làm gì để vƣợt qua những đau khổ, giải phóng mình, đạt tới tự do?con ngƣời sẽ phải nhƣ thế nào để có một cuộc sống tốt đẹp nhất?
Nhân sinh quan Phật giáo là toàn bộ những quan điểm chung nhất của Phật giáo đề cập đến những vấn đề con ngƣời và cuộc sống con ngƣời nhƣ: con ngƣời do đâu mà ta có mặt trong cõi đời này?” thực trạng về cuộc sống của con ngƣời nhƣ thế nào? Thân phận con ngƣời ra sao? Con ngƣời có thể làm gì để diệt trừ đau khổ, đạt đƣợc tự do, hạnh phúc trong hiện tại và giải thoát trong tƣơng lai?
Theo tinh thần của Phật giáo, Phật giáo chỉ có một mục tiêu duy nhất là làm thế nào để con ngƣời diệt trừ tất cả khổ đau và đạt đƣợc sự giác ngộ, giải thoát. Đó là tƣ tƣởng cốt lõi xuyên suốt trong ba tạng kinh điển của Phật giáo.
Phật giáo Nguyên thủy hay Phát triển, hay bất cứ tông phái nào của Phật giáo cũng không ngoài mục tiêu đó. Chính vì vậy, khi nói đến nhân sinh quan Phật giáo, cũng đồng nghĩa rằng chúng ta sẽ phải tiếp cận đến toàn bộ những hệ thống kinh điển đồ sộ của Phật giáo. Tuy nhiên, ở đây, chúng ta chỉ tìm hiểu những quan điểm chung nhất của Phật giáo về con ngƣời và cuộc sống con