Bát Chánh Đạo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan phật giáo trong kinh trung bộ (Trang 77 - 87)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TRUNG BỘ

2.4. CON ĐƢỜNG ĐƢA ĐẾN HẠNH PHÚC CHO CON NGƢỜI

2.4.2. Bát Chánh Đạo

Bát chánh đạo là con đƣờng tám nhánh để giải thoát khỏi khổ đau. Bát chánh đạo là giáo lý trung tâm của “đạo đế” (trong tứ đế) gồm ba mƣơi bảy phẩm trợ đạo. Ðây là con đƣờng độc nhất đi vào giải thoát hết thảy các lậu hoặc. Ngƣời thực hành có thể đi vào giải thoát bằng ngõ bảy giác chi, bốn niệm xứ, nhƣng tất cả những ngõ đƣờng ấy đều đƣợc bao hàm trong Bát chánh đạo: chánh kiến (cái nhìn đúng đắn), chánh tƣ duy (suy nghĩ chân chánh), chánh ngữ (lời nói chân chánh), chánh nghiệp (hành động chân

chánh), chánh mạng (nghề nghiệp chân chánh), chánh tinh tấn (siêng năng, tinh cần đúng đắn), chánh niệm (tƣởng nhớ đúng đắn), và chánh định (sự tập trung đúng đắn).

Từ tập khởi của vô minh có tập khởi của lậu hoặc; từ đoạn diệt của vô minh có đoạn diệt của lậu hoặc và thánh đạo tám ngành này là con đƣờng đƣa đến đoạn diệt của lậu hoặc, tức là: chánh tri kiến, chánh tƣ duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định [9, tr.128].

Chánh Kiến: hay chánh tri kiến là ngƣời có cái thấy, cái biết chân chánh. Rải rác trong Trung bộ kinh, đức Phật và tôn giả Sāriputta thuyết về chánh kiến, nội dung khá dài nhƣng ta có thể tóm tắt cô đọng nhƣ sau: thấy rõ thiện và bất thiện, thấy rõ căn gốc của thiện và căn gốc của bất thiện, thấy rõ căn gốc của thiện là vô tham, vô sân, vô si và căn gốc của bất thiện là tham, sân và si, thấy đúng bản chất của tâm, vật, thế gian, thế giới đều là duyên sinh, vô thƣờng, vô ngã. Tóm lại, là thấy rõ ngũ uẩn, thập nhị nhân duyên và tứ đế.

Tiếp đó, đức Phật nói: thấy rõ tà kiến là tà kiến, thấy rõ chánh kiến là chánh kiến.

Tuệ tri tà kiến là tà kiến, tuệ tri chánh kiến là chánh kiến. Nhƣ vậy là chánh kiến của vị ấy.

Và này các Tỳ kheo, thế nào là tà kiến? Không có bố thí, không có cúng dƣờng, không có tế tự, không có quả báo các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh; ở đời không có các vị Sa-môn, Bà-la- môn, chánh hƣớng, chánh hạnh, sau khi với thƣợng trí tự mình chứng đạt lại tuyên bố lên. Nhƣ vậy, này các Tỳ Kheo là tà kiến. Và này các Tỳ Kheo, thế nào là chánh kiến? Chánh kiến này các Tỳ Kheo, Ta nói có hai loại. Này các Tỳ Kheo, có loại chánh kiến hữu lậu, thuộc phƣớc báo, đƣa đến quả sanh y; có loại chánh kiến, này

các Tỳ Kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi [11, tr.238].

Chánh kiến gồm có hai loại: chánh kiến hữu lậu và chánh kiến vô lậu: Chánh kiến hữu lậu là sự nhìn nhận, thấy biết, tin tƣởng vào những định luật có tính chân lý trong cuộc đời này.

