Đối với Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay NNNT tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 106 - 108)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam

Thứ nhất, nghiên cứu để sửa đổi bổ sung về chính sách khuyến khích các TCTD đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Để khuyến khích đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn, NHNN hiện có chính sách hỗ trợ các TCTD tập trung cho vay lĩnh vực này: hỗ trợ các TCTD có tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn lớn (từ 40% trở lên) thông qua tái cấp vốn và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc; giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro đối với dƣ nợ cho vay không có tài sản bảo đảm; tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng mạng lƣới tại các vùng sâu, vùng xa, các địa bàn nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên cho vay NoNT có đặc thù: phần lớn là khoản vay có quy mô nhỏ lẻ, số lƣợng món vay lớn, đối tƣợng vay phân bố trên phạm vi rộng, vì vậy chi phí cho vay trong NoNT cao hơn chi phí cho vay đối với lĩnh vực khác. Mặt khác, nguồn vốn huy động tại chỗ tại các địa phƣơng không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay, trong đó có lĩnh vực NoNT, vì vậy phải nhận vốn từ Hội sở với lãi suất điều hòa vốn cao (có thời điểm ngang với mức trần lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên của NHNN). Trong khi đó, lĩnh vực NoNT là một trong những lĩnh vực ƣu tiên, áp dụng mức lãi suất cho vay theo trần lãi suất quy định của NHNN. Do vậy chƣa khuyến khích đƣợc các TCTD đẩy mạnh cho vay lĩnh vực NoNT. Đề nghị NHNN Việt Nam nghiên cứu

94

và trình Chính phủ giảm Thuế thu nhập doanh nghiệp cho các TCTD có tỷ trọng dƣ nợ cho vay NoNT lớn trên tổng dƣ nợ tín dụng.

Thứ hai, hoàn thiện khung pháp lý xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đối với cho vay bảo đảm không bằng tài sản: theo quy định của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, khách hàng đƣợc vay không có tài sản bảo đảm phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận cho một tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc sử dụng giấy xác nhận trên để vay không có tài sản bảo đảm. Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng một cách thuận tiện; tuy nhiên các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong trƣờng hợp khách hàng hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ, không có nguồn trả nợ cho ngân hàng, vì chƣa có quy định việc xử lý thu hồi nợ đối với trƣờng hợp này. Vì vậy đề nghị NHNN Việt Nam nghiên cứu, ban hành cơ chế xử lý rủi ro đối với trƣờng hợp cho vay không có tài sản đảm bảo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả, phạm vi hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC). Hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ công tác này. Hệ thống CIC đã phần nào cải thiện tình trạng thiếu thông tin tín dụng phục vụ công tác cho vay của các Ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, CIC vẫn còn phải đƣơng đầu với nhiều khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin. Việc thu thập và cập nhật các thông tin biến động của CIC thực hiện nay hiệu quả chƣa cao. Các số liệu cập nhật chƣa kịp thời, độ tin cậy thấp đã khiến cho Ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn, không thể kiểm soát đƣợc tình trạng vay nợ của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng

95

khác. Chính vì vậy, đề nghị Ngân hàng Nhà nƣớc cần sớm có giải pháp để hoạt động của trung tâm này phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay NNNT tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)