Ảnh hƣởng qua phong tục tập quán

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan phật giáo trong kinh trung bộ (Trang 112 - 117)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TRUNG BỘ

3.2.2. Ảnh hƣởng qua phong tục tập quán

Theo Bách khoa toàn thƣ, “phong tục” là toàn bộ những hoạt động sống của con ngƣời đƣợc hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, đƣợc cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Phong tục tập quán thể hiện tính đặc thù về văn hóa của mỗi dân tộc. Thông qua việc tìm hiểu phong tục, tập quán, ngƣời ta tìm lại đƣợc những giá trị văn hóa mang bản chất truyền thống của các dân tộc.

Đối với ngƣời Việt, phong tục tập quán cổ truyền vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến một số phong tục tập quán phổ biến hằng ngày và có sự ảnh hƣởng, tiếp biến những giá trị Phật giáo của ngƣời Việt.

- Phong tục đi chùa, lễ Phật:

một bộ phận đông đảo ngƣời Việt. Vào các ngày hội lớn của Phật giáo (Phật đản), ngày hội của dân gian (tết Nguyên đán, Trung nguyên), hoặc những ngày kỷ niệm lớn của lịch sử dân tộc (giổ tổ Hùng Vƣơng), mặc dù là ngƣời Phật tử hay không phải tín đồ Phật tử, đông đảo các tầng lớp nhân dân, các giới trong xã hội thƣờng qui tụ đến chùa dâng hƣơng, chiêm ngƣỡng và lễ Phật,thể hiện tấm lòng thành kính của họ đối với đức Phật và các bậc Thánh Hiền. Tuy nhiên, việc đi viếng chùa cũng tùy thuộc vào mục đích và quan niệm của mỗi ngƣời, thậm chí chỉ đơn giản là muốn đi xem lễ hội hoặc chiêm ngƣỡng vẻ đẹp của chùa chiền cho lòng nhẹ nhàng hơn.

Riêng đối với những ngƣời có niềm tin nơi đức Phật, ngoài những ngày lễ hội lớn, họ còn thƣờng xuyên đến chùa vào những ngày rằm, mồng một, kể cả những ngày bình thƣờng để đọc kinh và tìm hiểu về giáo lý Phật để ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày. Đó cũng là những hình ảnh đã góp phần tạo nên bản sắc và nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt từ bao đời nay.

- Phong tục ăn chay, thờ phật

Về ăn chay, phần lớn ngƣời Việt Nam đều chịu ảnh hƣởng nếp sống văn hóa này. Ăn chay hay ăn lạt xuất phát từ quan niệm từ bi, tránh nghiệp ác sát sanh của Phật giáo. Vì khi đã trở về với phật pháp, mỗi ngƣời phật tử phải thọ giới và trì giới, trong đó giới căn bản là không sát sanh hại vật, mà trái lại phải thƣơng yêu mọi loài. Trong hành động lời nói và ý nghĩ, ngƣời phật tử phải thể hiện lòng từ bi. Điều không thể có đƣợc khi con ngƣời còn ăn thịt, còn uống máu chúng sanh. Để đạt đƣợc mục đích đó, ngƣời phật tử phải dùng đến phƣơng pháp ăn chay. Cố nhiên ngƣời xuất gia ăn chay trƣờng, còn phật tử tại gia còn nhiều trở ngại nên chỉ ăn chay kỳ. Thông thƣờng, ngƣời Việt Nam, cả phật tử lẫn ngƣời không phải phật tử cũng theo tục lệ đặc biệt này, họ ăn chay mỗi tháng hai ngày, là ngày mùng một và ngày rằm mỗi tháng, có ngƣời ăn mỗi tháng bốn ngày, sáu ngày, mƣời ngày, cũng có nhiều ngƣời phát nguyện ăn chay suốt cả tháng (thƣờng là tháng bảy âm lịch) hoặc ba tháng

(tháng giêng, tháng bảy và tháng mƣời) hay cả năm, đôi khi có một số ngƣời đi phát nguyện ăn trƣờng chay giống nhƣ những ngƣời xuất gia.