Và này các Tỳ kheo, thế nào là chánh kiến hữu lậu, thuộc phƣớc báo, đƣa đến quả sanh y? Có bố thí, có cúng dƣờng, có tế tự, có quả báo các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh; ở đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hƣớng, chánh hạnh, sau khi với thƣợng trí tự mình chứng đạt đời này và đời khác lại tuyên bố lên. Nhƣ vậy, này các Tỳ kheo là chánh kiến hữu lậu, thuộc phƣớc báo, đƣa đến quả sanh y [11, tr.238].

Chánh kiến vô lậu là sự nhìn nhận, thấy rõ và thực hành thành thục con đƣờng giải thoát, thành thục ba mƣơi bảy phẩm trợ đạo trong đạo đế.

Và này các Tỳ kheo, thế nào là chánh kiến thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Phàm cái gì, này các Tỳ Kheo, thuộc trí tuệ, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, chánh kiến, đạo chi của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm. Chánh kiến nhƣ vậy, này các Tỳ kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi [11, tr.239].

Tà kiến là thấy sai, thấy lệch, thấy nghiêng, thấy một bên, thấy một phía, thấy phân rời, thấy chia manh xẻ mún; không thấy đƣợc cái chơn, cái thực, cái toàn diện, cái toàn bộ thực tại. Con ngƣời phải biết chuyển cái thấy sai thành cái thấy đúng, cái thấy nghiêng lệch bằng cái thấy chính chơn, cái thấy cục bộ bằng cái thấy toàn diện. Tuy nhiên, chỉ cần thấy ra mọi tà kiến, thấy ghê tởm, ghê sợ mọi tà kiến kể trên thì đã bắt đầu bƣớc sang lãnh vực chánh kiến.

Chánh Tư Duy: là ý nghĩ chơn chánh, tƣ tƣởng chơn chánh, ý định chơn chánh, chủ đích chơn chánh và mục tiêu chơn chánh. Để có đƣợc chánh tƣ

duy phải loại trừ 3 tà tƣ duy, còn gọi là ba bất thiện tầm: “Và này các Tỳ Kheo, thế nào là tà tƣ duy? Dục tƣ duy, sân tƣ duy, hại tƣ duy, này các Tỳ Kheo, nhƣ vậy là tà tƣ duy” [11, tr.240].

Dục tầm: Là tìm kiếm, suy nghĩ, nghĩ tƣởng, suy tƣởng, suy tầm - tìm cách thỏa mãn những ham muốn dục lạc qua mắt, tai, mũi, lƣỡi và thân. Khi đắm chìm trong khao khát, tham muốn ấy, và do chúng dẫn dắt, ta có thể tạo những nghiệp bất thiện.

Sân tầm: Gặp những đối tƣợng ta ganh ghét, đố kỵ, tỵ hiềm; gặp những hoàn cảnh trái ý, nghịch lòng, tâm trí ta nhƣ chìm đắm trong những suy nghĩ, nghĩ tƣởng, bực bội, bất mãn, phẫn nộ, sân hận.

Hại tầm: Từ sân tầm ở trên nếu không đƣợc thấy rõ thì tâm trí càng bị nung đốt, có thể dẫn đến những suy nghĩ, nghĩ tƣởng về mƣu kế, thủ đoạn ác độc, bạo tàn để dẫn đến hại ngƣời khác.

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là chánh tƣ duy? Chánh tƣ duy, này các Tỳ Kheo, Ta nói có hai loại: có loại chánh tƣ duy, này các Tỳ Kheo, hữu lậu, thuộc phƣớc báo, đƣa đến quả sanh y; có loại chánh tƣ duy, này các Tỳ Kheo, thuộc bậc Thánh vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi. Và này các Tỳ Kheo, thế nào là chánh tƣ duy hữu lậu, thuộc phƣớc báo, đƣa đến quả sanh y? Ly dục tƣ duy, vô sân tƣ duy, bất hại tƣ duy, nhƣ vậy, này các Tỳ Kheo là chánh tƣ duy, hữu lậu, thuộc phƣớc báo, đƣa đến quả sanh y. Và này các Tỳ Kheo, thế nào là chánh tƣ duy, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Phàm cái gì này các Tỳ Kheo thuộc suy tƣ, tầm cầu, tƣ duy, một ngữ hành do sự hoàn toàn chú tâm chuyên tâm của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm; chánh tƣ duy nhƣ vậy, này các Tỳ Kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi [11, tr.240].

