Giáo lý Nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan phật giáo trong kinh trung bộ (Trang 43 - 51)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TRUNG BỘ

2.2. QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ NGUỒN GỐC CON NGƢỜ

2.2.2. Giáo lý Nghiệp

Con ngƣời ở đời, vui buồn, giàu nghèo, thông minh, ngu dốt, trƣờng thọ, đoản thọ, mỗi ngƣời mỗi tính tình, mỗi ngƣời mỗi hoàn cảnh riêng biệt sai khác nhau.

Vì: chúng tôi thấy có ngƣời đoản thọ, có ngƣời trƣờng thọ; chúng tôi thấy có ngƣời nhiều bệnh, có ngƣời ít bệnh; chúng tôi thấy có ngƣời xấu sắc, có ngƣời đẹp sắc; chúng tôi thấy có ngƣời quyền thế nhỏ, có ngƣời quyền thế lớn; chúng tôi thấy có ngƣời tài sản nhỏ, có ngƣời tài sản lớn; chúng tôi thấy có ngƣời thuộc gia đình hạ liệt, có ngƣời thuộc gia đình cao quý; chúng tôi thấy có ngƣời trí tuệ yếu

kém, có ngƣời có đầy đủ trí tuệ [11, tr.474].

Từ thực tế này, các tôn giáo hữu thần ở Ấn Độ đều chủ trƣơng thiên mệnh (do thƣợng đế, đấng sáng tạo chỉ định), nghiệp tiền định, hoặc định mệnh, v.v... Trong trƣờng hợp này, con ngƣời không thể làm gì hơn ngoài việc chờ thánh thần ban thƣởng nếu tuân thủ thánh ý, hoặc cam tâm chịu đựng sự phán xét của thánh thần, nếu làm sai lời răn, hoặc cúi đầu trả báo đã gây trong quá khứ. Trái lại, một số tôn giáo vô thần, chủ trƣơng học thuyết hƣ vô, ngẫu nhiên, vô nhân vô duyên..., cho rằng không có vấn đề luân hồi tái sanh, không có chuyện gây nhân gặt quả, chỉ là sự ngẫu nhiên tình cờ. Con ngƣời không cẩn phải tu tập ép xác, khổ hạnh, không có gì để lo về chuyện tâm linh, tâm lý, ngoài việc thụ hƣởng dục lạc, vì sau khi chết sẽ không còn bất cứ gì.

Theo đạo Phật, tất cả những sự cách biệt, sai khác, liệt, ƣu ở đời là do ở

“nghiệp” của tự thân. Nói cách khác, con ngƣời là sự hƣởng thọ từ những nghiệp của chính con ngƣời ở quá khứ và hiện tại. Con ngƣời là kết tinh của tất cả những Nghiệp của chính mình. “Này thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ƣu” [11, tr.474].

Trong câu nói này, đức Phật giải thích sự khác biệt nhau về cuộc sống của con ngƣời chính là sự khác biệt về Nghiệp. Nghiệp chính là chủ nhân phân chia sự sống của con ngƣời có sự sai khác. Nhƣ vậy, nghiệp là gì?

Khái niệm: nghiệp là hành động có chí tạo tác, hành động đƣợc sự tham gia của ý thức.

Những hành động, lời nói hay ý nghĩ lăn xăn mà không có chủ ý thì không tạo thành nghiệp. Khi tạo tác thiện ác gọi là nghiệp nhân, khi cảm thọ khổ vui gọi là nghiệp quả. Nếu kết hợp với nhân quả thì nghiệp là năng lực đƣợc hình thành do những hành vi từ quá khứ kéo dài đến hiện tại và tƣơng lai. Nghiệp chính là động lực vẽ nên tiến trình nhân quả, luân hồi của con

ngƣời. Tìm hiểu về nghiệp thực chất là tìm hiểu nhân quả nghiệp báo. Nói cách khác nghiệp báo chính là quả của nghiệp. Nghiệp báo chính là hệ quả tự nhiên của nghiệp.

Trong Phật giáo, nghiệp thƣờng đƣợc biểu hiện qua ba lĩnh vực: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.

Thân nghiệp: nghiệp đƣợc tạo ra do thân, do những hành động của con ngƣời.

