CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TRUNG BỘ
2.3. QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƢỜ
2.3.2. Vô ngã của căn, trần, thức
Căn: hay còn gọi là nội xứ là chỗ nƣơng tựa cho những cái khác tạo thành, gồm sáu căn: mắt dùng để nhìn, tai để nghe, mũi để ngửi, lƣỡi để nếm, thân để nhận biết những cảm giác nhƣ nóng, lạnh và ý để phân biệt. “Khi đƣợc nói đến “Sáu nội xứ cần phải biết”, do duyên gì, đƣợc nói đến nhƣ vậy?
Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Khi đƣợc nói đến: “Sáu nội xứ cần phải biết”, chính do duyên này, đƣợc nói đến nhƣ vậy” [11, tr.500].
Trần: còn gọi là ngoại xứ, là phần vật chất, cảnh vật chung quanh con ngƣời, là đối tƣợng của sáu căn, gồm sáu trần: Sắc (là màu sắc, hình dáng), thanh (âm thanh), hƣơng (mùi vị), vị (chất do lƣỡi nếm: chua, cay, mặn, đắng…), xúc (cảm giác nhƣ cứng, mềm, nóng, lạnh), pháp: là những hình ảnh, màu sắc, hƣơng vị đƣợc lƣu lại từ 5 đối tƣợng ở trên). “Khi đƣợc nói đến “Sáu ngoại xứ cần phải biết”, do duyên gì, đƣợc nói đến nhƣ vậy? Sắc xứ, thanh xứ, hƣơng xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ. Khi đƣợc nói đến: “Sáu ngoại xứ cần phải biết”, chính do duyên này, đƣợc nói đến nhƣ vậy” [11, tr.500].
Thức: khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần sinh ra sự nhận biết, phân biệt. Nghĩa là: mắt thấy đƣợc hình ảnh nào, mũi ngửi đƣợc mùi thơm nào đó, lƣỡi nếm đƣợc chất chua, cay hay ngọt, tai nghe đƣợc điệu nhạc êm đềm, thân thì cảm thấy đau đớn, hay lạnh lẽo, còn ý thì bắt đầu suy nghĩ, thì ký ức của chúng ta phát sinh ra sự phân biệt. Chính sự phân biệt, hiểu biết và phán đoán này đƣợc gọi là thức. Thức cũng có 6 thức: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức. “Khi đƣợc nói đến “Sáu thức thân cần phải biết”, do duyên gì, đƣợc nói đến nhƣ vậy? Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Khi đƣợc nói đến: “Sáu thức thân cần phải biết”, chính do duyên này, đƣợc nói đến nhƣ vậy” [11, tr.500].
Phật giáo xem con ngƣời là sự cấu thành của ba bộ phân tâm lý, sinh lý và vật lý. Sáu căn nói trên đây thuộc về bộ phận sinh lý học, cộng thêm sáu trần thuộc phạm vi vật lý học, và sáu thức thuộc phạm vi tâm lý học, tổng hợp cả ba bộ phận ấy tạo thành cá nhân một con ngƣời cũng nhƣ mối quan hệ giữa con ngƣời với thế giới mà con ngƣời đang sống. Sáu căn, sáu trần, sáu thức tổng hợp lại thành 18 giới.
Này Ananda, có mƣời tám giới này: nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới; nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới; tỷ giới, hƣơng giới, tỷ thức
giới; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; thân giới, xúc giới, thân thức giới; ý giới, pháp giới, ý thức giới. Này Ananda, cho đến khi biết đƣợc, thấy đƣợc mƣời tám giới này, cho đến mức độ nhƣ vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: “Tỳ Kheo thiện xảo về giới [11, tr.219]. Căn, trần, thức giống nhƣ cái vạc ba chân, nƣơng tựa vào nhau mà tồn tại theo nguyên lý duyên khởi, khuyết một không đƣợc. Khuyết một thì hai bộ phận kia không tồn tại đƣợc. Vì rằng, sáu trần và sáu thức phải dựa vào môi giới sáu căn mới có tác dụng. Sáu trần và sáu căn, phải dựa vào sự phân biệt của sáu thức mới có giá trị. Sáu thức và sáu căn phải dựa vào phản ánh của sáu trần mới có công dụng.
Tuy nhiên, Phật giáo không phải là duy vật luận cũng không phải là duy tâm luận, mà chủ trƣơng duyên sinh vô ngã. Con ngƣời thế giới vạn vật do nhân duyên hòa hợp mà có, vốn do duyên khởi hình thành. Cái gì do duyên khởi hình thành, cái ấy chắc chắn sẽ bị hủy diệt khi các nhân duyên không còn nữa, ngay cả những quan niệm sống của con ngƣời cũng bị thay đổi. Do nhân duyên kết thành nên tự nó không có tự tánh hay chủ thể tức là “vô ngã”. Sáu căn là do những yếu tố thuộc danh và sắc hòa hợp mà hình thành. Vì vậy, sáu căn luôn bị chi phối bởi vô thƣờng, dị, diệt. Sáu trần và sáu thức cũng vậy, do những nhân tố không phải nó hòa hợp hình thành , nên chúng hoàn toàn không có tự ngã.
Nếu ai nói rằng: “Mắt là tự ngã”, nhƣ vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của mắt đã đƣợc thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt đã đƣợc thấy, nên phải đƣa đến kết luận: “Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi”. Do vậy, nếu ai nói rằng: “Mắt là tự ngã”, nhƣ vậy không hợp lý. Nhƣ vậy, con mắt là vô ngã. Nếu ai nói rằng: “Các sắc là tự ngã”, nhƣ vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của các sắc đã đƣợc thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của các sắc đã đƣợc thấy, nên phải đƣa đến kết luận: “Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi”. Do vậy, nếu ai nói rằng:
“Các sắc là tự ngã”, nhƣ vậy là không hợp lý. Nhƣ vậy, con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã. Nếu ai nói rằng: “Nhãn thức là tự ngã”, nhƣ vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của nhãn thức đã đƣợc thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của nhãn thức đã đƣợc thấy, nên phải đƣa đến kết luận: “Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi”. Do vậy, nếu ai nói rằng: “Nhãn thức là tự ngã”, nhƣ vậy là không hợp lý. Nhƣ vậy con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã, nhãn thức là vô ngã [11, tr.632]. Từ đó, Phật giáo đã cho chúng ta thấy rằng, con ngƣời và bản chất con ngƣời đƣợc hình thành từ căn, trần, thức. Tuy nhiên, chính bản thân của căn, trần, thức cũng do nhiều yếu tố nhân duyên hợp thành, đồng thời chúng cũng nƣơng nhau mà hiện hữu theo nguyên lý duyên khởi và biến hoại trong định luật vô thƣờng. Chính vì vậy, chúng cũng sẽ hoại diệt khi các yếu tố nhân duyên hoại diệt, mà không hề có một tự ngã làm chủ tể thƣờng hằng và bất biến. Hệ quả tất yếu dẫn đến, con ngƣời và bản chất con ngƣời đƣợc hình thành từ căn, trần, thức là vô ngã.