Giáo lý Duyên khởi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan phật giáo trong kinh trung bộ (Trang 35 - 43)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TRUNG BỘ

2.2. QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ NGUỒN GỐC CON NGƢỜ

2.2.1. Giáo lý Duyên khởi

Duyên khởi hay duyên sinh là một giáo lý quan trọng và rất đặc thù của Phật giáo. Duyên khởi đƣợc đức Phật tự thân chứng nghiệm sau bốn mƣơi chín ngày tƣ duy thiền định dƣới cội bồ đề. "Này các Tỳ kheo, rồi ta suy nghĩ nhƣ sau: pháp này do ta chứng đƣợc, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thƣợng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ ngƣời trí mới hiểu thấu” [9, tr.374 - 375]. Duyên khởi liên hệ đến phạm trù nhân sinh quan và vũ trụ quan, đƣợc đề cập nhất quán trong tất cả các kinh điển của Phật giáo. Có thể nói, Duyên khởi không chỉ là giáo lý chỉ rõ nguyên tắc vận hành của mọi “pháp” (đƣợc hiểu là sự vật và hiện tƣợng, tâm lý, vật lý) trong thế gian, từ vật lý cho đến tâm lý, không một pháp nào hình thành hay biến hoại mà ra ngoài qui luật này, nó còn là lý thuyết đầu tiên phản bác hệ thống triết học Vệ Đà của Bà la môn, phủ nhận tƣ tƣởng sáng tạo của đấng Phạm Thiên (Brahman) và đề cao vị trí con ngƣời. Con ngƣời là chủ nhân ông cho chính mình, không ai khác hơn thẩm quyền định đoạt cuộc sống cho mình. Duyên khởi cũng đã mở ra một hƣớng tu duy mới cho hệ tƣ tƣởng triết học Ấn Độ vào thế kỷ thứ VI Tr.CN. Chính đức Phật đã nói rằng: “Ai thấy đƣợc lý duyên khởi, ngƣời ấy thấy đƣợc pháp; ai thấy đƣợc pháp, ngƣời ấy thấy đƣợc lý duyên khởi” [9, tr.422], hay trong kinh Đại Duyên, đức Phật đã bảo tôn giả Ananda: “Này Ananda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp duyên khởi này

mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn nhƣ một tổ kén, rối ren nhƣ một ống chỉ, giống nhƣ cỏ munja và lau sậy babaya, không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử” [18, tr.512].

Duyên khởi có nghĩa là dựa vào các nhân duyên mà khởi lên hay còn gọi là “pháp tùy thuộc phát sinh”, sự sinh khởi của một pháp tùy thuộc vào điều kiện hay yếu tố cùng sinh khởi với nó làm nhân, làm duyên cho nó. Nhân là yếu tố quyết định, điều kiện chính làm sinh khởi, có mặt của một hiện hữu. Duyên là điều kiện hỗ trợ, tác động làm cho nhân sinh khởi. Tất cả các “pháp” đƣợc hình thành đều do nhiều yếu tố, đồng thời phải tuân thủ theo quy luật vô thƣờng, biến hoại, tan rã, đoạn diệt. Duyên khởi đƣợc đức Phật nêu lên bằng một định thức tổng quát:

“Cái này có nên cái kia có, cái này sanh nên cái kia sanh” [9, tr.575]. “Cái này không có nên cái kia không có, cái này diệt nên cái kia diệt” [9, tr.579].

Do cái này có mặt, cái kia có mặt,

do cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này sinh, cái kia sinh.

Do cái này diệt, cái kia diệt [17, tr.129]. Một lần khác đức Phật định nghĩa:

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là duyên sanh pháp? già chết… vô minh là vô thƣờng, hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh. Những pháp này, này các Tỳ Kheo, đƣợc gọi là duyên sanh pháp [16, tr.394].

Nhiều khi, đức Phật chỉ nói ngắn gọn rằng: vị ấy có trí tuệ về các pháp sanh diệt. Thấy các pháp sanh diệt cũng đồng nghĩa với thấy đƣợc lý duyên khởi.

Giáo lý Duyên khởi có thể đƣợc minh họa rõ ràng hơn với dạng thức mƣời hai chi phần sau:

Này các Tỳ Kheo, vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu nhập, sáu nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ƣu, não đƣợc hiện hữu. Nhƣ vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này [9, tr.572].

Do vô minh đoạn diệt, xả ly một cách hoàn toàn nên các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu nhập diệt. Do sáu nhập diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ƣu, não đều diệt. Nhƣ vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này[9, tr.575].

