Với Chính phủ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 103 - 107)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Với Chính phủ

a. Tăng cường vai trò của Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính (DATC)

Nhìn chung trong nền kinh tế, nợ của Doanh nghiệp là tất yếu, nhƣng có nhiều hệ lụy khôn lƣờng. Đó là những khoản nợ đan chéo giữa Doanh nghiệp với Nhà nƣớc, với ngân hàng, các tổ chức tín dụng, giữa Doanh nghiệp với nhau, Doanh nghiệp với dân cƣ, các tổ chức tín dụng đã cho Doanh nghiệp vay nhƣng vì nhiều lý do khác nhau mà các Doanh nghiệp đang rất khó hoặc không thể trả đƣợc.

Hoạt động mua bán nợ không chỉ giúp giải quyết bài toán nợ xấu ngân hàng mà còn hỗ trợ Doanh nghiệp cân đối lại tình trạng tài chính, làm tăng thanh khoản cho cả nền kinh tế. Bởi vì, nếu tài chính không đƣợc làm “sạch”, Doanh nghiệp sẽ ở mãi trong vòng luẩn quẩn: nợ xấu, lãi vay lớn, kinh doanh yếu kém và không có dòng tiền mới để tái đầu tƣ. Bản thân ngân hàng cũng không thể thu hồi đƣợc các khoản nợ và nếu để tự xử lý thì ngân hàng vừa mất thời gian, lại không có chuyên môn sâu để tối đa hóa giá trị thu hồi.

Đối với DATC tuy có dáng dấp của một tổ chức xử lý nợ quốc gia – công cụ chính sách đƣợc sử dụng phổ biến ở nhiều nƣớc khi đối phó với vấn nạn nợ xấu cao, nhƣng DATC lại thiếu những chế tài đặc thù để có thể hoạt động hiệu quả. Trong đó, việc còn thiếu cơ chế hình thành và sử dụng quỹ tài chính đủ lớn để xử lý nợ xấu và hỗ trợ vốn cho Doanh nghiệp tái cơ cấu có lẽ là điều cần đƣợc khắc phục đầu tiên ở thời điểm hiện tại. Nếu để kinh doanh có lợi nhuận nhƣ mô hình hiện tại thì DATC sẽ phải thận trọng trong từng giao dịch mua nợ xấu để còn có lãi khi xử lý, nên tổ chức này không thể xử lý nhanh trên quy mô lớn để vừa “giải” gánh nặng nợ xấu cho hệ thống tài chính, vừa “cứu” các Doanh nghiệp mắc nợ – một mong muốn mà Chính phủ đang trăn trở tìm cách gỡ.

b. Về cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo

Thực tế cho thấy hầu hết các Doanh nghiệp Việt Nam năng lực tài chính còn hạn chế và hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay ngân hàng. Một số các Doanh nghiệp có năng lực tài chính ở mức khá vẫn sử dụng vốn tín dụng ngân hàng nhƣ là đòn bẩy tài chính để phát triển kinh doanh. Từ đó có thể khẳng định tín dụng ngân hàng trong giai đoạn hiện nay đã và đang còn tiếp tục là một kênh cung cấp vốn quan trọng cho nền kinh tế và cho Doanh nghiệp. Với vai trò là trung gian tài chính, hoạt động của các ngân hàng luôn đứng trƣớc nguy cơ rủi ro mà chủ yếu là nguy cơ mất vốn, chính vì thế giải pháp cứu cánh hiện nay cho các ngân hàng là hầu hết Doanh nghiệp bắt buộc phải có tài sản đảm bảo nếu muốn sử dụng vốn vay. Tuy nhiên, thực trạng các quy định của pháp luật liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm vẫn còn nhiều bất cập.

Trong thực tế việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng cũng gặp nhiều vƣớng mắc. Về xử lý tài sản đảm bảo theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và bên bảo đảm, Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã quy

định nguyên tắc xử lý tài sản đảm bảo thực hiện theo thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì tài sản đƣợc bán đấu giá. Tuy nhiên, trong thực tế, việc tổ chức tín dụng tự xử lý tài sản đảm bảo theo thỏa thuận gặp nhiều khó khăn do các trình tự, thủ tục xử lý còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của bên bảo đảm, bên giữ tài sản. Tổ chức tín dụng chƣa đƣợc toàn quyền xử lý tài sản trong khuôn khổ pháp luật và việc xử lý tài sản đảm bảo vẫn gặp nhiều khó khăn không chỉ do ý thức chây ỳ của con nợ mà còn ở cả lỗi từ ngân hàng. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý về giao dịch bảo đảm để khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về giao dịch bảo đảm, nhằm tạo sự thống nhất trong việc xử lý tài sản bảo đảm, giúp các tổ chức tín dụng nhanh chóng thu hồi nợ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ có bảo đảm.

c. Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại Doanh nghiệp nhà nước

Năm 2013, khối Doanh nghiệp nhà nƣớc nộp ngân sách gần 300.000 tỷ đồng, bằng khoảng 36% tổng thu ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên, kết quả hoạt động của Doanh nghiệp nhà nƣớc còn hạn chế, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh còn thấp, hiệu quả đóng góp cho xã hội chƣa tƣơng xứng với nguồn lực Doanh nghiệp nhà nƣớc đang nắm giữ. Một số Doanh nghiệp nhà nƣớc làm ăn thua lỗ, còn tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát lớn tài sản nhà nƣớc, gây bức xúc cho xã hội. Theo kết quả kiểm toán, kết quả thanh tra và kiểm tra, có nhiều Doanh nghiệp nhà nƣớc có số nợ gấp vài lần, thậm chí cả chục lần trên vốn chủ sở hữu. Trong đó rất đáng quan tâm là quy mô nợ tồn đọng, nợ xấu không nhỏ.

Nếu các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao góp phần mở rộng hoạt động và tăng khả năng sinh lời, nhƣng khi trục trặc kinh doanh hay khó khăn tài chính xảy ra, Doanh nghiệp sẽ rất khó kiểm soát đƣợc dòng tiền, chi phí vốn cao do vay nhiều gặp khi kinh doanh sa sút, Doanh nghiệp sẽ có nguy

cơ mất khả năng trả nợ và thậm chí là phá sản. Khi nợ xấu tăng, ngân hàng thƣơng mại cũng chịu rủi ro vì phải trích lập dự phòng nhiều, gây tác động xấu đến chất lƣợng tài sản, tín dụng, khả năng thanh khoản giảm.

Theo Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp, từ năm 2011 đến hết năm 2013, cả nƣớc đã cổ phần hóa đƣợc 99 Doanh nghiệp, trong đó có 19 tổng công ty nhà nƣớc với số cổ phần chào bán trị giá gần 19 nghìn tỷ đồng. Đây là nỗ lực lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nƣớc đang còn khó khăn. Hầu hết các Doanh nghiệp nhà nƣớc sau khi cổ phần hóa đều có tốc độ tăng trƣởng khá, hoạt động hiệu quả hơn. Sự ra đời của các công ty cổ phần thông qua hoạt động cổ phần hóa tiếp tục làm tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu thị trƣờng chứng khoán, củng cố lòng tin của nhân dân vào đƣờng lối đúng đắn của Đảng về phát triển kinh tế thị trƣờng, tạo bƣớc đổi mới trong nhận thức, tƣ duy, về quan hệ sản xuất và vai trò của Doanh nghiệp nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

d. Đẩy mạnh tiến độ tái cơ cấu Tổ chức tín dụng:

Cần khẳng định, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã đƣợc triển khai sớm, mạnh mẽ, nhanh chóng và có nhiều kết quả cụ thể ngay từ cuối năm 2011. Bên cạnh việc xử lý dứt điểm các trƣờng hợp ngân hàng thƣơng mại cổ phần yếu kém đã, đang và sẽ đƣợc xác định thì cần triển khai thực hiện ngay những việc quan trọng sau:

Thứ nhất, kiểm tra đánh giá hiệu quả tất cả những đề án tái cơ cấu đã thực hiện từ cuối năm 2011 đến nay để có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời, tránh tình trạng cứ có đề án là coi nhƣ hoàn thành cơ cấu lại.

Thứ hai, bổ sung, điều chỉnh danh mục đối tƣợng NHTM cần cơ cấu lại trên cơ sở thanh tra, giám sát, kịp thời phát hiện vấn đề mới phát sinh hay tồn tại từ lâu nhƣng chƣa đƣợc phát hiện trong hệ thống ngân hàng; phân loại lại

các ngân hàng thƣơng mại, không phân biệt NHTM cổ phần hay NHTM nhà nƣớc, yêu cầu tất cả NHTM hoàn thiện quản trị và quản lý ngân hàng.

Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nói chung, xử lý nợ xấu nói riêng trong thời gian tới cần gắn với tái cơ cấu thị trƣờng bất động sản vì phần lớn nợ xấu đều liên quan tới bất động sản. Nợ xấu chỉ đƣợc xử lý dứt điểm khi phối hợp với chƣơng trình tái cơ cấu Doanh nghiệp NN và đầu tƣ công do quy mô vay tín dụng của khu vực Doanh nghiệp NN rất lớn và các dự án đầu tƣ công ở địa phƣơng đang nợ ngân hàng tới cả chục nghìn tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)