Những giá trị của nhân sinh quan Phật giáo trong kinh Trung Bộ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan phật giáo trong kinh trung bộ (Trang 100 - 111)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TRUNG BỘ

3.1. NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT

3.1.1. Những giá trị của nhân sinh quan Phật giáo trong kinh Trung Bộ

3.1. NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG KINH TRUNG BỘ GIÁO TRONG KINH TRUNG BỘ

3.1.1. Những giá trị của nhân sinh quan Phật giáo trong kinh Trung Bộ Bộ

Phật giáo không chấp nhận có một “Thƣợng đế” nào có thể sản sinh ra con ngƣời. Qua kinh Trung Bộ, chúng ta thấy đƣợc tiếng nói dõng dạc của Phật giáo rằng: Con ngƣời do các “nhân duyên”, do “ngũ thủ uẩn” mà hình thành và chính “nghiệp” do con ngƣời tạo ra là yếu tố quyết định và chi phối con ngƣời. Cũng chính từ đó, Phật giáo nhận định cuộc đời này nhiều đau khổ và cần phải tu tập và rèn luyện để đƣợc giải thoát, an lạc và hạnh phúc ngay tại cuộc sống này. Chính vì thế, Phật giáo Nguyên thủy mang những yếu tố

duy vật và vô thần.

Qua giáo lý Duyên khởi với mƣời hai chi phần nhân duyên đƣợc nói đến, Phật giáo cho rằng, sự có mặt của một pháp, thực ra chỉ là sự có mặt của nhân duyên sinh ra nó; sự hoại diệt của một pháp cũng chỉ là sự hoại diệt những nhân duyên sinh ra nó. Các pháp không có thật sinh hay thật diệt. Chính con ngƣời cũng là một pháp, sự hiện hữu và hoại diệt của con ngƣời thực ra cũng chỉ là sự hiện hữu và hoại diệt của các nhân duyên. Các nhân duyên hình thành con ngƣời đƣợc Phật giáo thuyết minh với mƣời hai chi phần gồm: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc thọ, ái, thủ, hữu, sanh và lão tử. Chính mƣời hai chi phần này làm nhân cho nhau, làm duyên cho nhau tạo nên vòng luân hồi đau khổ triền miên cho con ngƣời. Nếu nhƣ một trong mƣời hai

chi phần đoạn diệt thì mƣời một chi phần còn lại cũng đoạn diệt và luân hồi khổ đau cũng sẽ chấm dứt.

Từ chân lý duyên khởi này, Phật giáo cho rằng không có một tự ngã nào hiện hữu trong con ngƣời hay trong các pháp ấy. Nói khác đi, không thể có một cái “ngã” nào có mặt, ngoại trừ pháp giới “duyên khởi”.

Con ngƣời nhận thức đƣợc thuyết duyên khởi là nhận thức đƣợc bản chất của vạn hữu, tuệ tri đƣợc lẽ sinh tử ở đời, và do đó làm chủ đƣợc các pháp cũng nhƣ bản thân mình. Đức Phật cũng đã nhiều lần căn dặn: "Ai thấy đƣợc lý duyên khởi, ngƣời ấy thấy đƣợc pháp; ai thấy đƣợc pháp ngƣời ấy thấy đƣợc lý duyên khởi” [9, tr.422].

Phật giáo cho rằng, chính vì không nhận thức đƣợc gốc rễ của vạn pháp là duyên khởi nên con ngƣời mê muội trong vòng luẩn quẩn, chấp chặt vào cái “ta”, dẫn đến tham cầu thái quá mà hậu quả là khổ đau.

Nếu nhƣ con ngƣời không phải do duyên sinh và có cái “ta” cố định thì sẽ không thể chuyển đổi, phát triển đƣợc. Cũng chính vì duyên sinh vô ngã nên các hiện tƣợng xã hội mới có thể cải tạo, chấn hƣng, nhận thức con ngƣời mới có sáng tạo.

