Tiến trình giải thoát

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan phật giáo trong kinh trung bộ (Trang 89 - 97)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TRUNG BỘ

2.5. QUAN ĐIỂM VỀ SỰ GIẢI THOÁT CỦA PHẬT GIÁO TRONG

2.5.2. Tiến trình giải thoát

Nguyên lý của sự giác ngộ giải thoát trong Phật giáo chính là sự nhìn thấy mọi vật, mọi hiện tƣợng nhƣ chúng thực sự là. Ví dụ, ngƣời tu phải nhìn thấy từng khoảnh khắc nhỏ nhất của tâm khi chúng xuất hiện trong các lộ trình tâm (tâm con ngƣời đƣợc ví nhƣ một dòng thác chảy xiết, từng khoảnh khắc tâm nối tiếp nhau tạo thành tâm con ngƣời, nhƣ những giọt nƣớc nối tiếp nhau tạo nên dòng thác). Ngay cả ở thời điểm giác ngộ, ngƣời tu cũng có thể nhìn thấy lộ trình tâm giác ngộ của chính mình. Mỗi bậc thiền chứng đắc đều có chuẩn mốc xác định. Mỗi tầng tuệ giải thoát đều có mô tả và hƣớng dẫn rõ ràng. Sự giác ngộ của đạo Phật không dừng lại ở mức độ chứng đắc các bậc

thiền, mà còn vƣợt qua để đến một giải thoát tối thƣợng không còn bất cứ một tái sanh nào trong tam giới. Nguyên lý của sự giải thoát tối thƣợng này chính là sự phát tiển các tuệ giải thoát. Chính tuệ giải thoát đã tạo nên sự giác ngộ vĩ đại, không phải do nƣơng tựa từ tha lực của một vị “Phật” nào đó, cũng không phải là do ngẫu nhiên trong một khoảnh khắc tình cờ nào đó. Đây là tinh hoa và đặc điểm riêng của Phật giáo mà tất cả các tôn giáo khác trên địa cầu này không thể có đƣợc.

- Các bậc thiền chứng đắc: gồm có bốn bậc thiền chứng đắc, còn gọi là “tứ thiền”, đã có trƣớc thời đức Phật chứ không phải do đức Phật khám phá ra. Lúc bấy giờ, Bà la môn giáo và nhiều trƣờng phái khác cũng quan tâm đến khổ đau của con ngƣời, họ cũng cố gắng tìm phƣơng thức thoát khổ, và nhiều trƣờng phái cũng thành tựu đƣợc tứ thiền. Tuy nhiên, Tứ thiền trong các tôn giáo đƣợc hiểu là sự nhẹ nhàng, an lạc của con ngƣời do tránh né và xa lánh những khổ đau. Chính vì vậy, sự an lạc đó vẫn nằm trong sự tƣơng đối, tạm thời, vẫn nằm trong cái khổ, không hoàn toàn đƣợc giải thoát khỏi khổ đau.

Theo Phật giáo, các mức thiền này chỉ dành cho ngƣời có quyết tâm tu tập. Muốn nhập định cần phải có chuẩn bị tâm lý trƣớc, cần phải loại bỏ dần suy nghĩ bất thiện. Sau một thời gian luyện tập thiền thì tâm không loạn động nhƣ trƣớc, bớt suy nghĩ bất thiện, loại bỏ bớt vọng tƣởng (những suy nghĩ lung tung tự động khởi niệm trong đầu), gọi là chánh niệm.

Có các pháp, này các Tỳ kheo, làm trú xứ cho niệm giác chi. Ở đây, nếu nhƣ lý tác ý đƣợc làm cho sung mãn, thời đây là món ăn khiến cho niệm giác chi chƣa sanh đƣợc sanh khởi; hay đối với niệm giác chi đã sanh khởi khiến cho đƣợc tu tập, làm cho viên mãn [17, tr.491].

Này các Tỳ kheo, trong khi Tỳ kheo sống viễn ly nhƣ vậy, tùy niệm, tùy tầm pháp ấy; trong lúc ấy, niệm giác chi bắt đầu phát khởi trong Tỳ kheo ấy. Trong khi Tỳ kheo tu tập niệm giác chi; trong khi

ấy, nhờ tu tập, niệm giác chi đi đến viên mãn. Vị ấy trú với chánh niệm nhƣ vậy, với trí tuệ quyết trạch, tƣ sát, thành tựu quán sát pháp ấy [17, tr.493].

