Đối với UBND tỉnh ĐắkLắk

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay NNNT tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 108 - 110)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Đối với UBND tỉnh ĐắkLắk

Thứ nhất, về công tác quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp: Tiếp tục xây dựng quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai và kinh tế của tỉnh Đắk Lắk nhƣ: vùng sản xuất chuyên canh cây công nghiệp chất lƣợng cao (cà phê, cao su, tiêu...); vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản, khu chăn nuôi tập trung chất lƣợng cao. Sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, khu vực kinh tế nông thôn; chỉ đạo chặt chẽ quy hoạch đã đƣợc phê duyệt, đồng thời nắm bắt kịp thời diễn biến của thực tiễn để có những điều chỉnh cần thiết, tạo nền tảng cho các TCTD an tâm mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả. Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết, cánh đồng mẫu lớn, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghiệp cao... để thu hút các nhà đầu tƣ và các TCTD trên địa bàn tham gia.

Thứ hai, về thị trường phục vụ sản xuất nông nghiệp: Bên cạnh việc đầu tƣ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân khu vực nông thôn, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp tục triển khai phát triển đồng bộ thị trƣờng phục vụ sản xuất nông nghiệp, trƣớc hết là thị trƣờng cung ứng đầu vào (thức ăn, con giống, thuốc thúy...), phát triển hệ thống các cơ sở sản xuất giống tập trung quy mô lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp; khuyến khích đầu tƣ, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ nông sản trong nƣớc và xuất khẩu, tạo thị trƣờng đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp. Qua khảo sát, hầu hết các hộ sản xuất đều cho rằng, khó khăn lớn nhất hiện nay là thị trƣờng tiêu thụ. Vì vậy, tỉnh Đắk Lắk cần có biện pháp phát triển thị trƣờng và cơ sở chế biến nhƣ lập phƣơng án đầu tƣ và kêu gọi, thu hút vốn đầu tƣ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc hoặc tranh thủ các nguồn vốn ƣu đãi của

96

Nhà nƣớc để xây dựng các cơ sở chế biến. Tổ chức thị trƣờng, xây dựng các chợ đầu mối, tìm nguồn tiêu thụ ổn định lâu dài cho các sản phẩm chủ yếu của tỉnh, tổ chức hệ thống dự báo thị trƣờng nông sản hàng hoá để chủ động điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với thị trƣờng. Khuyến khích nhà chế biến ký kết hợp đồng tiêu thụ lâu dài đối với hộ sản xuất.

Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác khuyến nông, lâm, ngư. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở No&PTNT tỉnh phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ với các hình thức phù hợp. Chú ý khai thác các loại giống mới, có chất lƣợng caotrong nông nghiệp, ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và khâu giảm tổn thất sau thu hoạch cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng sản phẩm sau chế biến, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng nhƣ sức tiêu thụ trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Chú trọng việc đào tạo, hƣớng dẫn, tƣ vấn cho các hộ gia đình trong việc chuyển đổi giống vật nuôi, cây trồng và ngành nghề tại nông thôn, sản xuất kinh doanh theo hƣớng ngày càng có nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lƣợng tốt đƣợc tiêu thụ trên thị trƣờng.

Thứ tư, tăng cường công tác cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và Tài sản gắn với đất cho cá nhân, hộ gia đình: Trong một vài năm gần đây, công tác cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đã đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên vẫn còn một số huyện trong tỉnh tiến độ cấp Giấy chứng nhận đất còn rất chậm. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ngành địa chính khẩn trƣơng làm thủ tục cấp quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình ở các xã. Tạo điều kiện cho các hộ gia đình sử dụng đất thế chấp vay vốn Ngân hàng theo luật định.

Thứ năm, về công tác xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ xấu: chỉ đạo các cơ quan nội chính của tỉnh, chính quyền địa phƣơng các cấp tăng cƣờng công tác phối hợp với các TCTD trong công tác xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ xấu.

97

Thứ sáu, về đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong giao dịch bảo đảm. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, Uỷ ban nhân dân các xã rút ngắn thời gian xử lý giao dịch bảo đảm, thời gian chứng thực các loại giấy tờ liên quan đến hồ sơ vay vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn và các TCTD. Chỉ đạo các cơ quan chức năng miễn nộp lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản tại cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng, lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cho các cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng theo quy định của Chính phủ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay NNNT tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)