lúc xen dự vào “cái thấy”, nó sẽ tung hỏa mù, nó sẽ làm lệch chiều, lệch hƣớng để tạo tác những nghiệp bất thiện qua thân khẩu ý nên ta phải có tƣ duy ly dục để đối trị với dục tầm. Nhƣ vậy có nghĩa là những đối tƣợng của ngũ trần (sắc, thanh, hƣơng, vị, xúc), thuộc đối tƣợng dễ khích thích, tác động đến ta, nó duyên khởi với tâm ái dục của ta, thì tức khắc nên thu thúc, gìn giữ hay tránh xa, viễn ly nó, đƣợc gọi là tư duy ly dục.

Tư duy ly sân: những trạng thái tâm nhƣ nóng nảy, khó chịu, bực bội, không vừa lòng,. Nếu không đƣợc nhìn thấy thì nó sẽ dẫn đến sân si, giận dữ, biểu hiện qua thân khẩu ý để tạo nghiệp bất thiện. Do vậy, ta phải thu thúc, gìn giữ, tìm cách xa lánh nó, viễn ly nó, đƣợc gọi là tư duy ly sân.

Tư duy ly hại: Trạng thái tâm sân thƣờng nhƣ lửa đốt, nếu không đƣợc dập tắt thì nó sẽ nhƣ than hồng âm ỉ ngày đêm để trở thành phiền ƣu. Nếu phiền ƣu này không đƣợc nguội tắt nó sẽ gia tăng cấp độ mà biến thành ƣu hận. Và nếu khi đã phẫn hận rồi sẽ sinh ra hung ác, bạo tàn, có khả năng hủy diệt đối tƣợng mà không kiềm giữ nổi. Biết rõ sự nguy hại nhƣ vậy: hại mình, hại ngƣời, hại cả hai, nên ta phải nuôi dƣỡng tư duy ly hại.

Chánh ngữ: Lời nói chân chánh. Đức Phật nói có hai loại chánh ngữ: Và này các Tỳ Kheo, thế nào là chánh ngữ? Chánh ngữ, này các Tỳ Kheo, Ta nói có hai loại: có loại chánh ngữ, này các Tỳ Kheo, hữu lậu, thuộc phƣớc báo, đƣa đến quả sanh y; có loại chánh ngữ, này các Tỳ Kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.[11, tr.241].

Chánh ngữ hữu lậu: là lìa xa bốn khẩu ác nghiệp: lìa xa nói dối, nói sai sự thật; lìa xa nói lời thêu dệt, có nói không, không nói có, nói vu oan, vu cáo hại ngƣời; lìa xa nói lời cay chua, độc ác, chửi mắng, phỉ báng, cộc cằn, thô lỗ; lìa xa nói lời nhảm nhí, vô ích, rỗng không, phù phiếm, tục tỉu, vô duyên. Ngoài ra, những cách nói nhƣ nói châm chích, nói dệt gấm thêu hoa, nói ngọt nhƣ đƣờng, nhƣ mật, nói văn hoa, kiểu cách, chúng ta cũng nên tránh.

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là chánh ngữ, hữu lậu, thuộc phƣớc báo, đƣa đến quả sanh y? Viễn ly vọng ngữ, viễn ly nói hai lƣỡi, viễn ly ác khẩu, viễn ly phù phiếm ngữ; nhƣ vậy, này các Tỳ Kheo, là chánh ngữ, hữu lậu thuộc phƣớc báo, đƣa đến quả sanh y. [11, tr.241].