Khẩu nghiệp hay ngữ nghiệp: nghiệp đƣợc tạo ra do lời nói

Ý nghiệp: nghiệp đƣợc tạo ra từ suy nghĩ

Trong 3 lĩnh vực trên, ý nghiệp là nghiệp quan trọng, nghiệp ý đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt lời nói và hành động. một lời nói hay hành động không có ý thức không thể thành nghiệp, cho nên đức Phật nói:

Ý dẫn đầu các pháp, Ý chủ ý, tạo tác. Nếu với ý nhiễm ô, Nói lên hay hành động Khổ não bƣớc theo sau Nhƣ xe, chân vật kéo.

Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo. Nếu với ý thanh tịnh, Nói lên hay hành động An lạc bƣớc theo sau

Nhƣ bóng không rời hình [12, tr.41].

Phân loại nghiệp: trong giáo lý Phật giáo, nghiệp đƣợc phân ra làm nhiều loại. Tuy nhiên, ở đây, trên phƣơng diện nhân sinh, chúng ta chỉ tìm hiểu về hai sự phân loại cơ bản và tiêu biểu của nghiệp để hiểu sâu hơn về ý

nghĩa của chúng.

Về tính chất, Phật giáo cho rằng có ba loại nghiệp với ba tính chất khác nhau: nghiệp bất thiện, nghiệp thiện và nghiệp vô ký.

Nghiệp bất thiện: nghiệp ác, nghiệp đƣợc chỉ đạo bởi tâm xấu xa, bởi tâm tham, sân, si và kết quả của nó là cảm nhận đau khổ. Có thể khái quát: về thân có ba: giết hại sinh mạng, trộm cắp, tà hạnh. Miệng có bốn: nói dối, nói không đúng sự thật; nói đâm thọc, thêu dệt, nói lời chia rẽ; nói lời độc ác, thô lỗ, cộc cằn; và nói lời nhảm nhí, vô ích, nói lƣỡi đôi chiều. Ý có ba: tham lam, sân hận và si mê hay tà kiến.

Chƣ hiền, thế nào là bất thiện, thế nào là căn bổn bất thiện, thế nào là thiện, thế nào là căn bổn thiện? Chƣ hiền, sát sanh là bất thiện, lấy của không cho là bất thiện, tà hạnh trong các dục là bất thiện, nói láo là bất thiện, nói hai lƣỡi là bất thiện, ác khẩu là bất thiện, nói phù phiếm là bất thiện, tham dục là bất thiện, sân là bất thiện, tà kiến là bất thiện. Chƣ hiền, nhƣ vậy gọi là bất thiện [9, tr.112].

Nghiệp thiện: nghiệp lành, nghiệp đƣợc chỉ đạo bởi tâm tốt lành, bởi tâm không tham, không sân, không si và kết quả của hành vi này là cảm nhận an vui, hạnh phúc. Trái ngƣợc với mƣời nghiệp ác nêu trên là mƣời nghiệp lành. Thay vì giết hại sinh mạng thì phóng sanh, thay vì trộm cắp của ngƣời thì bố thí, giúp đỡ ngƣời khác….cho đến, thay vì si mê, tà kiến thì sáng suốt, chánh kiến.

Và này chƣ hiền, thế nào là thiện? Từ bỏ sát sanh là thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện, từ bỏ nói láo là thiện, từ bỏ nói hai lƣỡi là thiện, từ bỏ ác khẩu là thiện, từ bỏ nói phù phiếm là thiện, không tham dục là thiện, không sân là thiện, chánh tri kiến là thiện. Chƣ hiền, nhƣ vậy gọi là thiện [9, tr.113].

nhận trạng thái không khổ cũng không vui.

Này hiền giả Potaliputta, nếu một ai có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, có khả năng đƣa đến lạc thọ, ngƣời ấy sẽ cảm giác lạc thọ;... có khả năng đƣa đến khổ thọ, ngƣời ấy sẽ cảm giác khổ thọ;... có khả năng đƣa đến bất khổ bất lạc thọ, ngƣời ấy sẽ cảm giác bất khổ bất lạc thọ [11, tr.487].

Nhƣ vậy, nghiệp bao gồm thiện nghiệp, ác nghiệp và vô ký nghiệp. Nghiệp thiện là nguyên nhân đƣa đến an vui và hạnh phúc, nghiệp ác là nguyên nhân của đau khổ. Trong Phật giáo, tu tập cũng có nghĩa là đem ác nghiệp sửa thành thiện nghiệp.