Để đạt đƣợc các từng mức thiền, nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào căn cơ từng ngƣời, có thể là vài ngày, vài tuần, có khi khoảng vài chục năm, có khi mƣời mấy hai mƣơi năm, có khi sang cả kiếp khác.

Sơ thiền: bậc thiền thứ nhất: Sơ thiền là mức nhập định đầu tiên, nhƣng trƣớc hết phải là có đƣợc chánh niệm tỉnh giác và phá trừ xong năm triền cái (những phiền não trói buộc), sau đó bƣớc vào một trạng thái thanh tịnh hơn và tự động hơn, tâm tự động an trú trong định. Tâm hành giả lúc này dĩ nhiên là vắng lặng, nhƣng thật ra vẫn còn những ý niệm về công phu của mình, về thành tựu của mình. Những ý niệm này rất thầm lặng, nên hầu nhƣ hành giả không biết là mình đang còn ý niệm, cứ tƣởng rằng mình đã hoàn toàn thanh tịnh. Phật diễn tả đó là trạng thái ly dục sinh hỷ, còn tầm còn tứ (xóa bỏ ái dục, đạt đƣợc an vui, nhƣng còn tiềm ẩn các ý niệm).

Và này Aggivessana, sau khi ăn thô thực và đƣợc sức lực trở lại, Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Này Aggivessana, nhƣ vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta đƣợc tồn tại nhƣng không chi phối tâm ta [9, tr.540].

Trong Sơ thiền, hành giả lìa bỏ đƣợc các ham muốn thế gian vì niềm an vui của nội tâm vừa đầy đủ, vừa thanh khiết, không cần phải giải trí bằng vật chất bên ngoài. Toàn thân hành giả luôn ở trong trạng thái vui sƣớng nhè nhẹ và tràn đầy. Sau khi chết, nếu vẫn còn giữ đƣợc trình độ này thì sẽ sinh vào cõi trời Sơ Thiền.

Cái ý niệm thầm kín về công phu và sự thành tựu của mình tạo nên một loại kiến giải Phật pháp và tâm tự hào bí mật. Hành giả sẽ dễ dàng đối đáp trôi chảy và nắm bắt các lĩnh vực khó, trừu tƣợng, hay say sƣa diễn thuyết lƣu

loát nếu có cơ hội. Vì vậy, tuy Sơ thiền rất là vĩ đại nhƣng cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ đối với đạo đức.

Nhị thiền: bậc thiền thứ hai: hành giả sẽ thấy toàn thân mình giống nhƣ nƣớc trong mát tuôn trào bất tận mà Phật diễn tả nhƣ hồ nƣớc đƣợc suối phun và mƣa tuôn mãi mà không bao giờ lọt nƣớc ra khỏi hồ. Sự an lạc của Nhị thiền thì đằm thắm hơn Sơ thiền vì bớt đi cái tự hào và ý niệm. Phật gọi Nhị thiền là định sinh hỷ lạc, có nghĩa là niềm vui của Nhị thiền do hoàn toàn an ổn trong “định” mà có. Trong đời sống hành giả không còn ham thích trình bày, diễn giải…, và rất hiền lành. Phật gọi là hết tầm hết tứ.

Diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này Aggivessana, nhƣ vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, đƣợc tồn tại nhƣng không chi phối tâm Ta [9, tr.540].

Lúc này hành giả thành tựu trí tuệ rất sắc bén nhanh nhạy, kiến giải Phật pháp là bất tận và vô ngại, không ai có thể hỏi vặn vẹo đƣợc, việc gì nhìn thoáng qua là biết rõ, ngồi thiền rất lâu, thƣờng biết trƣớc giờ chết.

Nếu không bị tà kiến (quan niệm hay nhận thức sai lầm về sự thật, không dựa trên lý duyên khởi, lý nhân quả, lý vô thƣờng và lý vô ngã) xâm nhập thì đƣờng giải thoát của ngƣời đạt Nhị thiền là chắc chắn. Nếu bị tà kiến, lầm cho mình là viên mãn, tƣởng rằng mình đã kiến tánh thành Phật, thì hành giả hƣởng hết phƣớc báo kiếp này qua kiếp sau sẽ bị thoái đọa lui sụt xuống mức độ thấp hơn.

