Các giải pháp để đám bảo hoạt động cho vay doanh nghiệp phát

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 96 - 101)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Các giải pháp để đám bảo hoạt động cho vay doanh nghiệp phát

phát triển bền vững

Bên cạnh việc phát triển doanh số của cho vay, việc phát triển cho vay doanh nghiệp chỉ thật sự có tác dụng khi chất lƣợng các khoản vay đƣợc đảm bảo tuy nhiên thời gian vừa qua tỷ lệ nợ xấu tăng cao cho thấy công tác thẩm định, dự báo khả năng phát triển dự án, kiểm tra kiếm soát trƣớc trong và sau khi vay chƣa thật sự hiệu quả. Đòi hỏi Agribank – Chi nhánh Kon Tum cần

chú trọng đến công tác thẩm định, kiểm tra kiểm soát, bồi dƣỡng năng lực nhân viên đặc biệt là nhân viên tín dụng nhiều hơn nữa, cụ thể nhƣ sau:

a. Nâng cao trình độ nhân sự và không ngừng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên

Bên cạnh các yếu tố khách quan bất khả kháng của tình hình kinh tế, thiên tai…làm ảnh hƣởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hƣởng đến việc trả lãi và nợ vay thì nợ xấu còn một nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính bản thân nhân viên.

Tất cả các khâu từ thẩm định, kiểm tra, giám sát, thu hồi công nợ…chỉ cần có sự sai sót dù vô tình hay cố ý đều có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Đòi hỏi Agribank – Chi nhánh Kon Tum phải làm tốt các khâu từ tuyển dụng đầu vào tới thƣờng xuyên tổ chức tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn và cả đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên cụ thể nhƣ sau:

- Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo đức để bố trí vào bộ phận tín dụng. Tín dụng là một nghề đòi hỏi phải có năng lực về phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và có những cạm bẫy nên đòi hỏi cán bộ cho vay phải có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp.

- Trong thời gian tới, để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, chi nhánh cần xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng công tác nâng cao chất lƣợng tuyển dụng, thu hút nhân tài, có quy chế tuyển dụng rõ ràng, minh bạch.

- Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thi kiểm tra nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lƣu để truyền đạt kinh nghiệm trong các tình huống ứng xử với khách hàng, các vấn đề khó khăn trong quá trình cho vay.

- Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng giao công việc quá nhiều cho một cán bộ để đảm bảo chất lƣợng công việc,

giúp cho cán bộ đủ thời gian để nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.

- Bên cạnh các giải pháp nâng cao nghiệp vụ thì vấn đề đạo đức của nhân viên cũng rất quan trọng. Ngân hàng cần đƣa ra những phần thƣởng thiết thực để khen thƣởng những tấm gƣơng tốt, điển hình, quy trách nhiệm rõ ràng với cá nhân tránh tình trạng cá nhân làm tập thể chịu. Cải thiện đời sống, lƣơng thƣởng của nhân viên một cách triệt để, tối đa để nhân viên yên tâm công tác. Đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra nội bộ hạn chế các tiêu cực có thể có.

b. Làm tốt công tác thẩm định hồ sơ dự án

Các doanh nghiệp ở Kon Tum hầu nhƣ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gần nhƣ không có doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán nên cũng không có kiểm toán độc lập các Báo cáo tài chính vì vậy hồ sơ trình lên xét duyệt hoàn toàn có thể bị chỉnh sửa cho đẹp số liệu. Đòi hỏi cán bộ thẩm định khi xem xét hồ sơ phải tìm hiểu và sàng lọc, kiểm tra kỹ tránh trƣờng hợp sai sót.

Một vấn đề nữa là đa phần doanh nghiệp đều có 03 bộ báo cáo tài chính khác nhau; 01 báo cáo tài chính thua lỗ, hoặc rất thấp để né tránh thuế; 01 báo cáo tài chính với tình hình rất khả quan, hiệu quả kinh doanh tốt, lợi nhuận cao dùng để cung cấp cho ngân hàng; và 01 báo cáo tài chính thật sự dành riêng cho chủ doanh nghiệp. Do đó cần phải kiểm tra các khoản mục lớn trong báo cáo tài chính: Tổng tài sản, Tổng nguồn vốn, Tài sản cố định, Nguồn vốn chủ sở hữu, Công nợ phải trả, Hàng tồn kho, Công nợ phải thu, Lãi lỗ nhƣ thế nào, tất cả đối chiếu với hồ sơ, sổ sách, đối chiếu với các phòng, tổ khác của doanh nghiệp hoặc ƣớc lƣợng giá trị của các khoản mục xem có hợp lý hay không? Và hợp lý với tình hình của doanh nghiệp hay không? So sánh với cùng ngành nghề, cùng quy mô xem có hợp lý hay không? Xem xét dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh chính và phụ nhƣ thế nào, có tƣơng xứng với doanh thu và lợi nhuận, các khoản mục, sự ràng buộc