Về phạm vi và tác dụng, nghiệp có thể phân ra hai loại: biệt nghiệp và cộng nghiệp.

Biệt nghiệp: nghiệp tạo riêng của mình không liên quan hay ảnh hƣởng đến ngƣời khác hoặc xã hội thì gọi là biệt nghiệp. Nghiệp này chỉ có tác dụng đến cá nhân.

Cộng nghiệp: nghiệp có ảnh hƣởng đến nhiều ngƣời hoặc nhiều ngƣời cùng tạo một nghiệp gọi là cộng nghiệp. Nghiệp này vì có tác dụng đối với nhiều ngƣời, gây ảnh hƣởng chung cho xã hội nên thƣờng đƣa đến kết quả chung. Tuy thế, trong cộng nghiệp vẫn có biệt nghiệp, vì tuy làm chung một nghiệp nhƣng mỗi ngƣời thƣờng đầu tƣ ý chí khác nhau, nên nghiệp quả khác nhau.

Hoặc có thể phân nghiệp thành hai loại: định nghiệp (nghiệp nhất định sẽ đƣa đến kết quả), và bất định nghiệp (nghiệp có thể đƣa đến kết quả, cũng có thể không đƣa đến kết quả).

Với những quan điểm về nghiệp này, Phật giáo đã đi đến giải thích về những sự khác biệt nhau điển hình của con ngƣời nhƣ: vấn đề giữa ngƣời sống lâu và ngƣời chết yểu; giữa ngƣời đẹp kẻ xấu; giữa ngƣời có địa vị, quyền thế và ngƣời không có địa vị quyền thế; giữa ngƣời giàu và ngƣời

nghèo….

Sự khác biệt nhau giữa người sống lâu và người chết yểu: ngƣời sống với tâm độc ác, không có lòng từ bi, tàn nhẫn sát hại mạng sống của chúng sinh là nguyên nhân khiến cho mạng sống của họ ngắn ngủi; ngƣời sống với tâm từ bi, thƣơng yêu mọi loài chúng sinh, không sanh tâm sát hại, cho nên hiện đời có cuộc sống lâu dài, ít bệnh.

Ở đây, này thanh niên! Có ngƣời đàn ông hay đàn bà sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thƣơng, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy... sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ác..., nếu sanh làm ngƣời... ngƣời ấy phải đoản mạng...

Ở đây, này thanh niên! Có ngƣời đàn ông hay đàn bà từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trƣợng bỏ kiếm, biết tàm quí, có lòng từ, sống thƣơng xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Do nghiệp ấy,... sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, thiên giới..., nếu sanh làm ngƣời... ngƣời ấy sống trƣờng thọ... [11, tr.475 - 476].

Sự khác biệt giữa người đẹp kẻ xấu: đức Phật giải thích, nếu chúng sanh nào sống trong sự phẫn nộ, sân hận, bất mãn, đó là nguyên nhân đƣa đến có một thân thể không xinh đẹp, không dễ thƣơng. Ngƣợc lại, nếu ngƣời nào sống trong sự bình tĩnh, không phẫn nộ, không sân hận, đó là nguyên nhân khiến cho ngƣời ấy có thân hình đẹp đẽ, dễ thƣơng. Cụ thể:

Ở đây, này thanh niên! Có ngƣời đàn ông hay đàn bà tánh hay phẫn nộ, nhiều phật ý, bị nói đến một chút thời bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối, và tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Do nghiệp ấy, thành đạt nhƣ vậy... cõi dữ... xấu sắc.

Ở đây, này thanh niên, có ngƣời đàn bà hay ngƣời đàn ông, không phẫn nộ, không nhiều phật ý, dầu cho bị nói đến nhiều, cũng không

bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối, và không tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Do nghiệp ấy, thành đạt nhƣ vậy... thiện thú... đẹp sắc [11, tr.477].

Sự khác biệt giữa người có địa vị, quyền thế và kẻ không có địa vị, quyền thế: Nguyên nhân ngƣời không có quyền thế trong xã hội, vì ngƣời ấy sống với lòng tật đố, tị hiềm, nghi kỵ không tôn trọng ngƣời khác, đó là lý do khiến cho ngƣời ấy sống trong xã hội không có quyền thế. Ngƣợc lại, ngƣời nào sống với lòng khoan dung, cảm thông, tôn trọng kẻ khác, do vậy ngƣời ấy sống có quyền thế trong xã hội. Thể hiện nhƣ sau:

Ở đây, này thanh niên, có ngƣời đàn bà hay ngƣời đàn ông, tật đố, đối với ngƣời khác đƣợc quyền lợi, đƣợc tôn trọng, cung kính, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dƣờng, sanh tật đố, sanh tâm, ôm ấp tâm tật đố. Do nghiệp ấy, thành đạt nhƣ vậy... ác thú... quyền thế nhỏ.

