CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TRUNG BỘ
2.5. QUAN ĐIỂM VỀ SỰ GIẢI THOÁT CỦA PHẬT GIÁO TRONG
2.5.1. Thiền định và thiền quán
Các đề mục và pháp môn thiền trình bày trong kinh điển Pāḷi có thể chia thành hai hệ thống tƣơng quan lẫn nhau. Một đƣợc gọi là tịnh chỉ tu tập, một đƣợc gọi là minh sát tu tập. Tịnh chỉ tu tập cũng còn gọi dƣới tên thiền định, và minh sát tu tập là thiền tuệ. Việc thực hành tịnh chỉ nhắm vào sự phát triển một trạng thái tâm an định, hợp nhất kể nhƣ một phƣơng tiện để cảm nghiệm an lạc nội tại và làm phát sanh trí tuệ. Còn minh sát tu tập nhắm vào việc phát triển trực giác tuệ để thấu triệt thực chất của mọi hiện tƣợng (danh – sắc).
Trong hai hệ thống, thiền định đƣợc công nhận là sản phẩm chung của cả những hành giả theo Phật giáo lẫn không phải Phật giáo, thiền tuệ đƣợc xem là khám phá của đức Phật và là một đặc điểm vô song của đạo Phật. Tuy nhiên, vì sự phát triển tuệ giác đòi hỏi phải có một mức độ định nào đó và thiền định đƣợc dùng để củng cố cho định này nên sự tu tập định khẳng định một vị trí không thể thiếu trong tiến trình thiền của đạo Phật. Hai loại thiền này đƣợc tu tập cùng nhau sẽ tạo cho tâm một lợi khí thích hợp cho sự giác ngộ. Với tâm hợp nhất nhờ sự tu tập định và đƣợc làm cho bén nhạy, chói sáng bằng sự tu tập tuệ, hành giả có thể tiến hành để đạt đến sự đoạn khổ mà không bị chƣớng ngại.
Thiền định: hay còn gọi là Thiền chỉ. Chỉ là dừng lại. Tịnh chỉ là dừng lại sự tán loạn, sự quên lãng, vọng niệm, chấm dứt sự đuổi bắt một đối tƣợng nào đó. Thiền chỉ là trạng thái tâm chuyên chú vào một cảnh, một đối tƣợng, khiến cho mọi vọng tƣởng đều ngƣng bặt, là cách tập trung tâm ý vào một pháp và không để bị chi phối bởi bất cứ một yếu tố nào khác, cả chủ quan lẫn khách quan. Chẳng hạn, mình dừng suy nghĩ để tập trung theo dõi hơi thở vào ra, hay trú tâm trên một đối tƣợng, hay thuần phục tâm bằng cách nhận ra sự khởi động, phát sinh của một ý nghĩ và lập tức dừng lại… đó là thực tập Thiền chỉ.
Này các Tỳ kheo, ở đây, Tỳ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lƣng thẳng và an trú chánh niệm trƣớc mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: “tôi thở vô dài”; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: “tôi thở ra dài”..., không chấp trƣớc vật gì trên đời [9, tr.132].
Khi tâm dừng lại đƣợc thì mình có khả năng nhận diện và tiếp xúc, tức là mình biết đƣợc những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại. Nhận diện ở đây chỉ là sự rõ biết đơn thuần mà không có phê phán, chỉ trích và lên án gì hết. Nhƣ là nhận diện sự có mặt của hơi thở. Khi thở vào biết mình thở vào, thở ra biết mình thở ra, mình tiếp xúc với hơi thở, sống với hơi thở, trở về làm một với hơi thở. Khi đó mình cảm thấy đƣợc nuôi dƣỡng, đƣợc trị liệu, làm chủ thân tâm và bắt đầu cảm thấy thoải mái, thanh tịnh, an lạc, không còn bị lo âu và tham muốn lung lạc, thống trị.
Tác dụng của Thiền chỉ là gom tâm lại một chỗ và làm muội lƣợc năm triền cái, là định tâm trong một đối tƣợng nhất định, làm phát sinh hỷ lạc. Tâm hỷ lạc đƣa đến chứng đắc các tầng Thiền Sắc giới và Vô sắc giới. Bát định (gồm Tứ thiền Sắc giới và Tứ thiền Vô sắc giới) là kết quả tu tập của Thiền chỉ. Tuyệt đỉnh của Thiền chỉ là Phi tƣởng phi phi tƣởng xứ.
Dù đạt đến tầng vắng lặng cao siêu cùng tột này, đã kiểm soát và khắc phục tâm, tạm thời làm chủ mình, nhƣng mọi nhiễm ô và lậu hoặc vẫn chƣa chấm dứt, chƣa phát huy trọn vẹn ánh sáng trí tuệ để đánh tan đêm tối vô minh, chƣa thoát ra khỏi vòng sanh tử trong tam giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới), chƣa hoàn toàn giải thoát.
Thiền quán: hay thiền minh sát, có nghĩa là thấy mọi sự vật đúng nhƣ bản chất của chúng. Quán là xem xét thực tƣớng của mọi sự vật bằng ánh sáng tuệ giác phát sinh từ tâm. Thiền quán là tĩnh tâm tƣ duy, quán chiếu chân lý, là ý thức một cách rõ ràng những gì đang xảy ra trong bốn lãnh vực thân, thọ, tâm và pháp.
Thiền quán là nhìn sâu, nhìn kỹ để chứng nghiệm thực tại, tức thấy đƣợc đặc tƣớng của các pháp là duyên sinh, vô thƣờng, vô ngã, tƣơng tức và niết bàn. Khác với thiền chỉ, thiền quán không cần phải chọn những đề mục đặc biệt để tập trung chú tâm, mà chỉ cần nhìn, quán sát với chánh niệm để hiểu rõ sự vật nhƣ nó đang là.
Có nhiều cách thực hành thiền quán, nhƣ quán tứ niệm xứ, quán từ bi, quán ngũ uẩn, quán duyên khởi…
Này các Tỳ kheo, thế nào là Tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn? Này các Tỳ kheo, Tỳ kheo suy tƣ: “đây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt. Đây là thọ, đây là thọ tập, đây là thọ diệt. Đây là tƣởng, đây là tƣởng tập; đây là tƣởng diệt. Đây là hành, đây là hành tập, đây là hành diệt. Đây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt... nhƣ vậy là Tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn [9, tr.144].
Thiền chỉ và thiền quán là phƣơng thức thực tập cốt tủy của đạo Phật đƣa đến giác ngộ, giải thoát: “Này các thầy Tỳ kheo, con đƣờng độc nhất đƣa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vƣợt qua mọi sầu não, khổ, ƣu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ niết, đó là bốn niệm xứ” [9, tr.131].