Hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn của NHTM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay NNNT tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 26 - 36)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.3. Hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn của NHTM

a. Khái quát về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Theo quan điểm hiện tại, nền kinh tế của một quốc gia, vùng lãnh thổ đƣợc phân chia thành 3 khu vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Sản

14

xuất nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất có từ lâu đời nhất trên thế giới. Hoạt động SXNN nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của con ngƣời nhƣ ăn, uống... Khi xã hội càng phát triển, SXNN không chỉ dừng lại đáp ứng nhu cầu thiết yếu mà nó còn là nơi cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác. Vì vậy, nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản của nền kinh tế quốc dân nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu về lƣơng thực, thực phẩm cho ngƣời dân, nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, ngành nông nghiệp bao gồm 3 lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngƣ nghiệp.

Nếu nông nghiệp là một ngành, một lĩnh vực cụ thể đƣợc phân chia dựa theo ý nghĩa kinh tế của sản xuất vật chất thì nông thôn là một khu vực địa lý có giới hạn về mặt không gian và thời gian. Khi nói đến nông thôn, chúng ta thƣờng liên tƣởng đến đô thị, việc phân chia nông thôn và đô thị đƣợc dựa theo các tiêu chí về trình độ phát triển nhƣ: mật độ dân số đông, cơ sở hạ tầng phát triển, mức sống dân cƣ cao... Các tiêu chí này tuỳ theo trình độ phát triển của mỗi quốc gia và trong mỗi thời kỳ nhất định. Cũng có các tiêu chí khác đƣa ra để phân biệt nông thôn và đô thị là dựa vào tính chất và cơ cấu hoạt động sản xuất vật chất của vùng lãnh thổ đó, trong đó nông thôn là khu vực có hoạt động SXNN là chủ yếu. Tiêu chí này đúng nhƣng chƣa đủ vì cơ cấu kinh tế của khu vực nông thôn cũng có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ khi nền kinh tế phát triển.

Tóm lại, khái niệm nông thôn cần phải dựa trên cơ sở kết hợp nhiều tiêu chí trên đây và có thể hiểu: Nông thôn là một vùng lãnh thổ, một khu vực có ranh giới địa lý trong đó dân cƣ sinh sống chủ yếu là nông dân - những ngƣời có hoạt động nghề nghiệp là nông nghiệp - hay các cƣ dân không phải là nông dân nhƣng có quan hệ nghề nghiệp mật thiết với nông nghiệp. Nông thôn cũng là nơi có mật độ dân cƣ, cơ sở hạ tầng, trình độ sản xuất hàng hoá

15

thấp hơn đô thị theo tiêu chí so sánh của quốc gia đó.

Nhƣ vậy, lĩnh vực NoNT là một địa bàn mà ở đó hoạt động SXNN đƣợc coi là bao trùm. Tuy nhiên, với sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, lĩnh vực NoNT không còn là khu vực hoạt động SXNN thuần tuý mà còn có cả hoạt động công nghiệp và dịch vụ, khi nền kinh tế càng phát triển thì tỷ trọng của hoạt động SXNN thuần tuý sẽ giảm đi nhƣng con số tuyệt đối không ngừng tăng lên.

b. Quá trình cho vay nông nghiệp, nông thôn của NHTM

Cho vay nông nghiệp, nông thôn của NHTM là hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong một thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Từ khi ra đời, hoạt động cho vay của ngân hàng đã gắn chặt đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đời sống, kinh tế xã hội khu vực nông thôn, thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa khu vực nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế của đất nƣớc. Vì vậy cần có một cơ chế tín dụng đặc thù riêng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng một cách thuận lợi để đầu tƣ hoạt động sản xuất, kinh doanh và các nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn nông thôn.

67/1999/QĐ-TTg về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông ng

16

dụng bình quân trong 10 năm 1999 - 2009 là 21,78%/năm, tỷ trọng vốn đầu tƣ trung và dài hạn chiếm tới 40%.

Tuy nhiên, sau hơn 11 năm triển khai thực hiện,

(khóa X) ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 12/4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thay thế Quyết định số 67/1999/QĐ-TT -

Thứ nhất,

hệ thống các tổ chức tín dụng. C

-TTg), đã chính thức đƣợc phép tham gia cấp tín dụng cho lĩnh vực này theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP.