Mỗi chi phần của mƣời hai chi phần đều nằm trong một mối liên hệ với nhau, chúng vừa là nguyên nhân của một yếu tố này cũng vừa là kết quả của một yếu tố khác. Từ đó, thuyết minh quá trình hình thành, tồn tại, tan rã và tan biến của con ngƣời

- Vô minh: là không biết đúng nhƣ thật các pháp do duyên sinh, vô tự tánh, không có một tự thể độc lập, bất biến; không hiểu rõ các sự vật, hiện tƣợng là vô thƣờng, vô ngã, chấp các giả tƣớng làm tự ngã, sanh khởi lên tham, sân, si; không nhận thức đúng về Tứ diệu đế: sự thật về khổ, sự thật về nguyên nhân của khổ, sự thật về sự diệt khổ, sự thật về con đƣờng dẫn tới sự diệt khổ là tính chất căn bản của đời sống.

Chƣ Hiền, thế nào là vô minh, thế nào là tập khởi của vô minh, thế nào là đoạn diệt của vô minh, thế nào là con đƣờng đƣa đến đoạn diệt của vô minh? Sự không tuệ tri về khổ, không tuệ tri về khổ tập, không tuệ tri về khổ diệt, không tuệ tri về con đƣờng đƣa đến khổ diệt, Chƣ Hiền, nhƣ vậy gọi là vô minh. Từ tập khởi của lậu hoặc, có tập khởi của vô minh; từ đoạn diệt của lậu hoặc, có đoạn diệt của

vô minh [9, tr.127].

Nhƣ vậy, chính vô minh cũng do phiền não, lậu hoặc mà sinh khởi.

- Hành: hành động tạo nghiệp, động lực dẫn dắt tạo nghiệp. Hành động tạo nghiệp này có thể tốt, xấu hay trung tính. Hành có thể ở trong ba dạng: thân hành, miệng hành và ý hành. Do chính vô minh làm nhân, làm duyên cho hành sinh khởi.

Chƣ Hiền, thế nào là hành, thế nào là tập khởi của hành, thế nào là đoạn diệt của hành, thế nào là con đƣờng đƣa đến đoạn diệt của hành? Chƣ Hiền, có ba loại hành này: thân hành, ngữ hành, tâm hành. Từ tập khởi của vô minh, có tập khởi của hành; từ đoạn diệt của vô minh, có đoạn diệt của hành [9, tr.126].

- Thức: sự nhận biết, phân biệt của con ngƣời về thế giới thông qua các cơ quan chức năng. Thức do các yếu tố nhân duyên mà sanh khởi và tên gọi cũng tùy theo các duyên ấy, nhƣ do duyên mắt và các sắc, thức sanh ra, thức ấy có tên gọi là “nhãn thức”, tai (nhĩ thức), mũi (tỷ thức), lƣỡi (thiệt thức), thân (thân thức) và ý (ý thức).

Chƣ Hiền, thế nào là thức, thế nào là tập khởi của thức, thế nào là đoạn diệt của thức, thế nào là con đƣờng đƣa đến đoạn diệt của thức? Chƣ Hiền, có sáu loại thức này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Từ tập khởi của hành, có tập khởi của thức; từ đoạn diệt của hành có đoạn diệt của thức [9, tr.125].

- Danh sắc: là toàn bộ tâm lí và vật lí của con ngƣời, do ngũ uẩn tạo thành. Danh thuộc lĩnh vực tinh thần, sắc thuộc lĩnh vực vật chất.

Chƣ Hiền, thế nào là danh sắc, thế nào là tập khởi của danh sắc, thế nào là đoạn diệt của danh sắc, thế nào là con đƣờng đƣa đến đoạn diệt của danh sắc? Thọ, tƣởng, tƣ, xúc, tác ý, chƣ Hiền, nhƣ vậy gọi là danh; bốn đại và sắc do bốn đại tạo thành, chƣ Hiền, nhƣ vậy gọi là sắc; nhƣ vậy đây là danh và đây là sắc, Chƣ Hiền, nhƣ vậy gọi là

danh sắc. Từ tập khởi của thức, có tập khởi của danh sắc; từ đoạn diệt của thức, có đoạn diệt của danh sắc [9, tr.124].

- Lục nhập: là các giác quan, gồm có sáu căn (năm giác quan và khả năng suy nghĩ là sáu).

