CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TRUNG BỘ
2.3. QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƢỜ
2.3.1. Khổ đau và nguyên nhân của khổ đau
Khổ đau và nguyên nhân của khổ đau chính là những vấn đề đƣợc đức Phật nêu lên trƣớc tiên để nói rõ về thực trạng của con ngƣời và nguyên nhân đƣa đến thực trạng đó. Nguyên nhân của khổ có thể nhìn từ cạn đến sâu. Theo cạn thì nguyên nhân của khổ là ba độc: tham, sân, si,… Sâu hơn một chút thì ái dục đƣợc xem là nguyên nhân của khổ. Tột cùng nhất thì vô minh chính là nguyên nhân của khổ đau. Vô minh thƣờng biểu lộ qua hai khía cạnh: chấp ngã và chấp pháp. Chấp ngã là tin có một cái Ta chân thật, hiện hữu tự tánh và bám víu vào nó. Chấp pháp là cho rằng tất cả sự vật thật có tự tánh, thƣờng hằng không thay đổi. Chấp ngã và chấp pháp là hai căn bệnh xƣa nay của chúng sinh và cũng là nguyên nhân chính của luân hồi đau khổ.
Khổ đau: Khổ là trạng thái tâm lý bất nhƣ ý, mọi khát vọng bị bác bỏ, mọi mong cầu đều bị thiếu hụt. Luận về khổ ở thế gian thì vô cùng, nhƣng theo quan điểm Phật giáo, thì khổ nằm ở hai phƣơng diện: khổ vật chất hay thể xác và khổ tinh thần. Khổ bao gồm: sanh khổ, già khổ, chết khổ, sầu, bi, khổ, ƣu, não khổ, mong cầu không đƣợc là khổ, chấp thủ năm uẩn khổ:
đoạn diệt của khổ, thế nào là con đƣờng đƣa đến đoạn diệt của khổ? Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi khổ ƣu não là khổ, cầu không đƣợc là khổ, tóm lại năm thủ uẩn là khổ [9, tr.116].
Thế nào là sanh: “này chƣ hiền, thế nào là sanh? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất sanh, xuất thành, tái sanh của chúng, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn. Này chƣ hiền, nhƣ vậy gọi là sanh [11, tr.561].
Thế nào là già: “này chƣ hiền, thế nào là già? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới loại, sự niên lão, sự hủ hoại, trạng thái rụng răng, trạng thái tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy hoại. Này chƣ hiền, nhƣ vậy gọi là già” [11, tr.561].
Thế nào là chết: “này chƣ hiền, thế nào là chết? Mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự tạ thế, sự từ trần, thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, thời đã đến, các uẩn đã tận diệt, sự vất bỏ tử thi. Này chƣ hiền nhƣ vậy gọi là chết” [11, tr.562].
Thế nào là sầu: “này chƣ hiền, thế nào là sầu? Này chƣ hiền, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự sầu của ngƣời ấy. Này chƣ hiền, nhƣ vậy gọi là sầu” [11, tr.562].
Thế nào là bi: “này chƣ hiền, thế nào là bi? Này chƣ hiền, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự bi ai, sự bi thảm, sự than van, sự than khóc, sự bi thán, sự bi thống của ngƣời ấy. Này chƣ hiền, nhƣ vậy gọi là bi” [11, tr.562]. Thế nào là khổ: “này chƣ hiền, thế nào là khổ? Này chƣ hiền, sự đau khổ về thân, sự không sảng khoái về thân, sự đau khổ do thân cảm thọ, sự không sảng khoái do thân cảm thọ. Này chƣ hiền, nhƣ vậy gọi là khổ” [11, tr.562].
về tâm, sự không sảng khoái về tâm, sự đau khổ do tâm cảm thọ, sự không sảng khoái do tâm cảm thọ. Này chƣ hiền, nhƣ vậy gọi là ƣu” [11, tr.562].
Thế nào là não: “này chƣ hiền, với những ai gặp tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự áo não, sự bi não, sự thất vọng, sự tuyệt vọng của ngƣời ấy. Này chƣ hiền, nhƣ vậy gọi là não” [11, tr.563].