Thứ hai, các đối tƣợng đƣợc vay vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn đã đƣợc quy định theo hƣớng bám sát đúng đối tƣợng hơn, gồm có: (i) Cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn. (ii) Chủ trang trại; các Hợp tác xã, tổ hợp tác: phải cƣ trú và có cơ sở hoặc dự án sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn. (iii) Các tổ chức và cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản. (iv) Các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông

17

nghiệp hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, thƣơng mại, cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp, có cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn và mục đích vay để phục vụ cho hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh này. Theo chính sách tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm: cho vay các chi phí sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp; cho vay phát triển ngành nghề tại nông thôn; cho vay đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn; cho vay chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối; cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản; cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thƣơng mại và cung ứng các dịch vụ phi nông

rõ ràng hơn, tạo điều kiện cho các tổ chức tí

Thứ ba,

41/2010/NĐ-CP, hạn mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đƣợc nâng cao hơn đối với từng loại đối tƣợng, phù hợp với thực tế, cụ thể: cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa đến 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ sản xuất; tối đa đến 200 triệu đồng đối với hộ kinh doanh, sản xuất phục vụ nông nghiệp, nông thôn; tối đa đến 500 triệu đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại. Trong trƣờng hợp khách hàng vay vốn chƣa đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khách hàng đƣợc sử dụng giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp để làm thủ tục vay vốn. Khách hàng cũng đƣợc ƣu đãi không phải nộp lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm.

18

Thứ tư, -CP đã có những quy định cụ thể về nguyên tắc trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro; về chính sách ƣu đãi miễn, giảm lãi đối với khách hàng tham gia bảo hiểm nông nghiệp theo hƣớng áp dụng mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất cho vay tƣơng ứng đối với khách hàng không mua bảo hiểm. Quy định này sẽ khuyến khích khách hàng tích cực tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp...

Tuy nhiên Nghị định số 41/2010/NĐ-CP trong quá trình thực hiện vấp phải nhiều khó khăn về cơ chế chính sách của Nhà nước, của các Bộ ngành liên quan đến phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Cụ thể, đối tượng còn bị bó hẹp, chỉ ở phạm vi các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, chủ trang trại cư trú và có cơ sở hoặc dự án sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn. Mức cho vay không có bảo đảm tài sản còn thấp…

Để hạn chế những bất cập trong Nghị định 41/2010/NĐ-CP, ngày 09/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định 41/2010/NĐ-CP với rất nhiều điểm mới:

- Thứ nhất, bổ sung đối tƣợng đƣợc vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, bao gồm cả những cá nhân, hộ gia đình sinh sống trên địa bàn thành phố, thị xã nhƣng tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, và đối tƣợng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhƣng nằm ngoài khu vực nông thôn, ngoại trừ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khai khoáng, các cơ sở sản xuất thủy điện, nhiệt điện và một số loại hình doanh nghiệp khác.

- Thứ hai, mức cho vay không có tài sản bảo đảm tăng gấp 1,5-2 lần so với qui định tại Nghị định 41. Cụ thể là, mức cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa là 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình; tối đa 300 triệu đồng đối với hộ kinh doanh; tối đa 1 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại. Nghị định 55 bổ sung thêm hai nhóm đối tƣợng đƣợc vay vốn không có tài

19

sản bảo đảm, bao gồm: các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đƣợc vay tối đa 2 tỉ đồng; các liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ khai thác hải sản xa bờ đƣợc vay tối đa 3 tỷ đồng.

- Thứ ba, các cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng không phải nộp lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản tại cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng, lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Thứ tư, Nghị định 55 có thêm qui định riêng về chính sách tín dụng khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao. Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ký hợp đồng cung cấp, tiêu thụ đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, mức cho vay không có tài sản bảo đảm lên tới 70% giá trị dự án, phƣơng án cho vay theo mô hình liên kết. Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đầu mối ký hợp đồng thực hiện dự án liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản lên tới 80% giá trị của dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh theo mô hình liên kết.

- Thứ năm, nhằm hạn chế rủi ro trong lĩnh vực nông nghiệp, Nghị định 55 quy định cụ thể hơn về nguyên tắc, qui trình xử lý các khoản nợ vay gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan bất khả kháng đối với khách hàng vay vốn; khuyến khích khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp thông qua qui định: tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay với mức tối thiểu 0,2%/năm so với lãi suất của những khoản cho vay cùng loại và có thời hạn tƣơng ứng.

