Ảnh hƣởng về mặt đạo đức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan phật giáo trong kinh trung bộ (Trang 117 - 142)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TRUNG BỘ

3.2.3. Ảnh hƣởng về mặt đạo đức

Trong suốt chiều dài lịch sử đồng hành cùng dân tộc, bên cạnh những ảnh hƣởng và đóng góp rất lớn trong việc hình thành, củng cố, điều chỉnh và phát triển các giá trị trong đời sống tinh thần, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhân sinh quan Phật giáo với các giá trị đạo đức đã thực sự bén rễ và ảnh hƣởng không nhỏ trong việc xây dựng các giá trị đạo đức, nhân cách con ngƣời và xã hội Việt.

Theo tinh thần của giáo lý “Duyên khởi” và “Nhân quả nghiệp báo”, các giáo lý cơ bản của Phật giáo nói chung thì không có gì tự nhiên mà có, tất cả đều có nguyên nhân và những điều kiện cần thiết. Từ đó, con ngƣời tự chịu trách nhiệm về hành động của mình. Hạnh phúc hay khổ đau đƣợc xuất phát từ nguồn gốc thiện hay ác nơi thân, miệng, ý của chính mình. Giá trị của nó chính là việc khẳng định con ngƣời làm chủ đƣợc cuộc sống của mình, đặt con ngƣời vào đúng vị trí, vai trò của mình trong xã hội. Trên cơ sở đó, giúp con ngƣời phát huy hết những đặc tính ƣu việt, giảm thiếu những nhân tố đƣa tới sự bất lợi cho bản thân, gia đình và xã hội

Ảnh hưởng trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức

quả Nghiệp báo”, “Lục hòa”, “Bát chính đạo”... của nhân sinh quan Phật giáo đã tác động mạnh mẽ, thẩm thấu và ảnh hƣởng sâu sắc, tạo ra những dƣ luận xã hội đúng đắn, tạo ra hệ thống các nguyên tắc có ảnh hƣởng chi phối hành vi đạo đức đƣợc chấp nhận bởi xã hội, cụ thể nhƣ khuyến khích cái thiện, cái tốt, lên án, phê phán cái ác, cái xấu…, góp phần điều chỉnh hành vi đạo đức, làm cho nó phù hợp với sự tiến bộ xã hội, tạo nên những giá trị đạo đức đích thực. Đồng thời, những tƣ tƣởng đó đã góp phần giúp cho mỗi con ngƣời Việt, tức bản thân chủ thể đạo đức tự giác điều chỉnh hành vi của mình theo những chuẩn mực đạo đức xã hội, phù hợp với những lợi ích xã hội.

Ảnh hưởng trong việc giáo dục đạo đức

Những tƣ tƣởng nhân sinh quan Phật giáo đƣợc các tầng lớp ngƣời Việt vận dụng cùng với những tƣ tƣởng, chuẩn mực đạo đức xã hội, những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, biến nó thành những thƣớc đo giá trị nhằm điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân giúp cho hành vi cá nhân phù hợp với lợi ích xã hội.

Mỗi ngƣời Việt với tinh thần cầu thị, dù ít dù nhiều hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, cũng đã tiếp thu những tƣ tƣởng nhân sinh quan Phật giáo để củng cố các chuẩn mực đạo đức cá nhân, xây dựng tòa án lƣơng tâm nhằm phán xét, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với tƣ tƣởng, chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Ảnh hưởng trong hoạt động nhận thức

Trong hoạt động nhận thức và trong hành vi, ngƣời Việt đã lựa chọn, đánh giá và tiếp nhận những tƣ tƣởng nhân sinh quan Phật giáo, chuyển hóa nó thành các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ ứng xử. Từ đó, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tƣơng thân tƣơng ái, “lá lành đùm lá rách”, “thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”… tạo nên nhân cách con ngƣời Việt, giúp cho họ có cuộc sống lành mạnh, trong sạch, giản dị, có lòng nhân ái, yêu thƣơng đồng loại, biết cảm thông, quan tâm đến nỗi khổ của ngƣời khác, giúp

đỡ ngƣời khác trong lúc hoạn nạn…

Nhìn chung, những chuẩn mực đạo đức Phật giáo cũng xâm nhập và tác động nhất định đến nền đạo đức của dân tộc Việt Nam. Đạo đức Phật giáo đã thực sự ăn sâu vào đạo lý truyền thống dân tộc, ảnh hƣởng sâu sắc đến tâm lý, lối sống, phong tục, tập quán của ngƣời Việt, góp phần bổ khuyết những giá trị đạo đức mới, phù hợp với tâm lý, đạo đức của ngƣời Việt, làm phong phú và sâu sắc thêm hệ thống giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.