Chƣ hiền, thế nào là sáu nhập, thế nào là tập khởi của sáu nhập, thế nào là đoạn diệt của sáu nhập, thế nào là con đƣờng đƣa đến đoạn diệt của sáu nhập? Chƣ hiền, có sáu nhập này: nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, ý nhập. Từ tập khởi của danh sắc có tập khởi của sáu nhập; từ đoạn diệt của danh sắc có đoạn diệt của sáu nhập [9, tr.123 - 124].

- Xúc: Sự tiếp xúc, tƣơng tác giữa sáu căn (sáu nội xứ: mắt, tai, mũi, lƣỡi, thân và ý) và đối tƣợng của chúng là sáu trần (sáu ngoại xứ: hình thể, âm thanh, hƣơng vị, mùi vị, xúc chạm và ý tƣởng - pháp).

Chƣ hiền, thế nào là xúc, thế nào là tập khởi của xúc, thế nào là đoạn diệt của xúc, thế nào là con đƣờng đƣa đến đoạn diệt của xúc? Chƣ hiền, có sáu loại xúc này: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Từ tập khởi của sáu nhập, có tập khởi từ xúc; từ đoạn diệt của sáu nhập, có đoạn diệt của xúc [9, tr.123].

- Thụ: là cảm nhận của con ngƣời mới với thế giới bên ngoài. Nói khác đi là các phản ứng tâm lý phát sinh khi mắt tiếp xúc với hình thể, tai tiếp xúc với âm thanh, ý tiếp xúc với ý tƣởng

Chƣ hiền, thế nào là thọ, thế nào là tập khởi của thọ, thế nào là đoạn diệt của thọ, thế nào là con đƣờng đƣa đến đoạn diệt của thọ? Chƣ hiền, có sáu loại thọ này: thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh. Từ tập khởi của xúc, có tập khởi của thọ; từ đoạn diệt của xúc, có đoạn diệt của thọ [9, tr.122].

“Chƣ Hiền, thế nào là ái, thế nào là tập khởi của ái, thế nào là đoạn diệt của ái, thế nào là con đƣờng đƣa đến đoạn diệt của ái? Chƣ Hiền, có sáu loại này: sắc ái, thanh ái, hƣơng ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Từ tập khởi của thọ, có tập của ái, từ đoạn diệt của thọ, có đoạn diệt của ái” [9, tr.121].

- Thủ: là điều cá nhân mới muốn chiếm lấy cho mình, gọi đủ là chấp thủ: sự kẹt vào, bám víu, đeo chặt của tâm thức vào đối tƣợng

Chƣ hiền, thế nào là thủ, thế nào là tập khởi của thủ, thế nào là đoạn diệt của thủ, thế nào là con đƣờng đƣa đến đoạn diệt của thủ? Chƣ hiền, có bốn thủ này: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. Từ tập khởi của ái, có tập khởi của thủ; từ đoạn diệt của ái, có đoạn diệt của thủ [9, tr.120].

- Hữu: là toàn bộ những gì ta gọi là tồn tại: sự sống, thế giới.

Chƣ hiền, thế nào là hữu, thế nào là tập khởi của hữu, thế nào là đoạn diệt của hữu, thế nào là con đƣờng đƣa đến đoạn diệt của hữu? Chƣ hiền, có ba hữu này: dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu. Từ tập khởi của thủ, có tập khởi của hữu; từ đoạn diệt của thủ có đoạn diệt của hữu và Thánh đạo tám ngành này là con đƣờng đƣa đến đoạn diệt của hữu [9, tr.119].

- Sinh: là sự có mặt, hiện diện của con ngƣời, là cuộc sống hàng ngày bao gồm dục là tham ái và lòng ham muốn.

“Chƣ hiền, thế nào là sanh, thế nào là tập khởi của sanh, thế nào là đoạn diệt của sanh, thế nào là con đƣờng đƣa đến đoạn diệt của sanh? Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào, trong từng mỗi loại hữu tình, sự sanh, hiện khởi, xuất hiện, hiện diện, hiện hành các uẩn, tụ đắc các xứ; Chƣ hiền, nhƣ vậy gọi là sanh. Từ sự tập khởi của hữu có sự tập khởi của sanh, từ sự đoạn diệt của hữu, có sự đoạn diệt của sanh [9, tr.118].

mất, tử vong. Với sinh mạng con ngƣời, lão tử đƣợc biểu hiện dƣới các hiện tƣợng: răng long, tóc bạc, da nhăn, các cơ quan tri giác suy yếu và chết.