Chánh ngữ vô lậu (hƣớng đến giải thoát): Sau khi từ bỏ bốn ngữ ác hành trên, con ngƣời phải tập những lời nói, cách nói, mục đích nói hƣớng đến điều chân, lẽ thiện để huân trƣởng những hạt giống lành ở trong tâm:

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là chánh ngữ thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Cái gì, này các Tỳ Kheo, thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khƣớc, viễn ly bốn ngữ ác hành, đối với một vị tu tập Thánh đạo, thuần thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm; nhƣ vậy, này các Tỳ Kheo là chánh ngữ, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi [11, tr.241].

Chánh nghiệp: là hành động chơn chánh, đúng đắn, có nghĩa là suy nghĩ, lời nói và hành động tƣơng tầm tƣơng tức với chánh kiến, khi một ngƣời có chánh kiến rồi thì suy nghĩ và hành động đều là chân chánh. Khi cái thấy biết trong sáng dẫn đạo, có tuệ tri làm ngọn đèn soi rọi thì những tâm niệm, tƣ tƣởng có thiên hƣớng xấu ác, tối tăm về vật dục, về tham luyến, vị kỷ, về nóng nảy, giận dữ, hung ác, hiểm độc, bạo tàn... đều bị đẩy lùi, xa lánh là đã trọn vẹn cả kiến và tƣ duy rồi. Nói cách khác, từ ý nghiệp tức tƣ duy trong sáng thì ngữ nghiệp và thân nghiệp cũng đƣợc điều chỉnh theo. Ngữ nghiệp đã biến thành chánh ngữ thì thân nghiệp cũng biến thành chánh nghiệp. có hai loại chánh nghiệp:

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là chánh nghiệp? Chánh nghiệp, này các Tỳ Kheo, Ta nói có hai loại: Có loại chánh nghiệp, này các Tỳ Kheo, hữu lậu, thuộc phƣớc báo, đƣa đến quả sanh y; có loại chánh nghiệp, này các Tỳ Kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc

đạo chi. [11, tr.242]

Chánh nghiệp hữu lậu: là tránh xa sát sanh, trộm cắp, tà hạnh; là ăn uống chừng mực, ngủ nghỉ chừng mực, tiết độ trong mọi nhu cầu vật chất, sống đời giản dị, tri túc... Bên cạnh đó, chánh nghiệp giúp đỡ ngƣời hoạn nạn, kẻ ốm đau, tật nguyền, bất hạnh.

Và này các Tỳ kheo, thế nào là chánh nghiệp thuộc hữu lậu, thuộc phƣớc báo, đƣa đến quả sanh y? Viễn ly sát sanh, viễn ly lấy của không cho, viễn ly tà hạnh trong các dục; nhƣ vậy, này các Tỳ kheo, là chánh nghiệp, thuộc hữu lậu, thuộc phƣớc báo, đƣa đến quả sanh y. [11, tr.242]

Chánh nghiệp vô lậu: từ bỏ vĩnh viễn sát sanh, trộm cắp, tà hạnh, thực hành thành thục bát thánh đạo.

Và này các Tỳ kheo, thế nào là chánh nghiệp, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Cái gì, này các Tỳ kheo, thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khƣớc, viễn ly ba thân ác hành đối với một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm; nhƣ vậy, này các Tỳ kheo, là chánh nghiệp, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi [11, tr.242].

Chánh Mạng: là nuôi mạng sống một cách chơn chánh, lìa xa tà mạng, lìa xa những nghề nghiệp có phƣơng hại đến mình và ngƣời khác, chúng sanh khác. Đức Phật đã khuyên con ngƣời nên tránh xa năm nghề nghiệp nguy hại nhƣ: nghề đồ tể, giết mổ động vật; nghề buôn bán vũ khí, chất nổ, đao kiếm sát thƣơng; nghề buôn bán ngƣời, nô bộc hay súc vật cho ngƣời ta giết thịt; nghề buôn bán độc dƣợc, độc chất; nghề buôn bán rƣợu, các chất gây say (nhƣ ma túy các loại hiện nay). Ngoài ra, chánh mạng còn cần phải có lƣơng tâm và trách nhiệm trong nghề nghiệp mà mình đã chọn lựa.

