7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.3. Nhân tố thuộc về môi trƣờng vĩ mô
* Sự ổn định của kinh tế vĩ mô và chính sách kinh tế vĩ mô:
Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh tế nào cũng sẽ gây ảnh hƣởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại. Hoạt động của ngân hàng có thể đƣợc xem là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng.
Các biến số kinh tế vĩ mô nhƣ lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hƣởng rất lớn hoạt động tín dụng ngân hàng. Một nền kinh tế ổn định tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện mở rộng tối đa hoạt động tín dụng. Bởi vì các Doanh nghiệp khi hoạt động trong một môi trƣờng ổn định thì khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn, mặt khác lãi suất của ngân hàng cũng sẽ rẻ hơn và hợp lý hơn và nằm trong giới hạn kỳ vọng của Doanh nghiệp, từ đó có thể trả vốn và lãi
cho ngân hàng.
Tuy nhiên, để có một nền kinh tế ổn định, thì yếu tố quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc mà cụ thể là chính sách kinh tế vĩ mô đóng vai trò then chốt. Khi các chính sách này không ổn định sẽ gây biến động cho nền kinh tế vĩ mô, từ đó gây khó khăn cho Doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập Doanh nghiệp bị ảnh hƣởng do đó ảnh hƣớng đến khả năng thu nợ của ngân hàng.
* Sự ổn định chính trị và mô trƣờng pháp lý:
Trong nền kinh tế thị trƣờng mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣng phải đảm bảo trong khuôn khổ của pháp luật.
Sự ổn định của môi trƣờng chính trị, xã hội là một căn cứ quan trọng để ra quyết định của các nhà đầu tƣ. Nếu môi trƣờng này ổn định thì các nhà đầu tƣ sẽ yên tâm thực hiện việc mở rộng đầu tƣ và do đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng tăng lên. Ngƣợc lại, nếu môi trƣờng bất ổn thì họ sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất để bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro khi đó nhu cầu vốn tín dụng tất yếu sẽ giảm theo. Chẳng hạn, nếu cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu thay đổi một cách đột ngột thì sẽ gây xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, dẫn đến Doanh nghiệp không thể tiêu thụ hết đƣợc sản phẩm hay chƣa có phƣơng án kinh doanh mới, lâu dần sẽ dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi.
Trong khi đó, quản lý nhà nƣớc đối với các Doanh nghiệp còn nhiều sở hở, Nhà nƣớc cho phép nhiều Doanh nghiệp đƣợc sản xuất kinh doanh với nhiều chức năng, nhiệm vụ vƣợt quá trình độ, năng lực quản lý dẫn đến rủi ro, thua lỗ, làm giảm chất lƣợng tín dụng. Một môi trƣờng pháp lý không chặt chẽ, còn nhiều khe hở và bất cập sẽ tạo cơ hội cho các Doanh nghiệp yếu kém làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo ngân hàng. Môi trƣờng pháp lý
không chặt chẽ và thiếu sự ổn định cũng khiến các nhà đầu tƣ trung thực phải e dè, không dám mạnh dạn đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, do đó hạn chế nhu cầu về vốn tín dụng ngân hàng. Với những văn bản pháp luật đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay. Đây cũng là cơ sở pháp lý để ngân hàng khiếu nại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã đƣa ra những vấn đề lý luận cơ bản về Tín dụng Ngân hàng Thƣơng mại, về hoạt động cho vay Doanh nghiệp, các tiêu chí để phân tích, đánh giá về cho vay Doanh nghiệp, đồng thời cũng nêu ra những yếu tố ảnh hƣởng đến việc cho vay Doanh nghiệp cụ thể là các yếu tố từ Ngân hàng, yếu tố từ Doanh nghiệp và các yếu tố thuộc về vĩ mô, pháp lý…Đây là tiền đề để tiến hành phân tích hoạt động cho vay Doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Kon Tum ở chƣơng 2.
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN - CHI NHÁNH TỈNH KON TUM
2.1 . TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH TỈNH KON TUM