Tóm lại, qua từng thời kỳ lịch sử xã hội Việt Nam, từ khi du nhập và bén rể đến nay, những giá trị của giáo lý Phật giáo nói chung và những giá trị của nhân sinh quan Phật giáo trong kinh Trung Bộ nói riêng đã có những ảnh hƣởng và đóng góp to lớn đến nhiều lĩnh vực đối với đời sống tinh thần và đã góp phần làm nên bản sắc văn hoá đặc sắc, làm nên “linh hồn” dân tộc Việt.

Trong thời đại ngày nay, những vấn nạn đang đặt ra cho loài ngƣời ở mọi lĩnh vực cá nhân, gia đình, xã hội và toàn nhân loại. Đó là tính ích kỷ cá nhân, bạo lực gia đình, lối sống hƣởng thụ vật chất, đạo đức xã hội ngày càng bị xuống cấp nghiêm trọng, xung đột sắc tộc, tôn giáo, nguy cơ chiến tranh, ô nhiễm môi trƣờng và biến đổi khí hậu.v.v. Một trong những nguyên nhân cơ bản của những vấn nạn đó là do sự tham vọng thái quá của con ngƣời, những giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội bị phá vỡ. Theo thuyết “Duyên khởi” muôn vật hòa hợp mà sinh, Phật giáo đề ra quan niệm vô ngã. Phật giáo cho rằng ngã chấp là nguồn gốc của mọi tham vọng, mọi cái ác, cái gốc của phiền muộn. Phật giáo chủ trƣơng vô ngã, vô ngã chấp. Quan niệm vô ngã này giúp làm giảm sự chấp trƣớc với hiện thực, làm phai nhạt sự hƣởng thụ, danh lợi, nâng cao các giá trị tinh thần.

Đối với xã hội Việt Nam hiện nay, chúng ta đang bƣớc vào một giai đoạn hội nhập sâu sắc và toàn diện với khu vực và quốc tế. Bên cạnh việc hội nhập kinh tế quốc tế…, chúng ta cũng thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động giao

lƣu văn hoá và tri thức quốc tế, tăng cƣờng sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Trong quá trình đó, những cơ hội và thuận lợi để phát triển đất nƣớc là rất lớn. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực cũng không hề nhỏ. Đặc biệt, trên lĩnh vực văn hoá, tinh thần, các yếu tố văn hoá mới và phi văn hóa bên ngoài xâm nhập ồ ạt, tác động làm cho tính ích kỷ cá nhân mỗi ngày một tăng lên, bạo lực gia đình, lối sống hƣởng thụ vật chất lan rộng, đạo đức xã hội ngày càng bị xuống cấp nghiêm trọng, làm tổn hại bản sắc văn hoá dân tộc, khuynh đảo các giá trị đạo đức.

Trong bối cảnh đó, tại Nghị quyết Bộ Chính trị về một số định hướng trong công tác tư tưởng đã nêu rõ: “những giá trị văn hóa truyền thống vững bền của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nƣớc nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân, đức tính cần cù, vƣợt khó, sáng tạo trong lao động. Đó là nền tảng sức mạnh tinh thần to lớn để nhân dân ta xây dựng một xã hội phát triển, tiến bộ, công bằng, nhân ái” [24, tr.19].

Tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng cũng đã khẳng định rằng: “Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và mở rộng giao lƣu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc” [25, tr.11]. Bên cạnh đó, Đảng và nhà nƣớc ta cũng đã phát động những phong trào bảo vệ bản sắc văn hóa, những phong trào nhân đạo “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”… để cùng nhau xây dựng đời sống giàu đẹp, hạnh phúc; một mặt, để khẳng định, bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống. Một lần nữa, chúng ta thấy những giá trị nhân sinh của “Duyên khởi”, “Vô ngã”, “Bát chánh đạo”, những qui phạm đạo đức nhƣ “thập thiện nghiệp”, “Lục hòa” của Phật giáo nói chung và kinh Trung Bộ nói riêng đƣợc khẳng định và thực sự phát huy vai trò của mình. Các giá trị này có thể góp phần làm phong phú truyền thống nhân đạo và làm giàu bản sắc dân tộc theo hƣớng ngày càng nhân bản hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 luận văn đã nêu lên những giá trị nhân bản, giá trị giáo dục, đạo đức, những yếu tố duy vật và biện chứng …, cùng với đó là những hạn chế nhất định của của nhân sinh quan Phật giáo trong kinh Trung Bộ.

