Bối cảnh của hoạt động cho vay Doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 59 - 66)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Bối cảnh của hoạt động cho vay Doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông

a. Bối cảnh bên ngoài

Kon Tum là tỉnh miền núi biên giới, nằm về phía Bắc vùng Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2 và dân số là 473.300 ngƣời, gồm 295 dân tộc, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh có 145.681 ngƣời chiếm 46,36%. Các dân tộc thiểu số gồm dân tộc Xơ Ðăng có 78.741 ngƣời, chiếm 25,05%. dân tộc Ba Na có 37.519 ngƣời, chiếm 11,94%.… Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố trực thuộc tỉnh, và 09 huyện . Về điều kiện tự nhiên Kon Tum có diện tích đất đỏ bazan thuận lợi cho phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, có hệ thống đất phù sa thuận lợi cho canh tác hoa màu, đặc biệt có khu vực Măng Đen có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao đất mùn đen giàu dinh dƣỡng có tiềm năng trở thành vùng chuyên canh rau, hoa nhƣ Đà Lạt. Ngoài ra có diện tích rừng tự nhiên lớn, hệ thống sông suốt tạo thành những thác nƣớc rất có tiềm năng về thủy điện và du lịch, về khoáng sản cũng rất phong phú với các mỏ sắt, vàng, đá quý, đá…Về điều kiện thông thƣơng Kon Tum là cửa ngõ phía Bắc của Tây Nguyên, sau khi đƣợc đầu tƣ nâng cấp quốc lộ Hồ Chí Minh đi quảng Nam và quốc lộ 24 đi Quảng Ngãi đã thuận tiện hơn rất nhiều cho việc vận chuyển hàng từ Tây Nguyên đi các tỉnh miền Trung và ngƣợc lại. Ngoài ra Kon Tum có cửa khẩu Bờ Y tiếp giáp với cả Lào và Campuchia thuận có tiềm năng rất lớn trong thông thƣơng hàng hóa và du lịch.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 13,77% so với cả nƣớc. Trong đó,

các ngành nông - lâm - thủy sản tăng 7,3%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 17,49%, ngành dịch vụ tăng 18,34% và chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,88%. Nhiều công trình, dự án trọng điểm có tính quyết định đến sự tăng trƣởng đột phá của nền kinh tế đã đƣợc khởi động nhƣ: thủy điện, du lịch, thƣơng mại, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giao thông đang đƣợc tập trung đầu tƣ.

Định hƣớng phát triển kinh tế của tỉnh Kon Tum là tập trung phát triển các cây trồng nhƣ cà phê, cao su, hồ tiêu, ngô lai, chế biến nông lâm sản, hỗ trợ các Doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đẩy mạnh lƣu thông hàng hóa, tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm lên 10%, phát triển du lịch gắn với văn hóa dân tộc với các tỉnh Tây Nguyên và vùng miền Trung. Nghiên cứu việc mở tuyến du lịch Măng Đen- Thành phố Hồ Chí Minh , Măng Đen – Nha Trang , Atupo - Bờ Y – Thành Phố Hồ Chí Minh.

Hiện tại, tỉnh Kon Tum đang tập trung phát triển kinh tế với quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho phát triển các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục với sự thành lập Đại học Đà Nẵng phân hiệu Kon Tum đã đáp ứng phần nào nhu cầu nhân lực trình độ cao cho địa phƣơng.

Tỉnh Kon Tum thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nƣớc biến động rất phức tạp và khó khăn nên cũng bị tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổng thu nhập bình quân đầu ngƣời 27,68 triệu đồng, đạt 98,2% kế hoạch ,tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 17%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 70 triệu USD, tỉnh Kon Tum phấn đấu trong năm 2016, thu ngân sách nhà nƣớc tại địa bàn đạt trên 1.830 tỷ đồng và kim ngạch xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD.

Chính sách về cho vay của Ngân hàng nhà nước

công của Chính phủ dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không mấy khả quan. Mặc dù đã có nhiều chính sách ƣu đãi lãi suất cho các lĩnh vực ƣu tiên nhƣ sản xuất nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nhiệp nhỏ và vừa.. nhƣng hầu nhƣ nguồn vốn giá rẻ này vẫn chƣa đƣợc doanh nghiệp hấp thụ. Bên cạnh đó, một số chính sách ra đời nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế khó khăn nhƣ Thông tƣ 09 về việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ mà vẫn giữ nguyên nhóm nợ nhƣ trƣớc khi đựơc cơ cấu.. Các chính sách này có ảnh hƣởng rất lớn đến công tác cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank - chi nhánh Kon Tum.

Mức độ cạnh tranh trên địa bàn

Trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện nay có đến hơn 20 tổ chức tín dụng tham gia lĩnh vực cho doanh nghiệp, chƣa kể đến các Quỹ tín dụng nhân dân…cũng là các đối thủ cạnh tranh của Chi nhánh trong việc phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp.

