Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank ĐắkLắk

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay NNNT tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 51 - 59)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank ĐắkLắk

Lắk (năm 2011 - 2014)

a. Tình hình huy động vốn

Trong thời gian qua, Ban lãnh đạo Agribank Đắk Lắk luôn xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Chi nhánh; có ý nghĩa quan trọng, có tính chất quyết định đến mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Agribank Đắk Lắk đã có nhiều hình thức huy động đa dạng, linh hoạt nhƣ huy động trái phiếu với các hình thức trả lãi linh hoạt, huy động tiền gửi tiết kiệm với các kỳ hạn đa dạng, kèm theo nhiều chƣơng trình khuyến mãi, tặng quà, dự thƣởng... Diễn biến về tình hình huy động vốn của chi nhánh trong thời gian qua đƣợc thể hiện Bảng 2.1.

39

Bảng 2.1. Tình hình Huy động vốn của Agribank Đắk Lắk

ĐVT: Tỷ đồng, %

Tiền gửi

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Huy động Tỷ trọng Huy động Tỷ trọng Huy động Tỷ trọng Huy động Tỷ trọng

1/ Phân theo loại

hình 3.682 100 4.667 100 5.224 100 6.264 100 - TCKT 346 9,4 801 17,1 859 16,4 948 15,1 % tăng trưởng +131,5 +7,2 +10,4 - Dân cƣ 3.336 90,6 3.866 82,9 4.365 83,6 5.316 84,9 % tăng trưởng +15,9 +12,9 +21,8 2/ Phân theo kỳ hạn 3.682 100 4.667 100 5.224 100 6.264 100 - Dƣới 12 tháng 3.315 90,0 4.083 87,5 4.413 84,5 5.051 80,6 % tăng trưởng +23,2 +8,1 +14,5 - Từ 12 tháng trở lên 367 10,0 584 12,5 811 15,5 1.213 19,4 % tăng trưởng +59,1 +38,9 +49,6

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh ĐắkLắk)

Nguồn vốn huy động của Agribank Đắk Lắk qua các năm không ngừng tăng lên cả về số tuyệt đối và giá trị tƣơng đối. Năm 2012, nguồn vốn huy động đạt 4.667 tỷ đồng, tăng 26,8% so với năm 2011; năm 2013, nguồn vốn huy động đạt 5.224 tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm 2012; năm 2014, nguồn vốn huy động đạt 6.264 tỷ đồng, tăng 19,9% so với năm 2013.

Về tiền gửi dân cư: Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cƣ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn. Vốn từ dân cƣ gửi vào ngân hàng phần lớn dƣới dạng gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu. Năm 2012 tiền gửi dân cƣ đạt 3.886 tỷ đồng, chiếm 82,9% nguồn vốn huy động, tăng 15,9% so với năm 2011. Năm 2013 tiền gửi dân cƣ đạt 4.365 tỷ đồng,

40

chiếm 83,6% nguồn vốn huy động, tăng 12,9% so với năm 2012. Năm 2014 tiền gửi dân cƣ đạt 5.316 tỷ đồng, chiếm 84,9% nguồn vốn huy động, tăng 21,8% so với năm 2013. Đây là nguồn vốn ổn định vững chắc để chủ động mở rộng đầu tƣ tín dụng, điều đó chứng tỏ chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm chú trọng trong lĩnh vực huy động từ tiền gửi dân cƣ, mở rộng địa bàn hoạt động đến khu dân cƣ, tuyên truyền quảng bá rộng rãi, đa dạng hóa các hình thức tiền gửi nhằm khai thác khả năng tiềm tàng nguồn vốn nhàn rỗi trong tầng lớp dân cƣ để đáp ứng nhu cầu vốn, cho vay kinh tế hộ sản xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế địa phƣơng. Đó cũng là mục tiêu chung của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đắk Lắk để từng bƣớc cân đối đƣợc nguồn vốn tại chỗ, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều hòa từ Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.

Về tiền gửi của các tổ chức: Ngoài nguồn tiền gửi dân cƣ, Agribank Đắk Lắk còn tranh thủ nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế xã hội nhƣ tiền gửi kho bạc, bảo hiểm, tiền gửi của các Tổ chức kinh tế, tuy các nguồn vốn này thiếu tính ổn định nhƣng đây là nguồn vốn có lãi suất thấp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng. Vốn tiền gửi từ các tổ chức này vẫn duy trì đƣợc sự tăng trƣởng tƣơng đối ổn định; tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức trong tổng nguồn vốn huy động giảm từ 17,1% năm 2012 xuống 15,1% năm 2014.