Nội dung chƣơng này cũng đã cho thấy đƣợc sự ảnh hƣởng của những giá trị của nhân sinh quan Phật giáo trong kinh Trung Bộ đối với đời sống tinh thần ngƣời Việt trên các phƣơng diện: tƣ tƣởng, phong tục tập quán và đạo đức. Qua đó, gợi ý cho chúng ta có thể vận dụng các giá trị này góp phần làm phong phú và sâu sắc thêm hệ thống giá trị đạo đức truyền thống, làm giàu thêm bản sắc văn hoá, nâng cao các giá trị tinh thần của dân tộc Việt.

KẾT LUẬN

Qua ba chƣơng của luận văn, với việc phân tích, tìm hiểu đề tài “nhân sinh quan Phật giáo trong kinh Trung Bộ, chúng ta có thể đi đến một số kết luận sau:

Thứ nhất, kinh Trung Bộ đƣợc ra đời trong thời kỳ sơ khai của Phật giáo, do chính đức Phật giảng dạy, hoặc xác chứng và đƣợc kết tập, truyền thừa một cách khoa học cho đến ngày nay. Nội dung bộ kinh không chỉ tái hiện lại những sinh hoạt thƣờng ngày của đức Phật cùng xã hội Ấn Độ đƣơng thời, mà còn chứa đựng những lời dạy, cùng những pháp môn tu tập căn bản của đức Phật. Qua kinh Trung Bộ, có thể giúp chúng ta tiếp cận đúng đắn nhất về giáo lý Phật giáo, cũng nhƣ những tƣ tƣởng quan điểm nguyên thủy của Phật giáo. Nội dung ba tập của kinh Trung Bộ, đã thể hiện rất rõ những giáo lý cơ bản nhƣ: “Duyên khởi”, “Tứ diệu đế”, “Bát chánh đạo”, “Ngũ uẩn”, “Nghiệp báo”, “Lục Hòa”,“vô thƣờng”, “vô ngã”… Đây cũng chính là những tƣ tƣởng nền tảng của toàn bộ hệ thống giáo lý Phật giáo Nguyên thủy và Phát triển.

Thứ hai, mặc dầu, chính bản thân đức Phật thuyết giảng giáo lý chủ yếu hƣớng đến việc giải quyết các vấn đề cấp thiết của con ngƣời, các vấn đề “sanh, lão, bệnh, tử” (khổ), “nguyên nhân của sanh, lão, bệnh, tử” (nguyên nhân của khổ), con đƣờng hay cách thức đƣa đến diệt khổ và hạnh phúc chân thật có đƣợc sau khi diệt khổ. Đức Phật không chủ trƣơng xây dựng những học thuyết hay bất cứ một trƣờng phái triết học nào. Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu, tìm hiểu kinh Trung Bộ trên phƣơng diện triết học, chúng ta cũng thấy rằng những nội dung cơ bản về nhân sinh của Phật giáo, những quan điểm về nguồn gốc con ngƣời cũng nhƣ bản chất con ngƣời…đã đƣợc thể hiện một cách tƣờng tận và nhất quán, sâu sắc, đầy đủ và xuyên suốt.

Các quan điểm về “Duyên khởi”, “Ngũ uẩn”, "vô ngã"…, đã cho thấy rằng, con ngƣời không hiện hữu theo quan điểm duy vật luận hay duy tâm

luận, cũng không phải do “Thƣợng đế” hay “Phạm thiên” sắp đặt. Con ngƣời hiện hữu từ các yếu tố: sắc (thuộc về vật chất) và thọ, tƣởng, hành, thức (thuộc về tinh thần) theo nguyên lý duyên khởi: “Cái này có nên cái kia có, cái này sanh nên cái kia sanh” [9, tr.575]; “Cái này không có nên cái kia không có, cái này diệt nên cái kia diệt” [9, tr.579].

Trong kinh Tƣơng Ƣng Bộ, đã nói đến quan điểm của đức Phật nhƣ sau: Ngoại đạo lõa thể Kassapa đặt vấn đề với đức Phật rằng: "có phải khổ do mình làm ra, hay do ngƣời khác làm ra? hay do mình và ngƣời khác làm ra? hoặc khổ do tự nhiên sinh?" Đức Phật đã nói nghĩa trung đạo: "khổ do duyên sinh” [17, tr.388].

Chính con ngƣời cũng nhƣ tất cả sự vật hiện tƣợng trong vũ trụ đều đƣợc hiện hữu theo nguyên lý duyên khởi, nên chúng không thể có cái ngã tính nào làm chủ tể.

Thứ ba, nhân sinh quan Phật giáo trong kinh Trung Bộ cũng đã chỉ ra thực trạng của con ngƣời là nhiều đau khổ. Nguyên nhân của sự đau khổ đó là do “si” hay “vô minh”, nên không thấy đƣợc vạn pháp là do “duyên sinh – vô ngã”. Từ đó khởi lên chấp thủ, tham ái, sân hận…tạo tác nghiệp bất thiện, khiến đau khổ sinh khởi. Nếu nhƣ con ngƣời có thể xa lìa mọi cực đoan, thực hành con đƣờng “Bát chánh đạo”, thì sẽ thành tựu đƣợc sự an lạc và hạnh phúc đích thực.