Về mặt ăn uống, ăn chay rất phù hợp với phong cách ăn uống hiện đại, trọng ăn ngũ cốc nhiều hơn thực phẩm động vật, vả lại ăn chay giúp cho cơ thể đƣợc nhẹ nhàng. Gần đây các bác sĩ Soteylo, và bác sĩ Varia Kiplami cho biết trong các thứ thịt có nhiều chất độc, rất nguy hiểm cho sức khoẻ con ngƣời. Và các nhà khoa học đều cho rằng ăn chay rất hợp vệ sinh và không kém phần bổ dƣỡng. Trên tinh thần đó, nên nguời Việt Nam dù không phải là Phật tử cũng thích ăn chay, và tập tục này đã ảnh hƣởng sâu rộng trong mọi giai tầng xã hội Việt Nam từ xƣa đến nay.

Ăn chay và thờ Phật là việc đi đôi với nhau của ngƣời Việt Nam. Việc thờ phật trong dân gian cũng có nhiều điều thú vị. Ngƣời phật tử, ngƣời mộ đạo thờ phật đã đành, nhiều ngƣời không phải là phật tử cũng dùng tƣợng phật hay tranh ảnh có yếu tố phật giáo để chiêm ngƣỡng và trang trí cho cảnh nhà thêm đẹp đẽ và trang nghiêm. Theo quan niệm của nhóm ngƣời này, phật giáo là một thành tựu về tƣ tƣởng văn hóa của dân tộc và nhân loại.

- Phong tục ma chay, cúng giỗ

Ngƣời Việt Nam quan niệm rằng "nghĩa tử là nghĩa tận" nên khi có ngƣời thân qua đời, tang lễ thƣờng đƣợc tổ chức rất trọng thể. Trong ngày cúng giỗ ngƣời qua đời (ngày mất) cũng đƣợc xem là ngày quan trọng. Vì vậy, tuỳ vị trí ngƣời đã khuất mà cúng giỗ. Ðây cũng là dịp gặp mặt ngƣời thân trong gia đình trong dòng họ, họp mặt để tƣởng nhớ ngƣời đã khuất và bàn việc ngƣời sống giữ gìn gia phong.

Trong những gia đình theo đạo Phật, hoặc yêu mến đạo Phật, vào những ngày này, họ thƣờng tổ chức theo nghi thức Phật giáo và mời các tăng, ni đến tụng kinh cầu siêu cho ngƣời đã mất. Thực chất những bài kinh cầu siêu chính là những giáo lý về “vô thƣờng”, “vô ngã”, những lời khai thị nhằm giúp cho ngƣời mất hiểu rõ về sự giả hợp, duyên sinh của thân “ngũ uẩn”, hiểu rõ về sự

tập khởi khổ đau từ thân ngũ uẩn, từ đó, họ mới có thể dứt trừ mọi tham ái mà đƣợc giải thoát. Đồng thời, thông qua những nghi lễ đó, các thế hệ đi trƣớc cũng mong muốn giáo dục cho các thế hệ con cháu về sau các giá trị truyền thống tôn giáo, truyền thống hiếu đạo và truyền thống tri ân báo ân của gia đình, dòng họ và dân tộc.

- Phong tục cưới hỏi

Cƣới hỏi - hôn nhân cũng là một ngày lễ quan trọng trong phong tục tập quán của ngƣời Việt. Việc cƣới hỏi có quy định chặt chẽ từ trƣớc tới nay không có gì thay đổi trên nền tảng cơ bản.

Từ sự ảnh hƣởng của Phật giáo, trƣớc khi tiến tới hôn nhân, nhiều đôi bạn trẻ theo tín ngƣỡng Phật giáo, thƣờng đến chùa khấn nguyện với chƣ Phật phù hộ cho mối lƣơng duyên của họ đƣợc thuận buồm xuôi gió. Đến ngày cƣới hỏi, họ đến chùa để làm lễ "hằng thuận" trƣớc khi rƣớc dâu. Lễ hằng thuận là một nghi lễ chúc lành ngắn gọn và lắng nghe một số nguyên tắc đạo đức Phật giáo về hôn nhân, để làm kim chỉ nam cho cuộc sống mới.