Tam thiền: bậc thiền thứ ba: Đƣợc Phật diễn tả toàn thân nhƣ một bông hoa sen đang vƣơn lên từ trong nƣớc, đƣợc nƣớc bao phủ với nội tâm là xả niệm lạc trú (dứt bỏ ý niệm, thƣờng xuyên trú trong an lạc).

Niềm vui của Tam thiền rất đằm thắm nhỏ nhiệm và đầy khắp, giống nhƣ hoa sen ngập trong nƣớc, tẩm ƣớt, tràn ngập, nhƣng không thấm nƣớc, cũng vậy, niềm vui của Tam thiền rất tự tại, bình an và vƣợt khỏi cơ thể, giống

nhƣ cả không gian đều cùng an vui vậy. Thân của hành giả lúc này giống nhƣ một khối không khí hân hoan an lạc. Lúc này, khi ngồi thiền nhập định, hành giả không còn nghe thấy mọi cảnh vật, tiếng động bên ngoài, hoàn toàn an trú vững chắc trong thế giới nội tâm sáng suốt vi diệu thanh tịnh của mình.

Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Này Aggivessana, nhƣ vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, đƣợc tồn tại nhƣng không chi phối tâm Ta [9, tr.540].

Tứ thiền: bậc thiền thứ tƣ: Là mức thiền cuối cùng của các bậc thiền. Phật diễn tả đó là trạng thái xả niệm, thanh tịnh, không lạc, không khổ.

Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ƣu đã cảm thọ trƣớc, chứng và trú Thiền thứ tƣ, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Aggivessana, nhƣ vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, đƣợc tồn tại nhƣng không chi phối tâm Ta”.Này Aggivessana, nhƣ vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, đƣợc tồn tại nhƣng không chi phối tâm Ta [9, tr.540].

Có thể hiểu nhƣ trạng thái vô thức của con ngƣời. Vô thức đảm nhận việc điều khiển hệ hô hấp, tiêu hóa, các tuyến nội tiết... những thứ mà ta không chủ động điều khiển đƣợc. Làm chủ đƣợc Vô thức nghĩa là có thể dừng đƣợc hơi thở, dừng mọi sự sống, nhập định khoảng thời gian rồi xuất định, sống bình thƣờng, sống tiếp cái tuổi ngày xƣa.

-Tam minh: Tam minh là ba khả năng của một vị đã chứng quả Thánh. Sau khi nhập đƣợc vào Tứ thiền hoặc đắc đƣợc Đệ tứ Thánh quả thì bắt đầu trãi qua kinh nghiệm tam minh.

Trƣớc tiên, thấy đƣợc sự lƣu chuyển sinh tử của chính mình ở các cõi, các kiếp sống theo nghiệp duyên thiện ác để thành tựu “Túc mạng minh”.

Kế đến là thấy sự lƣu chuyển sinh tử của vô số chúng sinh ở các cõi, các kiếp sống theo nghiệp duyên thiện ác để thành tựu “Thiên nhãn minh”.

của đau khổ, bản chất của Niết bàn, và con đƣờng đƣa đến Niết bàn để thành tựu “Lậu tận minh”.

Sau khi chứng tứ thiền, kinh Saccaka (số 36, kinh Trung Bộ tập I) tiếp tục diễn tả lại cuộc hành trình đƣa đến chứng đắc tam minh nhƣ sau:

Túc Mạng Minh: Sau khi có đƣợc đệ tứ thiền, định tâm trong sáng thanh tịnh, thiền tâm không lay động, làm nền tảng để hƣớng tâm đến chứng đắc túc mạng minh: Trí tuệ nhớ rõ lại tiền kiếp, từ một kiếp đến hàng trăm kiếp, hàng ngàn kiếp, hàng vạn kiếp, hàng triệu kiếp, hàng triệu triệu kiếp... cho đến vô lƣợng kiếp không giới hạn của mình từng chi tiết nhỏ: thuộc loại chúng sinh nào, tên gì, thuộc dòng dõi nào, tạo thiện nghiệp, bất thiện nghiệp, thọ lạc, thọ khổ, tuổi thọ...

