Nguyên nhân của những hạn chế này

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 82 - 86)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế này

* Về phía môi trường bên ngoài

- Môi trƣờng kinh tế vĩ mô diễn biến phức tạp, lãi suất cao, Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hàng ứ đọng, giá cả mặt hàng nông sản xuất khẩu bấp bênh.Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức kinh tế rất chậm, hầu hết chƣa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến việc bảo đảm bằng tài sản của các khách hàng vay vốn.

- Trở ngại từ cơ quan công chứng: Theo quy định các tài sản trên đất đƣợc phép thế chấp, nhƣng khi đăng thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng của các tài sản này, các phòng công chứng trên địa bàn không thực hiện công chứng, vì vậy không thể đăng ký giao dịch bảo đảm.

Trong hoàn cảnh nền kinh tế phát triển nhanh, nhiều Doanh nghiệp mới đƣợc thành lập, sức ép tăng trƣởng tín dụng cao, nhƣng số lƣợng, giá trị tài sản bảo đảm lại hạn chế, vì vậy làm cho các Ngân hàng thƣơng mại hạ thấp dần điều kiện bảo đảm tài sản.

Mặc dù nhà nƣớc đã cố gắng thúc đẩy và tạo điều kiện cho kinh tế tƣ nhân đặc biệt là các doanh nghiệp tƣ nhân phát triển nhƣng vẫn còn thiếu các chính sách ƣu đãi về thuế, đất đai, lãi suất cho vay để doanh nghiệp tồn tại và phát triển làm cho không ít doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động không hiệu quả thậm chí là giải thể.

- Cơ quan chức năng rất dễ dãi trong việc cấp phép, phá sản cũng nhƣ kiểm tra thuế cũng nhƣ các hoạt động của doanh nghiệp điều này gây khó khăn rất nhiều cho ngân hàng cho vay và thu hồi vốn vay. Quy trình về khởi

kiện, thi hành án tài sản để thu hồi vốn vay kéo dài, qua rất nhiều thủ tục và công đoạn, nhƣng việc thành công trong khởi kiện và thanh lý tài sản của Ngân hàng vẫn chƣa cao.

* Về phía Agribank - Chi nhánh tỉnh Kon Tum

Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp của Agribank - Chi nhánh Kon Tum vẫn ổn định ở vị trí đầu tiên trong tỉnh nhƣng nhìn nhận một cách khách quan thì thành công này đến từ bề dày lịch sự hình thành lâu đời trên địa bàn và có nhiều ƣu thế về vốn cho vay (do đƣợc hội sợ cấp vốn ƣu đãi), thƣơng hiệu Ngân hàng Nông nghiệp luôn có sức hút rất lớn trên một tỉnh thuần nông – lâm nghiệp nhƣ Kon Tum chứ chƣa có đóng góp nhiều của hoạt động marketing và quảng bá thƣơng hiệu. Các Ngân hàng thƣơng mại khác đầu tƣ cho hoạt động marketing và quảng bá thƣơng hiệu rất nhiều, rất công phu trên nhiều phƣơng diện khác nhau từ các phƣơng diện thông tin đại chúng đến hội thảo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ, tài trợ sự kiện…cùng với đội ngũ chuyên trách về hoạt động này, tạo nên sự cạnh tranh rất lớn trong hoạt động cho vay. Trong khi đó, đến năm 2009 Agribank - Chi nhánh Kon Tum mới có chủ trƣơng thành lập bộ phận marketing để làm công tác này, tuy nhiên hoạt động của bộ phận này cũng còn nhiều hạn chế, thể hiện qua việc kiêm nhiệm nhiệm vụ. Đặc biệt hoạt động marketing về hoạch định chiến lƣợc khách hàng, phân khúc thị trƣờng, quảng bá thƣơng hiệu, giới thiệu sản phẩm… trong lĩnh vực tín dụng hầu nhƣ không có.