và tỷ lệ giữa các khoản mục trong báo cáo tài chính có hợp lý hay không? Tiếp cận ngƣời lao động để tìm hiểu thêm thông tin về doanh nghiệp, lƣơng thƣởng có đầy đủ kịp thời hay không, phong cách, thái độ làm việc của ngƣời lao động, tƣ tƣởng của họ nhƣ thế nào, có nhiều lao động nghỉ việc hay không. Đồng thời hỏi thăm dân cƣ lân cận về doanh nghiệp, những ngƣời xung quanh nhận định về doanh nghiệp đó tốt hay xấu, có gì bất thƣờng hay không...

Phải đảm bảo nguyên tắc là kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay một cách chi tiết về tình hình sử dụng vốn vay để tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất khả năng thanh toán. Các biện pháp kiểm tra sử dụng vốn theo hình thức thƣờng xuyên, đột xuất tại cơ sở kinh doanh của khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng không sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tƣ trung dài hạn. Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá tài sản thế chấp, vật tƣ đảm bảo nợ vay cũng không kém phần quan trọng. Trong quá trình kiểm tra, nếu tài sản thế chấp có sự sụt giảm về giá trị, không đủ điều kiện đảm bảo nợ vay thì phải thông báo để khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo hoặc yêu cầu khách hàng giảm dƣ nợ tƣơng ứng với giá trị tài sản bị sụt giảm giá trị.

c. Tăng cường việc quản lý rủi ro và kiểm tra kiểm soát

Công tác quản lý rủi ro và tăng cƣờng kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với ngân hàng là công tác cần thiết và quan trọng. Việc kiểm soát và quản trị rủi ro tốt giúp ngân hàng giảm thiểu đƣợc những rủi ro khách quan lẫn chủ quan.

Vì vậy, để tăng cƣờng công tác quản lý rủi ro và kiểm tra kiểm soát nội bộ trong cho vay doanh nghiệp chi nhánh có thể xây dựng một số giải pháp sau:

- Định kỳ hàng ngày kiểm tra các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn để kịp thời xử lý. Tuân thủ chính xác những quy định trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất và khả năng thu hồi của khoản vay, có nguy cơ gây ra rủi ro tiềm ẩn cho Ngân hàng.

- Chi nhánh đã có Ban xử lý nợ chuyên trách tuy nhiên việc xử lý nợ vẫn chƣa thật sự hiệu quả do các thành viên chủ yếu trong Ban xử lý nợ vẫn phải chuyên trách cách công việc khác nhau. Do đó không tập trung toàn bộ vào việc xử lý nợ dẫn đến hiệu quả hoạt động chƣa cao.

- Thành lập các tổ chuyên biệt xử lý nợ quá hạn, cảnh báo nợ có khả năng chuyển nợ quá hạn, nợ xấu để có các biện pháp trong công tác quản lý nợ hợp lý hơn trong thời gian tới. Trên cơ sở đó các cán bộ quản lý phải lập kế hoạch lộ trình xử lý nợ hàng tháng, quý, năm….

- Thƣờng xuyên phổ biến, cập nhật kịp thời các chủ trƣơng, chính sách, văn bản có liên quan đến hoạt động cho vay doanh nghiệp đến cán bộ.

d. Tuân thủ chặt chẽ quy định phân loại nợ và tăng cường xử lý các khoản nợ quá hạn

- Để đánh giá, phản ánh đúng tính chất tình hính khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Kon Tum phải tuân thủ chính xác những quy định trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất và khả năng thu hồi của khoản vay, có nguy cơ gây ra rủi ro tiềm ẩn cho Ngân hàng.

- Thành lập các tổ công tác xử lý nợ quá hạn, cảnh báo nợ có khả năng chuyển nợ quá hạn, nợ xấu để có các biện pháp trong công tác quản lý nợ hợp lý hơn trong thời gian tới. Trên cơ sở đó các cán bộ quản lý phải lập kế hoạch lộ trình xử lý nợ hàng tháng, quý, năm….

- Cần chủ động trong việc xử lý nợ quá hạn, tránh tình trạng để khoản nợ quá hạn rồi mới tiến hành xử lý. Cần phải thông báo sớm cho khách hàng đối với các khoản nợ chƣa đến hạn. Đối với những trƣờng hợp nợ mới phát sinh, cần tìm hiểu nguyên nhân, nếu do khó khăn tạm thời thì cân nhắc xem xét các biện pháp giãn nợ nhằm hỗ trợ cho khách hàng trong giai đoạn khó khăn. Đối với các khoản nợ đã quá hạn phải theo dõi chặt chẽ nguồn thu của

khách hàng đồng thời kiên quyết trong việc xử lý nợ để có thể thu hồi các khoản nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)