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh nhƣ vậy, Ta dẫn tâm, hƣớng tâm đến Túc mạng minh. Ta nhớ đến các đời sống quá khứ, nhƣ một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mƣời đời, hai mƣơi đời, ba mƣơi đời, bốn mƣơi đời, năm mƣơi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Ta nhớ rằng: Tại chỗ kia, Ta có tên nhƣ thế này, dòng họ nhƣ thế này, giai cấp nhƣ thế này, thọ khổ lạc nhƣ thế này, tuổi thọ đến mức nhƣ thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta đƣợc sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên nhƣ thế này, dòng họ nhƣ thế này, giai cấp nhƣ thế này, thọ khổ lạc nhƣ thế này, tuổi thọ đến mức nhƣ thế này. Nhƣ vậy, Ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cƣơng và các chi tiết. Này Aggivessana, đó là minh thứ nhất Ta đã chứng đƣợc trong đêm canh một, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Nhƣ vậy, này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta đƣợc tồn tại nhƣng không chi

phối tâm Ta [9, tr.541].

Thiên Nhãn Minh: Trí tuệ thấy rõ, biết rõ kiếp quá khứ, kiếp vị lai của tất cả chúng sinh. Trí tuệ thấy rõ biết rõ sự tử, sự tái sinh của tất cả chúng sinh sau khi chết, do nghiệp nào cho quả tái sinh cảnh giới nào, thọ khổ, thọ lạc nhƣ thế nào.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh nhƣ vậy, Ta dẫn tâm, hƣớng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, ngƣời hạ liệt, kẻ cao sang, ngƣời đẹp đẽ, kẻ thô xấu, ngƣời may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến; những ngƣời này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến; những vị này sau khi thân hoại mạng chung, đƣợc sanh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này. Nhƣ vậy Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, ngƣời hạ liệt, kẻ cao sang, ngƣời đẹp đẽ, kẻ thô xấu, ngƣời may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Này Aggivessana, đó là minh thứ hai Ta đã chứng đƣợc trong đêm canh giữa, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Nhƣ vậy, này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta, đƣợc tồn tại nhƣng không chi phối tâm Ta [9, tr.542].

Lậu Tận Minh: Lậu là rơi rớt, tận là chấm dứt, là hết. Do đó, lậu tận minh là biết tƣờng tận để không còn rơi rớt vào trong lục đạo luân hồi. Dùng

“thiền thứ tư” làm nền tảng để tiến hành thiền tuệ, quán xét Thập nhị duyên sinh là đối tƣợng thiền tuệ để chứng đắc thành đức Phật.

Quán xét Thập nhị duyên sinh theo chiều thuận, chiều sanh, để trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ “sự sinh” của mỗi pháp, trí tuệ thiền tuệ chứng ngộ chân lý Khổ thánh đế và Nhân sanh Khổ thánh đế hay Tập thánh đế.

Quán xét Thập nhị nhân diệt theo chiều nghịch, chiều diệt (do diệt tận vô minh, nên diệt hành….) để trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ “sự diệt” của mỗi pháp, trí tuệ thiền tuệ chứng ngộ chân lý: Diệt khổ thánh đế và pháp hành diệt Khổ thánh đế hay Đạo thánh đế.

Quán xét Thập nhị duyên sinh - Thập nhị nhân diệt theo chiều thuận - chiều nghịch, chiều sanh - chiều diệt, trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ sự sinh - sự diệt của mỗi pháp, trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ trạng thái vô thƣờng, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc bốn Thánh quả và Niết bàn.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyển, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh nhƣ vậy, Ta dẫn tâm, hƣớng tâm đến Lậu tận trí. Ta biết nhƣ thật: "Ðây là Khổ", biết nhƣ thật: "Ðây là Nguyên nhân của khổ", biết nhƣ thật: "Ðây là sự Diệt khổ", biết nhƣ thật: "Ðây là Con đƣờng đƣa đến diệt khổ", biết nhƣ thật: "Ðây là những lậu hoặc", biết nhƣ thật: "Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết nhƣ thật: "Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc", biết nhƣ thật: "Ðây là con đƣờng đƣa đến sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ biết nhƣ vậy, nhận thức nhƣ vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát nhƣ vậy, Ta khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát." Ta đã biết: "Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa". Này Aggivessana, đó là minh thứ ba mà Ta đã chứng đƣợc trong canh cuối, vô minh diệt,

minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Nhƣ vậy, này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi ta, đƣợc tồn tại nhƣng không chi phối tâm ta [9, tr.543].

Dựa theo tiến trình trên, chúng ta thấy tiến trình giải thoát khổ đau, trƣớc hết ly dục ly bất thiện pháp, buông xả tất cả, tâm hoàn toàn trong sáng, không lạc, không khổ, không hỷ, không ƣu, chứng đắc tứ thiền, tâm hoàn toàn thanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan phật giáo trong kinh trung bộ (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)