Phân theo kỳ hạn gửi tiền: Agribank Đắk Lắk đã từng bƣớc cải thiện đƣợc cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn, tăng dần tỷ trọng nguồn tiền gửi có kỳ hạn trung dài hạn. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng từ 12,5% năm 2012 lên 19,4% năm 2014. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của Agribank Đắk Lắk, để từng bƣớc mở rộng cho vay trung, dài hạn.

So sánh với nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh: Trong những năm gần đây, mặc dù công tác huy động vốn trên địa bàn tỉnh có sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD, nhƣng Agribank Đắk Lắk vẫn duy trì đƣợc

41

thị phần nguồn vốn huy động của mình so với toàn địa bàn. Năm 2012, nguồn vốn huy động của Agribank chiếm tỷ trọng 24,9%, năm 2013 chiếm 25,4%, năm 2014 chiếm 26,4% tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn. Mức tăng trƣởng nguồn vốn huy động của Agribank Đắk Lắk trong hai năm 2013: 11,9%, 2014: 19,9% cao hơn mức tăng trƣởng nguồn vốn huy động toàn địa bàn: năm 2013: 9,5%, năm 2014: 15,3%.

Bảng 2.2. Tỷ trọng huy động vốn củaAgribank Đắk Lắk so với toàn địa bàn tỉnh Đắk Lắk

ĐVT: Tỷ đồng, %

Ngân hàng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Huy động Tỷ trọng Huy động Tỷ trọng Huy động Tỷ trọng Huy động Tỷ trọng - Agribank Đắk Lắk 3.682 27,3 4.667 24,9 5.224 25,4 6.264 26,4 % tăng trưởng +26,8 +11,9 +19,9 - Toàn địa bàn 13.474 100 18.756 100 20.547 100 23.694 100 % tăng trưởng +39,2 +9,5 +15,3

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh ĐắkLắk)

Tóm lại, công tác huy động vốn trong những năm gần đây, đặc biệt là nguồn tiền gửi trong dân cƣ, đã có nhiều thành công lớn. Kết quả đạt đƣợc do Agribank Đắk Lắk đã rất chú trọng đến công tác huy động nguồn vốn, áp dụng các chính sách huy động có hiệu quả gắn với lãi suất linh hoạt. Thƣờng xuyên điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp tính chất cạnh tranh trên thị trƣờng. Ngân hàng đã có những chính sách khuyến mại hấp dẫn, công tác tuyên truyền, quảng cáo đạt hiệu quả, cùng với việc tổ chức những đợt huy động tiết kiệm dự thƣởng và cơ chế khen thƣởng nội bộ tích cực nhằm động viên kịp thời các chi nhánh ngân hàng cơ sở đạt thành tích thi đua huy động vốn trong dân cƣ. Ngoài ra, kết quả này còn là cả quá trình tổ chức mở rộng mạng lƣới hoạt động, phát huy lợi thế so sánh với các NHTM khác tại địa

42

phƣơng, quảng bá và xây dựng thƣơng hiệu. Điều này khẳng định tầm quan trọng, tính ổn định của nguồn tiền gửi của dân cƣ trong hoạt động ngân hàng hiện tại cũng nhƣ trong những năm kế tiếp. Qua đó, giúp ngân hàng có đủ tiềm lực về tài chính để tài trợ cho các dự án, món vay có quy mô lớn. Tuy nhiên, với khả năng huy động nhƣ trên, vốn huy động của chi nhánh chỉ mới đáp ứng khoảng 55-60 % dƣ nợ cho vay cùng thời điểm và chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngân hàng. Đồng thời những nguồn vốn có giá rẻ của ngân hàng có xu hƣớng giảm mạnh sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến chi phí đầu vào, ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới, chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn từ dân cƣ.

b. Tình hình hoạt động tín dụng

Bên cạnh hoạt động huy động vốn thì hoạt động cho vay có một vai trò vô cùng quan trọng, mang lại nguồn thu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của hầu hết các Ngân hàng.

Trong những năm qua, tình hình kinh tế, xã hội gặp nhiều khó khăn, tác động đến đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh và ngƣời dân, gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng. Bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nƣớc, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, Agribank Đắk Lắk đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng hoạt động cho vay trên địa bàn.

Bảng 2.3 sau cho thấy, trong các năm 2012, 2013, dƣ nợ cho vay của Agribank Đắk Lắk vẫn gia tăng về giá trị tuyệt đối và phần trăm tăng trƣởng: năm 2012, dƣ nợ cho vay đạt 8.997 tỷ đồng, tăng 12,4% so với năm 2011; năm 2013, dƣ nợ cho vay đạt 10.327 tỷ đồng, tăng 17,6% so với năm 2012. Năm 2014 là năm khó khăn của Agribank Đắk Lắk, dƣ nợ cho vay tăng trƣởng âm so với năm 2013: dƣ nợ giảm xuống còn 10.327 tỷ đồng, giảm 2,4% so với năm 2013. Nguyên nhân là do trong năm 2014, Agribank Đắk

43

Lắk tập trung vào nhiệm vụ xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các khoản vay theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam và của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Thêm vào đó, tình hình sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn; lƣợng hàng tồn kho tăng cao nên đã tác động đến hoạt động ngân hàng nói chung và của Agribank nói riêng.