Dựa trên cơ sở của thuyết Duyên sinh, Phật giáo đi đến giải thích về “nghiệp” và “nghiệp báo”, tức quả báo của nghiệp, để giáo dục một đời sống trong sáng, thánh thiện và tốt đẹp cho con người. Nghiệp là hành động có ý chí, có sự tham gia của ý thức. Nghiệp có nghiệp thiện, nghiệp ác. Trong phạm trù nhân quả thì có “nghiệp nhân” và “nghiệp quả”. nghiệp nhân là nguyên nhân, nghiệp quả là kết quả. Nghiệp nhân là cái mầm, nghiệp quả là cây trái do mầm ấy phát sinh. Nghiệp nhân ác thì sẽ dẫn đến kết quả bất an, đau khổ, nghiệp nhân lành sẽ dẫn đến kết quả an vui, hạnh phúc. Không phải do sanh ra mà ngƣời ta trở thành ngƣời quý tộc hay kẻ bần hàn, mà chính do hành động có tác ý (nghiệp) mà ngƣời ta sẽ trở thành là bậc cao quý hay kẻ hạ tiện. Nghiệp ác hay nghiệp thiện là do chính con ngƣời tạo ra. Chính tự mỗi

ngƣời chứ không phải ai khác có thể quyết định hạnh phúc hay khổ đau của mình. Lý nghiệp báo này đã giúp con ngƣời tự định hƣớng trong suy nghĩ và hành động của mình để điều khiển thân, khấu, ý làm lành, tránh ác. Thuyết nhân quả báo ứng và nghiệp ít ra cũng có giá trị ngăn chặn bớt cái ác trong cuộc đời ngƣời và nhân loại ở góc độ nào đó.

Cũng trên nguyên lý duyên khởi, Phật giáo đã thuyết minh về con ngƣời thực tại là do ngũ uẩn mà đƣợc hình thành: sắc uẩn, thọ uẩn, tƣởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Trong đó, sắc uẩn thuộc về vật chất, vật lý, (sắc); bốn uẩn còn lại thuộc về tinh thần, tâm lý (danh). “Danh và sắc” chính là một chi phần trong mƣời hai chi phần nhân duyên. Mỗi uẩn trong năm uẩn cũng đều đƣợc phát sinh, phát triển và hiện hữu dựa trên sự tập hợp các yếu tố với nhau theo nguyên lý duyên sinh tức cái này có mặt, cái kia có mặt, cái này sinh, cái kia sinh. Chúng nƣơng vào nhau mà có mặt, sự tồn tại của một uẩn có nghĩa là sự tồn tại của năm uẩn; sự vô thƣờng, biến hoại của một uẩn tức là sự vô thƣờng, biến hoại của năm uẩn. Từ quan điểm duy vật biện chứng, có thể nhận thấy ở đây ngoài những yếu tố duy vật, vô thần còn có các yếu tố biện chứng tự phát về mối liên hệ hữu cơ giữa các yếu tố danh sắc tạo ra con ngƣời và tƣơng lai của họ. Những yếu tố biện chứng của Phật giáo đƣợc không ít các nhà khoa học, các nhà vật lý hiện đại tán dƣơng trong tiểu luận khoa học và triết học của tác giả Nguyễn Tƣờng Bách qua tác phẩm “Lƣới trời ai dệt”.

Năm uẩn là các khía cạnh khác nhau của một thể thống nhất gọi là con ngƣời. Thể thống nhất ấy mới nhìn qua tƣởng nhƣ độc lập, bất biến đƣợc điều khiển bởi một chủ thể. Tuy nhiên, theo Phật giáo, các pháp hữu vi là không thật có, không lâu bền, ngũ uẩn là pháp hữu vi nên sanh diệt hằng biến. Ngũ uẩn chỉ là một hợp thể vô ngã, vô thƣờng và rất tạm bợ, không hề có cái bản thể thƣờng hằng bất biến trong chúng. Cái mà ta gọi là linh hồn, cá thể, hay tôi, chỉ là một tên gọi của sự tập họp năm uẩn này, vốn thay đổi và biến chuyển liên tục.