20

c. Đặc điểm hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn của ngân hàng thương mại

* Về khách hàng vay vốn: Khu vực NoNT rất rộng lớn với số lƣợng dân số khá đông, thƣờng chiếm tỷ lệ khoảng trên dƣới 80%. Với số lƣợng lao động lớn, d o thu nhập của khu vực này lại thuộc mức thấp nhất trong xã hội nên nhu cầu tín dụng của khu vực này thƣờng rất lớn và chủ yếu đáp ứng cho hai mục đích tiêu dùng và phát triển sản xuất.

* Về đối tượng cho vay và quy mô vốn vay: Các khoản tín dụng thuộc khu vực NoNT khá phân tán và nhỏ lẻ. Đối tƣợng khách hàng chủ yếu của ngân hàng ở khu vực NoNT là nông dân. Đối tƣợng của tín dụng NoNT bao gồm các chi phí sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí mua sắm máy móc nông, ngƣ nghiệp, chi phí đầu tƣ, cải tạo đất, đầu tƣ phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn... Với đặc điểm số lƣợng khách hàng đông nhƣ đã đề cập ở trên nhƣng các món vay và các món tiền gửi lại rất nhỏ nên chi phí nghiệp vụ của ngân hàng ở khu vực nông thôn thƣờng cao hơn so với ở đô thị, tỷ suất lợi nhuận bình quân của khu vực này luôn thấp hơn khu vực công nghiệp và dịch vụ.

* Về thời hạn cho vay: Đối tƣợng cho vay của NoNT là chi phí cấu thành nên cây trồng, vật nuôi, đó là các chi phí sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí mua sắm máy móc nông, ngƣ nghiệp, chi phí đầu tƣ, cải tạo đất, đầu tƣ phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn... Tuy nhiên, đối tƣợng nuôi trồng lại phụ thuộc vào chu kỳ sinh trƣởng và phát triển của nó. Vì vậy, nhu cầu vay trả của khách hàng thƣờng có tính thời vụ cao, tính chất thời vụ này thƣờng gắn với chu kỳ sinh trƣởng của đối tƣợng nuôi trồng.

* Về rủi ro cho vay: SXNN chịu sự chi phối của nhiều yếu tố bất khả kháng nhƣ mùa vụ, thiên tai, dịch bệnh. Mặc dù khoa học kỹ thuật ngày càng

21

tiến bộ đã giúp bà con nông dân rất nhiều nhằm dự báo và phòng tránh những biến cố bất lợi phát sinh nhƣng rủi ro trong SXNN vẫn rất cao và thƣờng diễn ra trên diện rộng. Cùng với tâm lý và trình độ còn nhiều hạn chế của bà con nông dân, TDNH trong khu vực NoNT đƣợc đánh giá là có mức rủi ro cao

* Về lãi suất cho vay: Năng suất lao động nông nghiệp ở nƣớc ta còn thấp, lợi nhuận của ngành nông nghiệp thấp, tính rủi ro cao, nếu lãi suất cao sẽ dẫn đến ngƣời sản xuất không dám vay vốn ngân hàng, còn nếu lãi suất thấp, ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, ngân hàng cần phải có chính sách lãi suất linh hoạt vừa thu hút khách hàng vay vốn, vừa đảm bảo hiệu quả cho chính bản thân ngân hàng.

* Về phương thức cho vay: Địa bàn SXNN rộng, phân tán, sản phẩm đa dạng, tính chuyên môn hoá thấp và diễn ra theo hình thức xen canh, mùa vụ, dễ gặp nhiều tình huống xảy ra ngoài ý muốn. Hơn nữa, phần lớn món vay nhỏ, số lƣợng khách hàng đi vay nhiều. Vì vậy, ngân hàng cần phải có biện pháp thẩm định, giải ngân, theo dõi nợ vay và thu hồi nợ linh hoạt nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng đồng thời giảm đƣợc chi phí cho vay và hạn chế đƣợc rủi ro xảy ra.

* Về các quy định pháp lý: NoNT là khu vực đƣợc ƣu tiên đầu tƣ của hầu hết các quốc gia. Do đó, hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực này ngoài việc phải chịu sự chi phối của hệ thống các văn bản pháp quy trong lĩnh vực tín dụng còn phải hƣớng theo các chủ trƣơng, chính sách phát triển NoNT của quốc gia trong mỗi thời kỳ. Hiện nay, các quy định pháp lý trong cho vay NoNT ở nƣớc ta đã có nhƣng chƣa thực s ự phù hợp với đặc thù về trình độ dân trí ở khu vực nông thôn.

d. Vai trò của cho vay nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay NNNT tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)