Các sản phẩm cho vay khách hàng doanh nghiệp đƣợc các ngân hàng phát triển dƣới nhiều hình thức khác nhau với các phân khúc khách hàng khác nhau. Đối với phân khúc khách hàng lớn, công tác chăm sóc khách hàng, ƣu đãi lãi suất đƣợc đẩy mạnh. Khác với các khách hàng lớn thƣờng có quan hệ giao dịch ổn định lâu dài với các ngân hàng, các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc thành lập trong thời gian gần đây thƣờng lựa chọn cân nhắc kỹ giữa các ngân hàng, sau khi hợp tác rồi vẫn có thể bị thuyết phục sang một ngân hàng khác với những lý do khác nhau. Vì vậy phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang có sự cạnh tranh giành khách hàng quyết liệt giữa các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thƣơng mại cổ phần.

Đặc điểm của khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn

Khối khách hàng doanh nghiệp tại Kon Tum rất đa dạng, phong phú từ quy mô lớn, quy mô nhỏ đến quy mô siêu nhỏ. Từ những doanh nghiệp lớn,

có uy tín, có thƣơng hiệu trên địa bàn đến những doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ lẻ. Đối với những doanh nghiệp lớn, có uy tín trên thị trƣờng, đều đang có quan hệ tín dụng với những ngân hàng khối nhà nƣớc vì chính sách lãi suất thƣờng ƣu đãi hơn và nguồn lực tài chính dồi dào hơn. Ngƣợc lại, với những doanh nghiệp nhỏ lẻ, cách tiếp cận nguồn vốn có phần dễ dàng hơn qua các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần.

Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Bảng 2.4. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013- 2015 ĐVT : Doanh nghiệp Năm Số doanh nghiệp Thành lập Ngừng hoạt động Còn lại cuối năm 2013 246 56 1.121 2014 332 121 1.332 2015 426 205 1.553

Doanh nghiệp trên địa bàn cũng có bƣớc phát triển đáng kể trong thời gian qua, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Trong vòng 03 năm qua nền kinh tế trong và ngoài nƣớc liên tục gặp nhiều khó khăn, nhƣng số lƣợng doanh nghiệp mới thành lập vẫn tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, đây cũng đƣợc xem là giai đoạn đại hạn của doanh nghiệp khi số lƣợng doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động trên địa bàn tỉnh Kon Tum tăng liên tục. Qua đó cho thấy, doanh nghiệp là đối tƣợng rất dễ bị tổn thƣơng trƣớc những biến động của nền kinh tế.

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum phân bổ không đều, chủ yếu vẫn tập trung tại những địa phƣơng phát triển và có điều kiện thuận lợi

hơn, cụ thể là phần lớn các doanh nghiệp tập trung tại thành phố Kon Tum, tiếp đó là huyện Đăk Hà, Ngọc Hồi và ĐăkGlei và phân bổ rất ít ở các huyện còn lại.

Đặc điểm các khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum

- Chất lượng nhân lực của doanh nghiệp thấp:

Đội ngũ chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp còn rất thiếu kiên thức quản trị và kỹ năng lẫn kinh nghiệm quản lý. Theo báo cáo của Cục Thống kê về 1553 doanh nghiệp của tỉnh thì số lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ thạc sỹ chỉ có 0.50%, không có tiến sỹ, lao động có trình độ đại học chiếm 8,48%, cao đẳng chiếm 6,2%, trung cấp chuyên nghiệp chiếm 12%, sơ cấp 3,3% và lao động phổ thông, dƣới phổ thông chiếm tỷ lệ khá cao gần 70%. Có thể nói, đa số các chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chƣa đƣợc đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp ... và kỹ năng quản trị kinh doanh.

- Thiếu nguyên vật liệu và yếu kém về thương hiệu:

Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không có đủ nguồn nguyên liệu để ổn định sản xuất hoặc nguồn cung nguyên liệu không ổn định, chủ yếu theo mùa. Đơn cử nhƣ Công ty trách nhiệm hữu hạn Bình Minh chuyên sản xuất, mua bán đồ gỗ, do thị trƣờng gỗ trên địa bàn tỉnh không ổn định, khó kiểm soát; thêm vào đó, doanh nghiệp phải mua gỗ thông qua cơ chế đấu thầu nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, doanh nghiệp đã chuyển nhà máy sản xuất sang các tỉnh khác.

Bên cạnh đó, vấn đề thƣơng hiệu cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cần phần quan tâm. Mặc dù, trong những năm qua, đã có vài doanh nghiệp quan tâm đến công tác xây dựng thƣơng hiệu cho mình nhƣ doanh nghiệp Thái Hòa đã xây dựng đƣợc thƣơng hiệu thảo dƣợc "Thái Hòa", Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh với thƣơng hiệu “sâm Ngọc Linh Kon Tum”

.... Đó là kết quả tích cực rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều Doanh nghiệp tại Kon Tum chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu cho mình, chƣa khẳng định đƣợc uy tín chất lƣợng và năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng khu vực.

Chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp Kon Tum còn nhiều hạn chế.

Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ nên hạn chế tầm hoạt động và mạng lƣới phân phối sản phẩm. Trong khi đó, hoạt động xúc tiến thƣơng mại còn giản đơn, sơ lƣợc và chƣa có hiệu quả thiết thực. Có rất ít doanh nghiệp xây dựng đƣợc chƣơng trình xúc tiến, giới thiệu một cách bài bản về sản phẩm cho khách hàng. Hầu hết các doanh nghiệp chƣa nhận thức đúng đƣợc giá trị và ý nghĩa của xúc tiến thƣơng mại, quảng cáo... Một số hội thảo, hội chợ giao thƣơng giữa các vùng miền đƣợc tổ chức trong và ngoài tỉnh cũng có rất ít doanh nghiệp trên địa bàn tham gia vì điều kiện, chi phí ... Điều này các sở ban ngành cần có những cơ chế hỡ trợ hơn nữa để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đƣợc tham gia quảng quá, giao thƣơng sản phẩm đến khách hàng gần xa.

b. Bối cảnh bên trong:

Năng lực hoạt động của ngân hàng:

Là một ngân hàng tồn tại lâu năm, Agribank – Chi nhánh Kon Tum có mặt trên địa bàn từ trƣớc khi tách tỉnh, có quy mô lớn, đƣợc nhiều doanh nghiệp, ban ngành trên địa bàn biết đến. Mức độ tín nhiệm cao không chỉ trong hoạt động kinh doanh và còn trong các hoạt động chính trị, xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà. Bên cạnh đó còn là một ngân hàng với tiềm lực tài chính tốt, luôn thực hiện tốt các mục tiêu, chính sách của Đảng và nhà nƣớc về cung ứng tiền cho lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp.

Chính sách trong cho vay doanh nghiệp:

Trong giai đoạn 2013 – 2015, Agribank – Chi nhánh Kon Tum đã đƣa ra các gói cho vay hỗ trợ doanh nghiệp với nhiều ƣu đãi về lãi suất, dịch vụ. Năm 2014, lãi suất cho vay VNĐ dành cho các lĩnh vực ƣu tiên đƣợc các tổ chức tín dụng áp dụng ở mức phổ biến ở mức 7%/năm đối với kỳ hạn ngắn, lãi suất cho vay trung dài hạn đƣợc ngân hàng áp dụng ở mức 9-10%/năm; lãi suất cho vay dành cho các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thƣờng ở mức 7-9%/năm đối với kỳ hạn ngắn, 9,5-11%/năm đối với trung dài hạn. Ngân hàng đƣa ra nhiều chƣơng trình cho vay ƣu đãi dành riêng cho khách hàng là doanh nghiệp là cho vay kinh doanh đảm bảo bằng bất động sản và Cho vay thông minh doanh nghiệp. Với gói cho vay kinh doanh đảm bảo bằng bất động sản, tài sản đảm bảo áp dụng 100% là bất động sản, khách hàng có thể đƣợc vay đến 90% trên giá trị tài sản đảm bảo với tổng hạn mức vay lên đến 25 tỷ đồng trong vòng 20 năm. Đối với gói Cho vay thông minh, doanh nghiệp có thể sử dụng hàng hoá và quyền đòi nợ nhƣ một tài sản đảm bảo cho khoản vay với tỷ lệ cho vay tối đa lên tới 100% trên giá trị tài sản đảm bảo. Nhƣ vậy mặt bằng lãi suất cho vay đã thấp hơn rất hơn nhiều so với mức lãi suất trong thời kỳ 2005 – 2006 để hỗ trợ thị trƣờng ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đội ngũ nguồn nhân lực:

Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, đƣợc tập huấn chuyên môn nghiệp vụ bài bản và đƣợc đánh giá là có năng lực và kinh nghiệm tƣơng đối cao so với mặt bằng chung của các ngân hàng trên địa bàn (trình độ cán bộ chủ yếu là đại học, chiếm trên 80%). Trong công tác cho vay, các cán bộ tín dụng của Agribank - Chi nhánh Kon Tum là những cán bộ nhân viên nhiệt tình, tâm huyết, ham học hỏi, vững vàng đạo đức nghề nghiệp để có thể thích nghi với điều kiện kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay.

Bảng 2.5. Tình hình lao động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh Kon Tum năm 2013 - 2015

ĐVT : Lao động

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

- Sau đại học 4 7 12

- Đại học 98 115 135

- Cao đẳng 6 7 7

- Trung cấp 3 3 4

- Chƣa qua đào tạo 5 6 6

Tổng số lao động 116 138 164

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự - Agribank - Chi nhánh Kon Tum)

Cơ sở vật chất, môi trường làm việc

Trụ sở giao dịch đƣợc xây dựng mới khang trang, bề thế, có vị trí giao dịch thuận lợi. Ngoài ra, mỗi cán bộ nhân viên đƣợc cung cấp đầy đủ dụng cụ lao động để phục vụ cho công tác chuyên môn của mình với một môi trƣờng làm việc lý tƣởng nhất. Bên cạnh đó, công nghệ đƣợc đầu tƣ và chú trọng nâng cấp thƣờng xuyên đáp ứng với nhu cầu thay đổi và cải tiến, điển hình nhƣ có thể họp trực tuyến với Hội sở chính và các Chi nhánh khác để giảm bớt chi phí.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)