Năm thủ uẩn cũng chính là “khổ đế” trong “tứ diệu đế”, đây là một trong những quan điểm mấu chốt của Phật giáo về vấn đề nhân sinh. Sự tập khởi của năm thủ uẩn chính là sự tập khởi của khổ, và sự đoạn diệt năm thủ uẩn chính là sự diệt khổ, con đƣờng đƣa đến đoạn diệt năm thủ uẩn chính là con đƣờng đƣa đến diệt khổ. Đức Phật từng nói, ngƣời nào nhận biết rõ ngũ uẩn, ngƣời đó cũng sẽ thoát khỏi khổ đau. Thấy rõ ngũ uẩn là vô ngã thì không còn chấp thủ uẩn là mình, của mình hay tự ngã của mình. Chấp thủ diệt thì ái diệt, khổ diệt. Ðấy là ngõ vào giải thoát.

Qua kinh Trung Bộ, Phật giáo cũng nhận định rằng thực chất đời sống con ngƣời là nhiều đau khổ. Nhận định này Phật giáo xem là một chân lý của cuộc đời (khổ thánh đế). “Và này chƣ Hiền, thế nào là Khổ Thánh đế? Sanh là khổ, già là khổ, (bệnh là khổ), chết là khổ, sầu, bi, khổ, ƣu, não là khổ; cầu không đƣợc là khổ. Tóm lại năm thủ uẩn là khổ” [11, tr.561]. Nhƣ vậy, khổ ở đây đƣợc Phật giáo đề cập gồm có: sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, sầu khổ, bi khổ, ƣu khổ, não khổ, cầu không đƣợc khổ, tóm lại, chấp thủ năm thủ uẩn là khổ. Dù ngƣời sanh trong giai cấp nào, ở địa vị nào, ở hoàn cảnh nào cũng đều đau khổ. Cái đau khổ căn bản không ai có thể tránh đƣợc. Không thể nói rằng đói là khổ, no là vui, lạnh là khổ, ấm là vui. Đó chỉ là những cái vui, cái khổ tạm thời, mỏng manh và chốc lát. Phật giáo nói khổ vui là nhắm vào phần căn bản, là nghĩ đến cuộc đời đen tối, phủ vây bởi sanh, già, bệnh, chết...

Từ nhận định này, đức Phật tiếp tục truy xét về nguyên nhân của khổ (Khổ tập thánh đế). Nguyên nhân đó chính là do tham ái và vô minh tức ý niệm sai lầm về ngã, về pháp dẫn đến khổ đau “Này chƣ Hiền, thế nào là Khổ tập Thánh đế? Sự tham ái đƣa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia; nhƣ dục ái, hữu ái, vô hữu ái. Này chƣ Hiền, nhƣ vậy gọi là Khổ tập Thánh đế” [11, tr.564].

nhiều hình thức đã làm nguyên nhân trực tiếp phát sinh mọi hình thái khổ đau và sinh tử. Tuy nhiên, theo nguyên lý duyên khởi, mọi sự tùy thuộc lẫn nhau mà phát sinh. Khát ái cũng tùy thuộc vào một yếu tố khác để phát sinh, đó là thọ. Thọ phát sinh tùy thuộc vào xúc… cứ thế nối tiếp nhau trên một vòng tròn mà thuật ngữ Phật học gọi là “thập nhị nhân duyên”.

Khát ái không chỉ là ham muốn, bị trói buộc vào khoái lạc giác quan, tài sản, quyền lực, mà còn là ham muốn, bị trói buộc vào những tƣ tƣởng, lý tƣởng, quan điểm, lý thuyết, khái niệm và niềm tin. Theo sự phân tích của Phật giáo, tất cả tranh chấp trên đời, từ gây gổ trong gia đình cho đến đại chiến giữa các quốc gia, đều có gốc rễ ở khát ái này. Theo quan điểm ấy, mọi vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội đều có cội rễ là lòng tham vị kỷ.