Cầu bất đắc khổ:
Này chƣ hiền, thế nào là cầu bất đắc khổ? Này chƣ hiền, chúng sanh bị sanh chi phối, khởi sự mong cầu: “mong rằng ta khỏi bị sanh chi phối! Mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh”. Lời mong cầu ấy không đƣợc thành tựu. Nhƣ vậy gọi là cầu bất đắc khổ. Này chƣ Hiền, chúng sanh bị già chi phối... chúng sanh bị bệnh chi phối... chúng sanh bị chết chi phối... chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ƣu, não chi phối, khởi sự mong cầu: “mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ƣu, não chi phối!” Mong rằng ta khỏi đƣơng chịu sầu, bi, khổ, ƣu não!” Lời mong cầu ấy không đƣợc thành tựu. Nhƣ vậy gọi là cầu bất đắc khổ. Này chƣ Hiền, nhƣ thế nào là tóm lại năm thủ uẩn là khổ? Nhƣ sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tƣởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này chƣ Hiền, nhƣ vậy tóm lại, năm thủ uẩn là khổ. [11, tr.563].
Nhìn chung, khổ đau là chuyện muôn đời của con ngƣời nói riêng và chúng sinh nói chung. Từ “sinh” đến “tử” cả một chuỗi dài khổ đau miên viễn. Đó là một sự thật, và thẳng thắn nhìn nhận sự thật ấy cũng là một thái độ khởi đầu tích cực.
Dựa vào quan điểm đau khổ này, một số ý kiến cho rằng đạo Phật là đạo yếm thế, bi quan. Trƣớc tiên, cần phải xác định rõ ràng rằng, lời phát biểu “đời là đau khổ” là “nhận định của Phật giáo về thực chất của cuộc sống”, chứ không phải “biểu hiện thái độ sống của đạo Phật”. Đã là nhận định thì chỉ có thể đúng hay sai, chứ không thể bi quan hay lạc quan. Nói cách khác, lời nhận
định trên chỉ có thể đƣợc đánh giá “đúng hay sai”, chứ không thể nói “bi quan hay lạc quan”. Vả lại, khái niệm “khổ”, theo quan điểm Phật giáo, bao gồm trong tám phạm trù: gồm có sanh khổ, lão khổ, bịnh khổ, chết khổ, cầu không đƣợc khổ, ái biệt ly khổ, oán tắng hội khổ và chấp thủ năm uẩn là khổ. Qua nội dung “khổ” của các phạm trù trên, chúng ta thấy đạo Phật không hề nhuốm màu bi quan cũng không mang vẻ lạc quan, mà đạo Phật có cách nhìn hiện thực về nhân sinh và vũ trụ, nhìn sự vật một cách nhƣ thật.
Nguyên nhân của khổ: đạo Phật không dừng lại ở lời tuyên bố “đời là khổ đau”, mà tiếp tục chỉ ra căn nguyên của nỗi thống khổ muôn đời ấy, đó là: ba độc tham, sân, si; là khát ái hay ái dục và vô minh.
Khổ do ba độc tham, sân, si: tham, sân, si là nguyên nhân của cuộc sống đau khổ.
Tham là tham lam. Ham muốn thái quá. Đắm say, thích thú muốn có nhiều những thứ mình ƣa thích nhƣ tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ.v.v… Lòng tham đó chẳng hề biết chán, càng đƣợc thời càng ham. Tham cho mình, rồi tham cho cả bà con quyến thuộc, quốc gia, xã hội của mình. Cũng vì lòng tham, mà nhân loại tranh giành giết hại lẫn nhau. Kẻ tham hay ghen ghét những ngƣời thành tựu. Chính sự tham dục lạc đó chính là những nguyên nhân ràng buộc kiếp ngƣời vào vòng sinh tử, luân hồi, đau khổ.
Sân là cơn giận, lòng giận dữ, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng, không đƣợc thỏa thích nhƣ ý muốn. Bất bình vì bị xúc phạm, nhân đó làm những chuyện sai trái. Sau cơn giận thời giữ lại lòng oán ghét tìm dịp mà trả thù. Kinh Hoa Nghiêm có nói, khi một niệm lòng sân hận nổi lên, thì trăm ngàn cửa nghiệp chƣớng đều mở ra, hay một đốm lửa sân, có thể đốt hết muôn mẫu rừng công đức. Vì thế, đức Phật cũng đã từng khuyên rằng, một khi đã từ bỏ đƣợc nóng giận thì phiền não sẽ không đến với chúng ta.