Nhƣng ở đây, này thanh niên, có ngƣời đàn bà hay ngƣời đàn ông, không có tật đố, đối với những ngƣời khác đƣợc quyền lợi, đƣợc tôn trọng, cung kính, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dƣờng, không sanh tật đố, sanh tâm, ôm ấp tâm tật đố. Do nghiệp ấy... thiện thú... quyền thế lớn. Con đƣờng ấy đƣa đến quyền thế lớn, này Thanh niên, tức là không tật đố... không ôm ấp tật đố [11, tr.477 - 478].

Sự khác biệt giữa người giàu và kẻ nghèo: lý do ngƣời có cuộc sống nghèo khổ trong xã hội, vì ngƣời ấy sống với tâm keo kiệt, bỏn sẻn, không biết bố thí, cúng dƣờng cho những Sa-môn, Bà-la-môn, vì nhân duyên ấy, ngƣời đó có đời sống nghèo khổ, bần cùng. Ngƣợc lại, ngƣời nào sống với tâm rộng rãi, biết bố thí cúng dƣờng Sa-môn, Bà-la-môn, đó là nguyên nhân khiến cho họ có cuộc sống giàu có, sung túc về vật chất.

Ở đây, này thanh niên, có ngƣời đàn bà hay ngƣời đàn ông, không bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, đồ ăn uống, y phục, xe cộ, vòng hoa, hƣơng liệu, phấn sáp, ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp

ấy... đọa xứ... tài sản nhỏ. Nhƣng ở đây, này thanh niên, có ngƣời đàn bà hay ngƣời đàn ông có bố thí cho Sa-môn hay cho Bà-la-môn các đồ ăn uống... ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp ấy... thiện thú... nhiều tài sản [11, tr.478].

Chuyển nghiệp: thay đổi nghiệp. Theo Phật giáo, không phải do sanh ra mà ngƣời ta trở thành ngƣời quý tộc hay kẻ bần hàn, mà chính do hành động có tác ý (nghiệp) mà ngƣời ta sẽ trở thành là bậc cao quý hay kẻ hạ tiện. Nghiệp ác hay nghiệp thiện là do chính con ngƣời tạo ra. Chính tự mỗi ngƣời chứ không phải ai khác có thể quyết định hạnh phúc hay khổ đau của mình, chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm cho ta nhiễm ô, chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta làm cho ta thanh tịnh, trong sạch hay nhiễm ô là tự nơi ta, không ai có thể làm cho kẻ khác trở nên trong sạch.

Tự mình làm điều ác Tự mình làm nhiễm ô Tự mình không làm ác Tự mình làm thanh tịnh Tịnh, không tịnh tự mình Không ai thanh tịnh ai [12, tr.65].

Tuy nhiên, đức Phật nói, tất cả nghiệp nhân, nghiệp quả đều duyên sinh, vì duyên sinh nên không có nghiệp cố định, bất cứ loại nghiệp gì cũng có thể biến cải. Biến cải bằng cách nào? Nếu nhƣ, vì lòng tham lam, sân hận và si mê, vì tà kiến đã dắt dẫn con ngƣời làm những việc phi pháp, bất thiện, kết quả của việc làm này là sầu khổ. Ngƣợc lại, con ngƣời có thể thắp sáng với trí tuệ (chánh kiến), với một lý tƣởng sống cao đẹp (vô ngã, vị tha, từ bi hỷ xã), một phƣơng pháp thực hành (bát thánh đạo) đúng đắn, khả thi để làm kim chỉ nam trong việc cải tạo và đoạn trừ những nghiệp cũ bất thiện, và tạo nên nghiệp mới tốt đẹp đem đến lợi ích, an lạc cho con ngƣời ngay trong hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai. Đây cũng chính là tinh thần nhân bản trong giáo lý nghiệp

của Phật giáo.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan phật giáo trong kinh trung bộ (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)