Từ việc nhận chân đƣợc thực chất đau khổ của cuộc đời và nguyên nhân dẫn đến đau khổ ấy, trong kinh Trung Bộ, đức Phật tiếp tục giới thiệu về sự an lạc, hạnh phúc hay thuật ngữ Phật giáo gọi là “niết bàn” (Khổ diệt thánh đế) và con đƣờng, cách thức hay phƣơng pháp đƣa đến sự an lạc, hạnh phúc (Khổ diệt đạo thánh đế). “Này chƣ Hiền, và thế nào là Khổ diệt thánh đế? Sự diệt tận không còn luyến tiếc tham ái ấy, sự xả ly, sự khí xả, sự giải thoát, sự vô nhiễm (tham ái ấy). Này chƣ Hiền, nhƣ vậy gọi là Khổ diệt thánh đế” [11, tr.564]. Vô minh và tham ái dục là những nguyên nhân cốt yếu dẫn đến mọi đau khổ cho chúng sinh, tham ái diệt thì hết khổ đau, đạt đƣợc niết bàn. Đó là

cách nhìn nhận rất chuẩn xác và sâu sắc đƣợc thể hiện trong kinh Trung Bộ. Niết bàn không phải là một cảnh giới, không phải là một cõi nào đó cao cấp hơn cõi ngƣời nhƣ là “cõi thiên đƣờng” của các tôn giáo khác, niết bàn cũng không phải là đối tƣợng của tƣ duy, khái niệm hay ngôn ngữ. Niết bàn chính là sự chấm dứt hay dập tắt phiền não, tham ái, chấm dứt nguyên nhân đƣa đến đau khổ, là trạng thái an lạc, hạnh phúc tuyệt đối khi tâm ý đã vắng mặt tham, sân, si, cũng có nghĩa là hạnh phúc, an lạcngay trong cuộc đời này.

mức khác nhau: hạnh phúc tƣơng đối và hạnh phúc tuyệt đối.

Hạnh phúc tương đối: Một khi bạn đã làm lắng dịu lòng tham ái, chấp thủ, thì những nỗi lo âu, sợ hãi, bất an giảm hẳn, thân tâm của bạn trở nên thanh thản, đầu óc tỉnh táo; bạn nhìn mọi vấn đề trở nên đơn giản và rộng lƣợng hơn. Đó là một hình thức của hạnh phúc. Nhờ tâm trí không bị chi phối bởi những tƣ tƣởng chấp thủ, nhờ không bị đun nóng bởi các ngọn lửa phiền muộn, lo lắng, sợ hãi, mà tâm ý của con ngƣời trầm tĩnh và sáng suốt hơn, khả năng nhận thức sự vật hiện tƣợng sâu sắc và chính xác hơn, từ đó con ngƣời tạo nên một phép lạ: thân tâm đƣợc chuyển hóa, thái độ ứng xử của bạn đối với mọi ngƣời độ lƣợng, bao dung và khiêm tốn; đối với của cải, tài sản, danh vọng trở nên thanh thản hơn, không còn bị áp lực của nó đè nặng lên trái tim mình. Trên cơ sở ấy, con ngƣời có thể hƣởng thụ đời sống có phẩm chất hơn.

Nói chung, tùy vào khả năng giảm thiểu lòng tham, sân và si đến mức độ nào thì đời sống con ngƣời sẽ đƣợc tăng phần hạnh phúc lên mức độ ấy.

Hạnh phúc tuyệt đối: Trên nền tảng hạnh phúc tinh thần, con ngƣời phát triển tuệ quán, hƣớng tâm đến đoạn trừ toàn bộ phiền não vi tế, thâm sâu, con ngƣời có thể đạt hạnh phúc tuyệt đối, tối thƣợng là Niết bàn. Diệt đế chính là Niết bàn. Niết bàn là sự thanh tịnh, là hạnh phúc tuyệt đối. Đức Phật dạy: “Vô bệnh lợi tối thắng, Niết bàn lạc tối thắng, bát chánh là độc đạo, an ổn là bất tử” [10, tr.367].