Đức Phật dạy chúng sinh hãy từ bỏ cả tham lẫn sân. Thân tâm dẹp sạch tham dục và sân hận thời trở nên thanh tịnh, đó là điều kiện tốt để sớm chứng
đƣợc cảnh Niết bàn.
Si là si mê, ngu tối. Ngƣời si mê không sáng suốt, không suy xét hiểu biết đúng lẽ phải, đúng sự thật để phán đoán việc hay dở, tốt xấu, lợi hại v.v… nên mới làm những điều nhiễm ô tội lỗi, có hại cho mình và ngƣời. Si, theo thế tục gọi là “dại” hay “ngu”. Si che lấp tâm trí, làm cho con ngƣời không còn nhìn thấy đƣợc những chất bợn nhơ đang gặm nhấm từ bên trong con ngƣời khiến các thói hƣ tật xấu ấy sẽ tăng dần và cuối cùng đƣa con ngƣời vào con đƣờng tội lỗi triền miên. Đức Phật dạy rằng si là điều ô trƣợc tệ hại nhất. Hãy dứt bỏ si để trở thành ngƣời trong sạch.
Tam độc tham, sân, si là những nguyên nhân gây ra bất hạnh và phiền não, ƣu tƣ cho con ngƣời. Tham, sân, si có thể đƣợc tìm thấy một cách dễ dàng nơi hành động, ngôn ngữ, và ý nghĩ của chính mình cũng nhƣ của kẻ khác. Bất cứ ở đâu hay lúc nào, nếu tham, sân, si có mặt và ngự trị thì cuộc sống riêng hay chung đều trở nên xấu xa đau khổ. Tham, sân, si là sản phẩm của con ngƣời và xã hội và chính chúng là nguyên nhân làm hƣ hại cuộc sống an lành của loài ngƣời.
Việc thực hiện con đƣờng đi ra khỏi tham, sân, si luôn luôn đƣợc đức Phật quan tâm và khuyến khích các đệ tử của Ngài hành trì để từ đó các pháp an lạc đƣợc tăng trƣởng và các pháp khổ đau đƣợc diệt trừ. Nếu không khéo hành trì thì không những các khổ đau tăng trƣởng mà các thiện pháp cũng bị tiêu trừ. Nếu ai tu tập và trau dồi tâm trí để thoát khỏi vòng phiền não tham, sân, si, tất nhiên ngƣời ấy sẽ đƣợc hoàn toàn giải thoát.
Khổ đau do ái dục: Phật xác nhận chúng sanh đang lâm bệnh đau khổ. Sau khi quan sát, nghiên cứu và phân tích tỉ mỉ tận tƣờng chứng bệnh đau khổ, Ngài tìm ra nguyên nhân tiếp theo của nó và tuyên bố rằng nguồn gốc của mọi hình thức đau khổ là ái dục.
Ái dục, bao gồm tất cả những hình thức thèm khát, tham ái, khát vọng, ƣớc mong, dục vong, ham muốn, nóng lòng, bám níu, luyến ái trong vị kỷ.
Con ngƣời chấp giả làm thiệt, khƣ khƣ bám vào ngũ uẩn vô thƣờng mà cho đó là "Ta", một cái "Ta" trƣờng tồn không biến đổi, rồi ham muốn, khát khao, lấy cái ta làm trung tâm của mọi sự vật và cố đem vào càng nhiều càng tốt và bám lấy càng chặt càng hay. Chính là ái đồng khởi với dục tham, tìm cầu dục lạc chỗ này, chỗ khác. Ái dục biểu hiện dƣới nhiều hình thái khác nhau đã dẫn dắt loài ngƣời đi từ khổ đau này đến khổ đau khác, thất vọng này đến thất vọng khác.
