7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.3. Với Địa phƣơng
Kon Tum là một tỉnh có rất nhiều tiềm năng về nông – lâm nghiệp, khai khoảng, thƣơng mại dịch vụ khi đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về đất đai, khoáng sản, vị trí địa lý. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chƣa đƣợc phát triển đúng mức, một trong số đó là cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Nhiều vùng, địa phƣơng đƣờng xá đi lại còn khó khăn đặc biệt là vào mùa mƣa lũ dẫn đến việc thông thƣơng buôn bán gặp khó khăn. Nguồn lao động chất lƣợng cao cũng thiếu và yếu một phần do chính sách thu hút nhân tài của tỉnh còn chƣa đƣợc chú trọng.
Bên cạnh đó tỉnh cũng chƣa tạo những cơ chế đặc thù nhƣ giao đất, giao rừng, chuyển giao công nghệ, cây giống vật nuôi, ƣu đãi về thuế…nên chƣa thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ vào tỉnh. Tỉnh cần chú trọng hơn nữa trong việc tháo gỡ, tìm đầu ra cho doanh nghiệp, khai thác thêm các thế mạnh sẵn có của địa phƣơng nhƣ du lịch dân gian, văn hóa dân tộc, du lịch sinh thái, du lịch gắn với cộng đồng…để phát triển dịch vụ du lịch.
Đối với vấn đề mũi nhọn phát triển và xây dựng thƣơng hiệu Tôi có một số đề xuất với địa phƣơng nhƣ sau:
- Tập trung vào lĩnh vực thủ công mỹ nghệ: Kon Tum có những điều kiện thuận lợi về gỗ trong tự nhiên và gỗ nhập khẩu bên Lào, Campuchia. Hiện nay cũng có một làng nghề thủ công mỹ nghệ Kon Khor quy tụ nhiều thợ thủ công lành nghề nhƣng còn khá manh mún, sản phẩm chủ yếu tập trung trong lĩnh vực mỹ nghệ, chƣa có những doanh nghiệp lớn sản xuất nội thất hiện đại theo quy mô công nghiệp. Rất cần những định hƣớng quy hoạch kết hợp với ƣu đãi để có thể hình thành những doanh nghiệp đồ gỗ nội thất lớn, vƣơn ra thị trƣờng ngoài tỉnh và xa hơn là xuất khẩu.
- Lĩnh vực nông nghiệp: Bên cạnh lĩnh vực cà phê và tinh bột sắn đã tạo đƣợc thƣơng hiệu chỗ đứng trên thị trƣờng thì với diện tích đất nông nghiệp ,đất rừng có sẵn địa phƣơng nên hỗ trợ phát triển thêm trong lĩnh vực chăn nuôi nhƣ chăn nuôi bò, trồng các cây cây nghiệp có giá trị nhƣ keo lá tràm, xà cừ, quy hoạch phát triển các vùng rau sạch, hoa tại một số nơi có điều kiện phù hợp, đặc biệt là ở Măng Đen, nơi có nhiều tiềm năng trở thành vựa hoa, rau củ quả nhƣ Đà Lạt.
- Lĩnh vực thảo dƣợc: Với điều kiện thiên nhiên ƣu đãi của núi Ngọc Linh,vƣờn quốc gia Chƣ Mo Ray và các khu vực rừng nguyên sinh khác thì Kon Tum hoàn toàn có tiềm năng trở thành nơi trồng, khai thác và cung cấp thảo dƣợc lớn trên cả nƣớc. Ngay tại Kon Tum cũng có một số thƣơng hiệu thảo dƣợc nổi tiếng đƣợc nhiều ngƣời biết là Công ty dƣợc Thái Hòa, công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh…tuy nhiên so với điều kiện của mình thì số lƣợng còn quá ít. Bên cạnh đó việc khai thác bừa bãi có thể làm mất đi nguồn gien thảo dƣợc quý. Rất cần chính quyền có sự quy hoạch quản lý việc khai thác và kết hợp với quy hoạch giao đất giao rừng để trồng , bảo tồn, nhân giống các loại thảo dƣợc quý, có giá trị cao trên thị trƣờng qua đó xây dựng thêm nhiều thƣơng hiệu thảo dƣợc Kon Tum.
KẾT LUẬN
Từ khi thành lập cho đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Kon Tum phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác, bên cạnh đó với chức năng nhiệm vụ đƣợc giao là gắn liền với nền nông nghiệp, nông thôn tại địa phƣơng nên sự phát triển của chi nhánh luôn đi cùng với nhƣng biến động trong nền kinh tế nƣớc nhà nói chung và nền kinh tế địa phƣơng nói riêng đặc biệt là trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp.
Mặc dù đã có sự nỗ lực cố gắng không ngừng từ tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng nhƣng so với tiềm năng cho vay Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum thì Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Kon Tum vẫn chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ, còn tồn tại những thiếu sót cần khắc phục.
Qua bài luận văn với những phân tích của mình tôi mong muốn có một cái nhìn tổng quan, chi tiết hơn về quá trình cho vay Doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Kon Tum để biết nên phát huy mặt nào, cải thiện khâu nào,…góp phần tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung cũng nhƣ giúp tôi hoàn thiện thêm các kĩ năng, kiến thức của một nhân viên tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Kon Tum.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Agribank Chi nhánh Kon Tum (2013, 2014,2015), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Kon Tum.
[2] Luận văn của thạc sỹ Lê Đức Quang: "Giải pháp mở rộng cung tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam".
[3] Luận văn của thạc sỹ Nguyễn Tấn Lộc:" Mở rộng tín dụng Doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Gia Lai".
[4] Luận văn của thạc sỹ Phan Thị Linh: " Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Đà Nẵng ".
[5] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2011),
Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 " Về việc ban hành Hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam".
[6] Nguyễn Hữu Mạnh Cƣờng (2015),“Phân tích tình hình cho vay khách hàng DN tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh ĐăkLăk”, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. [7] Phan Thị Thu Hà, TS Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương
mại quản trị và nghiệp vụ, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
[8] Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài Chính, Hà Nội.
[9] PGS.TS Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Xuân Lãn (2008), Quản trị Marketing, NXB Thống kê, Hà Nội.
[10] Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức Tín dụng, Hà Nội.
[11] Trịnh Quốc Trung (Chủ biên), ThS Nguyễn Văn Sáu, ThS Trần Hoàng Mai (2010), Marketing Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, TP Hồ Chí Minh.
[12] Phạm Quốc Việt (2014),“Phân tích tình hình cho vay DN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh ĐăkNông”, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
WEBSITE 1. www.cic.org.vn 2. www.gso.gov.vn 3. www.kontum.gov.vn 4. www.luatvietnam.vn 5. www.mof.gov.vn 7. www.sbv.gov.vn 8. http://thongkekontum.gov.vn