Ảnh hƣởng về mặt tƣ tƣởng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan phật giáo trong kinh trung bộ (Trang 111 - 112)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TRUNG BỘ

3.2.1. Ảnh hƣởng về mặt tƣ tƣởng

Tƣ tƣởng hay đạo lý căn bản của Phật giáo là đạo lý “Duyên khởi”, “Tứ diệu đế” và “Bát chánh đạo”. Những đạo lý này chính là nền tảng cho tất cả các tông phái Phật giáo Nguyên thủy cũng nhƣ Phật giáo Phát triển đã ăn sâu vào lòng của ngƣời dân Việt. Duyên Khởi là một cái nhìn khoa học và khách quan về thế giới hiện tại. Duyên khởi nghĩa là sự nƣơng tựa lẫn nhau mà sinh tồn và tồn tại. Không những các sự kiện thuộc thế giới con ngƣời nhƣ thành, bại, thịnh, suy mà tất cả những hiện tƣợng về thế giới tự nhiên cũng đều theo luật duyên khởi mà sinh thành, tồn tại và tiêu hoại. Trong quan niệm ngƣời Việt, con ngƣời đến với nhau là do “duyên”, về ở với nhau một nhà cũng do “duyên”, thậm chí từ biệt nhau cũng vì hết “duyên” “Nạn xƣa trút sạch lầu lầu, duyên xƣa chƣa dễ biết đâu chốn này” [42, tr.648]. Trong việc làm ăn, sinh sống, thành đạt đƣợc gọi là “có duyên”, “Còn nhiều hƣởng thụ về sau, Duyên xƣa tròn trặn phúc sau dồi dào” [42, tr.647], thất bại đổ vỡ là do “không có duyên”, “Trƣớc sau cho vẹn một lời, Duyên ta mà cũng phúc trời chi không” [42, tr.640]. Chữ “Duyên” này đã thể hiện rất rõ tinh thần nƣơng nhau mà hiện hữu trong giáo lý Duyên khởi Phật giáo.

Bên cạnh đó, giáo lý Nhân quả - Nghiệp báo đã trở thành nếp sống hết sức sáng tỏ đối với ngƣời Việt Nam. Ngƣời Việt chúng ta biết lựa chọn ăn ở

hiền lành, nhìn nhận hành động "ác giả ác báo" hay "chạy trời không khỏi nắng" dù tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên âm thầm của lý Nghiệp báo. Có thể nói, mọi ngƣời dân Việt điều ảnh hƣởng ít nhiều qua giáo lý này. Vì thế, lý Nghiệp báo - luân hồi đã in dấu đậm nét trong văn chƣơng bình dân, trong văn học chữ Nôm, chữ Hán, từ xƣa cho đến nay để dẫn dắt từng thế hệ con ngƣời Việt biết soi sáng tâm trí mình vào lý nhân quả Nghiệp báo mà hành động sao cho tốt đẹp đem lại hòa bình an vui.

“Sƣ rằng: song chẳng hề chi,

Nghiệp duyên cân lại nhắc đi còn nhiều” [42, tr.636].

Dựa trên học thuyết Duyên khởi, Nghiệp báo, Phật giáo xây dựng sự bình đẳng trên tinh thần nhân quả. Chúng sinh và Phật đều bình đẳng nhƣ nhau về mặt nguyên nhân, cùng có Phật tính, đều có khả năng thành tựu Phật quả. Tƣ tƣởng bình đẳng này đã giúp cho Phật giáo Việt Nam hình thành một bản sắc đặc thù rất riêng biệt của nó đã đƣợc ngƣời Việt tiếp biến thành nếp ăn, nếp nghĩ, góp phần làm phong phú tƣ tƣởng, đạo lý của dân tộc Việt.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan phật giáo trong kinh trung bộ (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)