Hằng là luôn luôn, thuận là hòa thuận. Muốn luôn luôn hòa thuận với nhau, thì cả hai đều phải biết tƣơng kính nhƣờng nhịn nhau. Hằng thuận là một nét đẹp trong đời sống lứa đôi. Trƣớc Tam bảo (Phật, Giáo pháp và chƣ tăng), đôi bạn phát nguyện sống chung hạnh phúc theo những nguyên tắc đạo đức cơ bản của Phật giáo. Một mặt, tạo nền tảng tâm linh hƣớng thƣợng cho đời sống gia đình; mặt khác, lời hứa trƣớc Tam bảo sẽ có sức mạnh nâng đỡ cho đôi bạn vƣợt qua những trắc trở trong đời sống sau hôn nhân. Theo nguyên tắc đạo đức Phật giáo trong hôn nhân, đối với cá nhân, có năm điều (ngũ giới):

Không nên sát sanh, làm cho kẻ khác vì mình mà chết. Trái lại, luôn tôn trọng sự sống của ngƣời và muôn vật.

Không nên gian tham trộm cắp bất cứ vật quý báu hay nhỏ nhặt.

tiết hạnh của mình và ngƣời khác.

Phải giữ sự thành tín, không nói lời dối trá để thủ lợi về mình, gieo họa cho kẻ khác.

Không nên phạm vào việc say sƣa rƣợu chè.

Đối với gia đình, đức Phật dạy con ngƣời sống phải theo mối tƣơng quan giữa vợ và chồng.

Chồng đối với vợ: có năm điều. Hòa ái với vợ

Tôn trọng, không xem thƣờng vợ Chung thủy với vợ

Trao quyền nội chính cho vợ May sắm đầy đủ cho vợ.

Vợ đối với chồng: cũng phải đủ năm điều. Thay chồng quản lý nhà cửa ngăn nắp Săn sóc giúp đỡ chồng

Trinh thuận với chồng Giữ gìn gia sản chung

Siêng năng và thuận thảo với cha mẹ, thân bằng quyến thuộc hai bên.

Đối với xã hội: quan hệ vợ chồng, gia đình, thân quyến khắn khít, sẽ giúp cho liên quan xã hội mật thiết. Vì gia đình là phần tử của xã hội. Nếu mọi ngƣời đều tốt thì xã hội tốt. Và nếu xã hội tốt thì cảnh thiên đƣờng niết bàn ở ngay chốn trần gian này. Theo giáo lý Duyên khởi, không có sự vật gì đơn độc mà tồn tại. Luôn có nhân duyên liên quan tƣơng đối với nhau. Vì thế đức Phật dạy, phải có hiểu biết về sự tƣơng quan lẫn nhau để nhớ làm tròn phận sự đối với xã hội, chu toàn nghĩa vụ công dân đất nƣớc và chung cùng trách nhiệm đời sống cũng nhƣ tình cảm với bà con hàng xóm láng giềng.

Phong tục làm thiện, bố thí, phóng sinh,

nhân quả, luân hồi nghiệp báo, từ bi… Xuất phát từ những tƣ tƣởng đó của đạo Phật, tục lệ bố thí và phóng sanh đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của quần chúng. Đến ngày rằm và mùng một, ngƣời Việt thƣờng hay mua chim, cá,… để phóng sanh. Ngƣời Việt cũng thích làm phƣớc bố thí và sẵn sàng giúp đỡ kẻ nghèo khó, hoạn nạn, tham gia vào những đợt cứu trợ, tƣơng tế cho các đồng bào gặp thiên tai, hoạn nạn, hoàn cảnh sống gặp khó khăn đúng với truyền thống đạo lý của dân tộc “lá lành đùm lá rách”.

Ngoài những phong tục của ngƣời Việt chịu ảnh hƣởng Phật giáo đã kể trên, chúng ta còn thấy một số tập tục tốt đẹp khác cũng tƣơng đối phổ biến và có ít nhiều liên quan đến tƣ tƣởng nhân sinh của Phật giáo đáng ghi nhận.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan phật giáo trong kinh trung bộ (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)