Tại sao ái dục là nguồn gốc của mọi hình thức đau khổ? Không có ngƣời suy tƣ nào phủ nhận sự hiện hữu của đau khổ, hay bất toại nguyện trên thế gian, nhƣng về nguyên nhân làm phát sanh đau khổ thì các hệ thống tín ngƣỡng khác nhau đã giải thích bằng nhiều phƣơng cách khác nhau. Trong tƣ tƣởng Phật giáo, không có một siêu lực huyền bí cầm quyền tƣởng thƣởng công đức và hình phạt những tội ác của con ngƣời. Không có sự thƣởng phạt từ bên ngoài hay bên trên ban đến, mà có định luật nhân quả, từ bên trong, tức hành động và phản ứng của hành động. Chính mình hành động và chính mình nhận lãnh hậu quả của hành động. Theo chiều hƣớng này, mỗi ngƣời, mỗi chúng sanh, là vị kiến trúc sƣ xây đắp số phận của mình. Chính ta tạo thiên đàng cho ta và cũng chính ta tạo địa ngục cho ta. Đau khổ mà con ngƣời phải gánh chịu ngày hôm nay là hậu quả dĩ nhiên của những nghiệp bất thiện mà con ngƣời đã tạo trong quá khứ, và chính ái dục là động cơ chính yếu thúc đẩy đến hành động, tạo nghiệp bất thiện bằng thân, khẩu, hay ý. Cũng chính ái dục thúc đẩy con ngƣời luyến ái, bám níu, và dai dẳng đeo đuổi theo sự sống. Lòng khát khao ham muốn ấy lôi cuốn con ngƣời từ kiếp sống này đến kiếp khác. Trong kinh Tương Ưng Bộ, phẩm Chuyển pháp luân, đức Phật nói: “…này các Tỳ Kheo, Chính ái này đƣa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái” [17, tr.783].
Ái dục là nguồn gốc của đau khổ cũng vì chính trong ái dục đã có mầm mống đau khổ. Ái có ba loại: Dục ái (khát ái đối với sự khoái lạc của các giác
quan), hữu ái (khát ái về sự hiện hữu và trở thành), phi hữu ái (khát ái sự không hiện hữu, nghĩa là chán ngán sự tồn tại, chán ghét sự hiện hữu). “Này chƣ Hiền, thế nào là Khổ tập Thánh đế? Sự tham ái đƣa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia; nhƣ dục ái, hữu ái, vô hữu ái. Này chƣ Hiền, nhƣ vậy gọi là Khổ tập Thánh đế” [11,tr.563].
Khổ đau do vô minh: theo đức Phật, vô minh chính là nguyên nhân căn bản và sâu xa nhất của khổ đau. Vô minh là không sáng suốt, không có trí tuệ, không có chánh tri kiến, không hiểu Tứ diệu đế, không biết rõ nguyên lí Nghiệp. Vô minh là một trong mƣời hai yếu tố trong nguyên lí Duyên khởi, là những nguyên nhân làm con ngƣời vƣớng trong luân hồi đau khổ.
Vô minh cũng đƣợc xem là gốc của mọi bất thiện trong thế gian và cũng là một đặc tính của khổ. Đó là tình trạng tâm thức không thấy sự vật "nhƣ nó là" (nhƣ thật tri kiến), cho ảo giác là sự thật và vì vậy sinh ra khổ. Vô minh sinh ái và đó là yếu tố cơ bản dẫn đến sự tái sinh. Nhƣ đức Phật dạy trong các kinh A-hàm: thấy các pháp, không biết đúng nhƣ thật gọi đó là vô minh. Nghĩa là chúng ta thấy mọi sự vật ở trên đời mà không biết đúng nhƣ thật, chỉ biết bằng cách tƣởng tƣợng sai lầm, đó là vô minh. Nói rõ hơn không biết, không thấy đúng pháp Tứ đế: khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế, gọi là vô minh.
Vô minh thƣờng biểu lộ qua hai khía cạnh: chấp ngã và chấp pháp. Chấp ngã là tin có một cái “ta” chân thật, hiện hữu tự tánh và bám víu vào nó. Chấp pháp là cho rằng tất cả sự vật thật có tự tánh, thƣờng hằng không thay đổi. Chấp ngã và chấp pháp là hai căn bệnh vô thỉ của chúng sinh mà cũng là nguyên nhân chính của đau khổ.