Chƣ hiền, thế nào là già chết, thế nào là tập khởi của già chết, thế nào là đoạn diệt của già chết, thế nào là con đƣờng đƣa đến đoạn diệt của già chết ? Thuộc bất kỳ hữu tính giới nào, trong từng mỗi loại hữu tình, sự già cả, suy lão, rụng răng, tóc bạc da nhăn, tuổi thọ ngày một hao mòn, bại hoại các căn; chƣ hiền, nhƣ vậy gọi là già. Chƣ hiền thế nào là chết? Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào trong từng mỗi loại hữu tình, sự mệnh một, từ trần, hủy hoại, hoại diệt, tử biệt, mệnh chung, hủy hoại các uẩn, vất bỏ hình hài; chƣ hiền, nhƣ vậy gọi là chết. Già nhƣ vậy và chết nhƣ vậy, chƣ hiền, nhƣ vậy gọi là già chết. Từ sự tập khởi của sanh, có sự tập khởi của già chết, từ sự đoạn diệt của sanh, có sự đoạn diệt của già chết [9, tr.117-118].

Trong mƣời hai chi phần nhân duyên trên, mỗi chi phần vừa là nhân, vừa là quả. Nghĩa là nó vừa đƣợc tác thành bởi một nhân, nhƣng đồng thời nó cũng chính là nhân hay điều kiện cho các thành tố còn lại. Khi mƣời hai chi phần nhân duyên sinh khởi đồng nghĩa với sự sinh khởi của khổ uẩn và khi mƣời hai chi phần nhân duyên diệt đồng nghĩa với sự đoạn diệt của khổ uẩn. Đây là nguyên lý sinh khởi và đoạn diệt của con ngƣời và vạn vật. Mƣời hai chi phần này mang tính tƣơng đối và phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại, không có cái gì gọi là tuyệt đối hay độc lập. Nó cũng không do bất cứ ai sáng tạo hay cũng không phải là sản phẩm của bất cứ một đấng siêu nhiên, thần thánh nào. Trên nền tảng của lý duyên khởi, Phật giáo bác bỏ mọi chủ thuyết về một “Thƣợng đế”, “Đại ngã”..., và không chấp nhận nguyên nhân đầu tiên nào. Ở đây, theo Phật giáo, vô minh cũng không đƣợc hiểu là nguyên nhân đầu tiên của chuỗi liên kết đó. Bởi vô minh cũng do phiền não, lậu hoặc sinh, do nhân duyên sinh, là duyên khởi. Khi có nhân duyên (tích cực) thì vô minh cũng sẽ chuyển hóa thành trí tuệ; đây là ý nghĩa "vô minh diệt, minh sinh".

Duyên khởi chính là nguyên lý khách quan hình thành nên con ngƣời cũng nhƣ vạn vật trong vũ trụ. Trong kinh Tƣơng Ƣng Bộ đức Phật nói:

Và này các Tỳ kheo, thế nào là lý duyên khởi ? Do duyên sanh, này các Tỳ kheo, già, chết khởi lên. Dầu các Nhƣ Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp trú tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy, y duyên tánh ấy. Nhƣ Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt định lý ấy. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt, Nhƣ Lai tuyên bố, tuyên thuyết, tƣờng thuyết, khai hiển, khai thị, phân biệt, minh hiển, minh thị [16, tr.393].

Hay trong một số chỗ khác, đức Phật cũng nói rằng, pháp Duyên khởi không phải là pháp do đức Phật tự tạo ra mà chỉ là ngƣời khám phá qui luật này mà thôi. Đức Phật có xuất hiện ở đời hay không xuất hiện ở đời, thế gian vẫn vận hành theo nguyên tắc Duyên khởi này. Đây chính là lời đức Phật xác định giá trị khách quan của pháp Duyên khởi. Có thể nói, không những chỉ có giáo lý Duyên khởi mà hầu nhƣ toàn bộ giáo lý của Phật giáo đều mang tính chất khách quan nhƣ thế.

Qua tìm hiểu về Duyên khởi, chúng ta có thể rút ra đƣợc những nhận định sau:

- Các pháp do duyên mà sinh và cũng do duyên mà diệt. Chúng không bao giờ tồn tại độc lập. Chúng ta không thể tìm thấy một linh hồn bất tử, một bản ngã nào chi phối các pháp,cũng không có một quyền năng nào sáng tạo ra con ngƣời, mà chính con ngƣời là chủ nhân quyết định cho mọi giá trị của cuộc sống hạnh phúc hay đau khổ nên, duyên khởi là một nguyên tắc hay quy luật của cuộc sống.

- Đức Phật thuyết minh 12 chi phần duyên khởi chủ yếu đề cập đến con

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan phật giáo trong kinh trung bộ (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)