Thế nào là “vô bệnh lợi tối thắng”:

“này Magandiya, Ông sẽ tự mình biết, tự mình thấy: “Đây là những bệnh chƣớng, những cục bƣớu, những mũi tên. Ở đây, những bệnh chƣớng, những cục bƣớu, những mũi tên đƣợc trừ diệt, không có dƣ tàn. Do chấp thủ đƣợc diệt ở ta, nên hữu diệt; do hữu diệt, sanh diệt; do sanh diệt, già, chết, sầu, bi, khổ, ƣu, não đƣợc diệt trừ. Nhƣ vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này”[10, tr.373].

Niết bàn lạc tối thắng: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa”[10, tr.373].

Nhƣ vậy, hạnh phúc tối thƣợng theo đức Phật là đoạn trừ đƣợc chấp thủ, cũng đồng nghĩa với việc đoạn trừ mƣời hai nhân duyên, diệt trừ toàn bộ sự nhóm họp của khổ (khổ uẩn) và thành tựu con đƣờng phạm hạnh.

Để đạt đƣợc trạng thái an lạc, hạnh phúc nhƣ trên, theo Phật giáo, con ngƣời cần phải tránh xa hai cực đoan và đi đúng “con đƣờng” (khổ diệt đạo thánh đế, còn gọi là “đạo đế”). “Này chƣ Hiền, thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế? Đó là Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tƣ duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định” [11, tr.564]. Trọng tâm của con đƣờng đó là bát chánh đạo: đƣợc chia ra làm ba nhóm:

Nhóm “giới”, đƣợc tạo thành bởi chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng. “Giới” ở đây là tắc rèn luyện bản thân con ngƣời qua chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng để khép mình vào nếp sống kỷ cƣơng, để sửa đổi từ một con ngƣời có đức tánh xấu thành một con ngƣời có đức tánh tốt, đem lại những giá trị đạo đức tối cao và lợi ích thiết thực cho mình và cho ngƣời.

“Chánh ngữ” là lời nói chân chánh, không tạo nghiệp bất thiện bằng lời nói, mà trái lại, dùng lời nói để tạo các nghiệp lành. Lời nói là sự biểu hiện của tâm tƣ và ý nghĩ, nếu không cẩn trọng, thiếu suy nghĩ, thì lời nói dễ làm cho ngƣời khác đau khổ, mà đôi khi chính mình cũng cảm thấy ăn năn hối hận, vì nói lời bất cẩn của mình mà gây ra tai họa. “Chánh nghiệp” là hành vi đúng đắn, tạo nghiệp thiện, từ bỏ sát sinh, từ bỏ tà hạnh trong các dục. Thực hành sự yêu thƣơng cứu giúp, dẫn đến đời sống chân chánh. “Chánh mạng” là nuôi sống thân mạng bằng những nghề nghiệp lƣơng thiện, chân chánh tức là sống đúng chánh pháp, không mê tín dị đoan, không sống trong ảo giác, mơ hồ, trừu tƣợng, không nuôi sống mình bằng các nghề tàn bạo, bất chánh pháp, bất tín, không hợp luân lý xã hội…

Nhóm định, Định là kiên định tập trung tâm tƣ vào con đƣờng chân chính không để bất cứ điều gì lai chuyển làm thoái chí, phân tâm, đƣợc tạo thành bởi “chánh tinh tấn”, “chánh niệm” và “chánh định”. “Chánh tinh tấn”

là sự nỗ lực, có chức năng đánh thức và củng cố vững chắc cho sự tu tập hằng ngày của từng cá nhân, nhằm mục đích ngăn chặn hay tránh xa tội ác, mà tăng trƣởng thiện pháp, để mang lại một cuộc sống an vui. “Chánh niệm” là suy niệm chân chính, hay là nhớ đúng, nghĩ đúng, đƣợc xem nhƣ một ngọn đèn tỉnh thức để giúp cho tâm, thấy, biết, nhận định, đƣợc ý nghĩa tốt đẹp của sự

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan phật giáo trong kinh trung bộ (Trang 100 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)