Thứ tư, trên phƣơng diện con ngƣời xã hội, những quan điểm nhân sinh của Phật giáo này vẫn có những hạn chế nhất định, song, nó đã có những nhìn nhận và lý giải đầy tính thuyết phục về con ngƣời và cuộc đời con ngƣời. Nó không chỉ phủ nhận thế giới quan thần quyền mà còn lên án mọi sự bất công, bất bình đẳng, đau khổ của xã hội do chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội gây nên. Nó quan tâm đến thân phận và đời sống của mỗi con ngƣời và chủ trƣơng giải thoát cho tất cả chúng sinh khỏi những nỗi khổ của cuộc đời bằng chính đời sống đạo đức và sức mạnh của trí tuệ của con ngƣời. Qua đó, nó đã

thể hiện tính chất nhân bản vô cùng sâu sắc, đem lại niềm tin, sức sống cho con ngƣời, xã hội đƣơng thời và vẫn thiết thực lợi ích cho con ngƣời và xã hội hiện đại. Nó cũng giúp con ngƣời nhìn nhận đúng bản chất con ngƣời và cuộc đời, góp phần nào đó giải tỏa những căng thẳng, bế tắc, giảm bớt lòng ham muốn quá mức về vật chất, giúp cho cuộc sống con ngƣời chất lƣợng hơn và trở về với những giá trị thực của chính mình.

Thứ năm, quan điểm về sự giải thoát của Phật giáo trong kinh Trung Bộ đã đƣợc đức Phật chỉ ra một cách rất rõ ràng và thực tế nhƣ là một khoa học về tâm linh. Tuy nhiên, do không đề cao nguyên nhân đấu tranh giai cấp là nguyên nhân chính dẫn đến đau khổ, không chủ trƣơng đấu tranh chống áp bức, bóc lột,… nên tƣ tƣởng giải thoát trong triết học Phật giáo chỉ dừng lại ở sự giải thoát về mặt đời sống tinh thần, tâm linh bằng phƣơng pháp tu tập theo con đƣờng hƣớng thƣợng, không đề cập đến sự khác nhau về địa vị, lợi ích của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội.

Thứ sáu, những giá trị của nhân sinh quan Phật giáo đã có những đóng góp to lớn cho nền văn hoá, văn minh của nhân loại, đã góp phần làm nên bản sắc văn hoá độc đáo của không ít các quốc gia dân tộc trên thế giới. Cũng vậy, từ khi du nhập vào Việt Nam, những giá trị của nhân sinh quan Phật giáo đã góp phần tạo ra những trang sử đẹp trong suốt chiều dài lịch sử,góp phần xây dựng đời sống tinh thần và làm nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt. Không những tác động sâu sắc tới tƣ tƣởng, đạo đức, mà còn có ảnh hƣởng khá đậm nét đến phong tục, tập quán của ngƣời dân Việt.

Trong xã hội ngày nay, đối với thế giới cũng nhƣ Việt Nam, những tƣ tƣởng nhân sinh quan Phật giáo nói chung và kinh Trung Bộ nói riêng vẫn còn nguyên giá trị và những vai trò tích cực của nó.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Hữu Ái, Nguyễn Tấn Hùng (2010), Triết học, Nxb Đà Nẵng.

[2] Đào Duy Anh (1974), Từ điển truyện Kiều, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [3] Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb TP. HCM.

[4] Nguyễn Tƣờng Bách (2011), Lưới trời ai dệt, Tiểu luận khoa học và triết học, Nxb Trẻ, TP. HCM.

[5] Vƣơng Bằng (2014), Phong tục miền Nam, Nxb Lao động. [6] Phan Kế Bính (2014), Việt nam phong tục, Nxb Hồng đức.

[7] Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[8] Thích Minh Cảnh (chủ biên) (2010), Từ điển phật học Huệ quang, Nxb Tổng hợp, TP. HCM.

[9] Thích Minh Châu (dịch) (1992), Đại tạng kinh Việt Nam – Kinh Trung Bộ,

Tập I, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.

[10] Thích Minh Châu (dịch) (1992), Đại tạng kinh Việt Nam – Kinh Trung Bộ, Tập II, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.

[11] Thích Minh Châu (dịch) (1992), Đại tạng kinh Việt Nam – Kinh Trung Bộ, Tập III, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.

[12] Thích Minh Châu (dịch) (2016), Đại tạng kinh Việt Nam Nam truyền -

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan phật giáo trong kinh trung bộ (Trang 117 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)