Quy trình tín dụng hiện tại và từ trƣớc đến nay của Agribank - Chi nhánh Kon Tum chỉ đơn thuần là quy trình thực hiện các trình tự để cấp tín dụng cho khách hàng, chú trọng phát triển lƣợng mà không quan tâm nhiều đến chất lƣợng khách hàng. Chính vì vậy vẫn để xảy ra tình trạng nợ xấu có sự gia tăng, chƣa thanh lọc thật tốt những khách hàng, những khoản vay có vấn đề .

báo hiệu quả của dự án vay vốn. Bên cạnh việc vay vốn để đầu tƣ tài sản cố định, máy móc trang thiết bị thì không ít doanh nghiệp vay tiền để thực hiện dự án. Tuy nhiên dƣờng nhƣ công tác thẩm định và dự báo vẫn chƣa đạt đƣợc hiệu quả tại Agribank - Chi nhánh Kon Tum, nợ xấu vẫn xuất hiện và có xu hƣớng tăng dần. Trƣớc đây là trong lĩnh vực xây dựng và thủy điện, sau khi thực hiện các hội nghị chuyển xác định trọng tâm chuyển dịch sang nông – lâm nghiệp và thƣơng mại dịch vụ, nợ xấu vẫn tăng qua các năm. Bên cạnh sự thất thƣờng của giá cả, thời tiết thì công tác thẩm định và dự báo cũng là một nguyên nhân, điều này đến từ sự thiếu sâu sát, thiếu liên hệ với tình hình kinh tế vi mô – vĩ mô, thiếu kiến thức trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp vay vốn. Trình độ cán bộ thẩm định cũng còn vấn đề dẫn đến có doanh nghiệp qua mặt trong các báo cáo tài chính, cũng là một nguyên nhân cần thẳng thắn thừa nhận.

* Về phía doanh nghiệp vay vốn

Năng lực quản trị tài chính vẫn còn yếu.Đây chính là điểm cốt lõi của doanh nghiệp, không chỉ doanh nghiệp vừa và nhỏ mà cả các doanh nghiệp lớn, tác động đến việc vận dụng và phối hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tối đa hoá sức mạnh của các nguồn lực tài chính trong hoạt động kinh doanh yếu kém. Cũng chính vấn đề này làm các ngân hàng của ngân hàng khi quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp, đồng thời nhân tố này ảnh hƣởng rất lớn đến sử dụng vốn cho vay ngân hàng có hiệu quả, từ đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng cho vay của ngân hàng.

Tài sản đảm bảo cũng là một vấn đề khó khăn lớn đối với doanh nghiệp khi chỉ có một số ít doanh nghiệp dùng chính tài sản của họ để đảm bảo tiền vay và có chủ yếu là dùng tài sản đảm bảo từ bên thứ ba, phần còn lại lài không có tài sản đảm bảo. Nhƣ vậy tài sản đảm bảo là một trong những vƣớng mắc lớn khi doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Năng lực tài chính yếu kém và thiếu vốn luôn luôn là vấn đề nan giải cho doanh nghiệp. Kết quả thống kê từ Ngân hàng nhà nƣớc Kon Tum cho thấy trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thì nguồn vốn vay ngân hàng chiếm gần 50%, trong khi đó vốn tự có của doanh nghiệp chiếm khoản 1/3, còn lại là từ các nguồn vốn chiếm dụng khác. Năng lực tài chính yếu kém, vốn tự có thấp và luôn trong tình trạng thiếu vốn và dựa quá nhiều vào các nguồn vốn ngoài vốn tự có làm cho doanh nghiệp hoạt động không ổn định, không mở rộng đƣợc quy mô, nguồn vốn quá nhỏ cũng ảnh hƣởng lớn đến khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và không đảm bảo đƣợc các hệ số đảm bảo tài chính theo yêu cầu của ngân hàng.

Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn Kon Tum vẫn chƣa tạo đƣợc thƣơng hiệu và uy tín hoạt động còn manh mún, chụp giật không có tầm nhìn và chiến lƣợc dài hạn điều này dẫn đến sự thiếu ổn định của bản thân doanh nghiệp và các dự án. Khi gặp khó khăn những doanh nghiệp này có thể tính đến phƣơng án chuyển đổi cơ cấu, hủy bỏ dự án,…điều này dẫn đến tâm lý e ngại của các ngân hàng khi xem xét cho vay vốn

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở lý luận của Chƣơng 1 thì trong Chƣơng 2 đã tập trung phân tích hoạt động cho vay Doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Kon Tum, qua kết quả phân tích có thể thấy hiệu quả cho vay Doanh nghiệp tại đây vẫn chƣa cao, còn nhiều bất cập tồn tại. Từ đó rút ra các mặt đƣợc và chƣa đƣợc trong hoạt động cho vay Doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Kon Tum, trên cơ sở đó đƣa ra các kiến nghị, đề xuất ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)