Nội dung phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 33 - 35)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Nội dung phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng

DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.2.1. Khái niệm và mục tiêu phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng thƣơng mại nghiệp của Ngân hàng thƣơng mại

Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp là các hoạt động nhằm đánh giá thực trạng về công tác cho vay doanh nghiệp trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu về quy mô dƣ nợ, thị phần cho vay, cơ cấu cho vay, tỷ lệ nợ xấu…để từ đó đƣa ra các giải pháp, chính sách phù hợp với tình hình thực tại của mỗi Ngân hàng .

Các Ngân hàng với mục tiêu cao nhất là tối đa hoá lợi nhuận do đó việc phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp sẽ chỉ ra các hạn chế và tồn tại cần khắc phục, trên cơ sở các giải pháp nhằm hoàn thiện mục tiêu cho vay doanh nghiệp, Ngân hàng phải xác định theo định hƣớng bán buôn hay bán lẻ, tập trung doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ và vừa, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu sao cho hợp lý...để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

1.2.2. Nội dung phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng thƣơng mại Ngân hàng thƣơng mại

Nội dung phân tích tập trung các yếu tố chính bao gồm:

Phát triển phải đi đôi với kiểm soát rủi ro tín dụng: Đây là định hƣớng cũng nhƣ chiến lƣợc của tất cả các Ngân hàng thƣơng mại khi bƣớc vào cuộc đua về thị phần. Một ngân hàng chiếm thị phần lớn nhƣng tỷ lệ nợ xấu cao cũng khiến khả năng thanh khoản giảm sút, về lâu dài sẽ ảnh hƣởng đến số lƣợng khách hàng. Do đó, phƣơng hƣớng phát triển cho vay phải luôn đi đôi với kiểm soát rủi ro.

Có chính sách lãi suất linh hoạt: Đây là yếu tố tiên quyết trong việc thu hút khách hàng cũ cũng nhƣ phát triển, tăng trƣởng số lƣợng khách hàng mới trong giai đoạn cạnh tranh về thị phần nhƣ hiện nay. Ngân hàng có tiềm lực tài chính tốt sẽ tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác qua yếu tố lãi suất cho vay, mà lãi vay đối với doanh nghiệp là yếu tố then chốt để phát triển.

Chú trọng công tác rà soát, đánh giá, xây dựng danh mục khách hàng mục tiêu: Để từ đó có chính sách chăm sóc đối với từng nhóm khách hàng riêng biệt, nhằm chú trọng phát triển khách hàng mới đồng thời giữ chân khách hàng cũ. Hầu hết các ngân hàng đều có các tiêu chí để đánh giá, xây dựng danh mục khách hàng khác nhau, tuy nhiên đều nhắm tới mục tiêu cuối cùng là phát triển khách hàng.

Hoạt động tuyên truyền quảng cáo: Để tăng số lƣợng khách hàng thì yếu tố cần thiết là nhiều ngƣời biết đến ngân hàng đó và hoạt động tuyên truyền quảng cáo là cách thức để mang ngân hàng đến với mọi ngƣời. Khi thƣơng hiệu của một ngân hàng đƣợc nhiều ngƣời biết đến thì lúc đó sẽ có nhiều khách hàng tìm đến giao dịch, khi đó công tác chăm sóc khách hàng phải đặt lên hàng đầu.

Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng: Khi đã có khách hàng thì công tác chăm sóc khách hàng góp phần rất quan trọng trong việc giữ và phát triển khách hàng mới. Một ngân hàng có chính sách chăm sóc khách hàng tốt thì số lƣợng khách hàng tăng lên và ngƣợc lại.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đi đôi với công tác chăm sóc khách hàng thì đội ngũ nhân viên phải đƣợc đào tạo, tập huấn để có tác phong chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp nhất. Do đó hiện nay các ngân hàng đều rất chú trọng vào công tác nhân sự, thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán chéo sản phẩm... để có đƣợc đội

ngũ nhân sự phục vụ cho công tác khách hàng. Hiện nay, ngoài các yếu tố về lãi suất, thƣơng hiệu thì chất lƣợng nguồn nhân lực cũng là vấn đề các ngân hàng quan tâm hàng đầu để có thể tăng trƣởng đƣợc quy mô cho vay.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)