Và thế nào, này các Tỳ kheo, là chánh mạng? Chánh mạng, này các Tỳ kheo, Ta nói có hai loại: có loại chánh mạng, này các Tỳ kheo,

hữu lậu, thuộc phƣớc báo, đƣa đến quả sanh y; có chánh mạng, này các Tỳ kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi. Và thế nào, này các Tỳ kheo là chánh mạng, hữu lậu, thuộc phƣớc báo, đƣa đến quả sanh y? Ở đây, này các Tỳ kheo, vị Thánh đệ tử bỏ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng, nhƣ vậy, này các Tỳ kheo là chánh mạng, hữu lậu, thuộc phƣớc báo, đƣa đến quả sanh y. Và này các Tỳ kheo, thế nào là chánh mạng, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Cái gì, này các Tỳ kheo thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khƣớc, viễn ly tà mạng đối với một vị tu tập Thánh đạo, thuần thục trong Thánh đạo. Có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm; nhƣ vậy, này các Tỳ kheo là chánh mạng, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi [11, tr.244].

Chánh Tinh Tấn: là cố gắng, là nỗ lực, là chuyên cần, là nhiệt huyết, đôi khi còn có nghĩa là dũng mãnh, kiên cƣờng đối với những việc thiện, việc đúng đắn, chân chánh. Theo phép trung đạo, tinh tấn nhƣng giữ thăng bằng đúng mức độ cần thiết, không phải là quyết tâm mạnh mẽ quá mức sẽ tiêu hao năng lực, mệt mỏi, thần kinh căng thẳng, nhƣng cũng không đƣợc dể duôi, giải đãi, thờ ơ, lơ là, lơi lỏng.

Chánh tinh tấn còn có nghĩa là siêng năng đoạn trừ tà kiến, tà tƣ duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng và thành tựu chánh kiến….chánh mạng: “ai tinh tấn đoạn trừ tà kiến, thành tựu chánh kiến nhƣ vậy là chánh tinh tấn của vị ấy” [11, tr.239], “tinh tấn đoạn trừ tà tƣ duy, thành tựu chánh tƣ duy nhƣ vậy là chánh tinh tấn của vị ấy” [11, tr.240], “tinh tấn đoạn trừ tà ngữ, thành tựu chánh ngữnhƣ vậy là chánh tinh tấn của vị ấy” [11, tr.242], “tinh tấn đoạn trừ tà nghiệp, thành tựu chánh nghiệp nhƣ vậy là chánh tinh tấn của vị ấy” [11, tr.243], “tinh tấn đoạn trừ tà mạng, thành tựu chánh mạng nhƣ vậy là chánh tinh tấn của vị ấy”. [11, tr.244]

chƣa sanh không cho sanh khởi, các ác, bất thiện pháp đã sanh đƣợc trừ diệt, các thiện pháp từ trƣớc chƣa sanh nay đƣợc sanh khởi, các thiện pháp đã đƣợc sanh có thể duy trì, không có lu mờ, đƣợc tăng trƣởng, đƣợc quảng đại, đƣợc tu tập, đƣợc viên mãn.

Và này các Tỳ kheo, thế nào là chánh tinh tấn? Ở đây, này các Tỳ kheo, với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trƣớc chƣa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh đƣợc trừ diệt, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trƣớc chƣa sanh nay đƣợc sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp đã đƣợc sanh có thể duy trì,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan phật giáo trong kinh trung bộ (Trang 77 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)