Bảng 2.3. Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank ĐắkLắk

ĐVT: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng 1/Theo thành phần 8.003 100 8.997 100 10.583 100 10.327 100 % tăng trưởng +12,4 +17,6 -2,4 - TCKT 3.255 40,7 1.592 17,7 1.424 13,5 1.204 11,7 % tăng trưởng -51,1 -10,6 -15,4 - Dân cƣ 4.748 59,3 7.405 82,3 9.159 86,5 9.123 88,3 % tăng trưởng +56,0 +23,7 -0,4 2/Theo thời hạn 8.003 100 8.997 100 10.583 100 10.327 100 % tăng trưởng +12,4 +17,6 -2,4 - Ngắn hạn 6.224 77,8 6.735 74,9 7.785 73,6 7.381 71,5 % tăng trưởng +8,2 +15,6 -5,2 - Trung, dài hạn 1.779 22,2 2.262 25,1 2.798 26,4 2.946 28,5 % tăng trưởng +27,2 +23,7 +5,3

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh ĐắkLắk) Phân dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế: Cơ cấu cho vay chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình, giảm tỷ trọng cho vay đối với tổ chức kinh tế. Tỷ trọng cho vay dân cƣ từ 59,3% năm 2011 tăng lên 88,3% ở năm 2014. Sự chuyển dịch đối tƣợng cho vay này phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội địa phƣơng và chiến lƣợc kinh doanh của Agribank Đắk Lắk.

44

+ Cho vay ngắn hạn: dƣ nợ cho vay ngắn hạn năm 2012 đạt 6.735 tỷ đồng, chiếm 74,9% tổng dƣ nợ, tăng 8,2% so với năm 2011; năm 2013 đạt 7.785 tỷ đồng, chiếm 73,6% tổng dƣ nợ, tăng 15,6% so với năm 2012; năm 2014 đạt 7.381 tỷ đồng, chiếm 71,5% tổng dƣ nợ, giảm 5,2% so với năm 2013.

+ Cho vay trung dài hạn: Dƣ nợ cho vay trung dài hạn có tốc độ tăng trƣởng cao hơn cho vay ngắn hạn, và chiếm tỷ trọng trong tổng dƣ nợ cho vay cao hơn qua các năm: năm 2012 đạt 2.262 tỷ đồng, chiếm 25,1% tổng dƣ nợ, tăng 27,2%; năm 2013 chiếm tỷ trọng 26,4%, tăng 23,7% so với năm 2012; năm 2014 chiếm tỷ trọng 28,5%, tăng 5,3% so với năm 2013. Kết quả này cho thấy, Agribank Đắk Lắk đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc tự chủ nguồn vốn để mở rộng cho vay trung, dài hạn đối với các dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Về thị phần cho vay của Agribank Đắk Lắk so với toàn địa bàn: thể hiện ở Bảng 2.4 sau:

Bảng 2.4. Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng củaAgribank Đắk Lắk so với toàn địa bàn tỉnh Đắk Lắk

ĐVT: Tỷ đồng, %

Ngân hàng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng - Agribank Đắk Lắk 8.003 25,8 8.997 25,9 10.583 26,3 10.327 22,7 % tăng trưởng +12,4 +17,6 -2,4 - Toàn địa bàn 31.043 100 34.714 100 40.291 100 45.518 100 % tăng trưởng +11,8 +16,1 +13,0

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh ĐắkLắk)

Bảng 2.4 cho thấy, tỷ trọng dƣ nợ Agribank Đắk Lắk so với toàn địa bàn tỉnh giảm dần từ 25,8% năm 2011 xuống 22,7% ở năm 2014. Tăng trƣởng dƣ nợ cho vay của Agribank Đắk Lắk trong các năm 2012, 2013 lần

45

lƣợt là 12,4% và 17,6% cao hơn tăng trƣởng dƣ nợ cho vay toàn địa bàn là 11,8% và 16,1%; năm 2014 tăng trƣởng âm (-) 2,4%, trong khi đó tăng trƣởng cho vay toàn địa bàn là 13%.

Về nợ xấu: Trong bối cảnh tình hình sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh đình trệ, thua lỗ, không có nguồn để trả nợ ngân hàng đã làm nợ xấu tại Agribank Đắk Lắk gia tăng qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Đắk Lắk các năm 2011, 2012, 2013, 2014 lần lƣợt là: 4,55%, 2,47%, 2,25%, 3,11% cao hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn địa bàn tỉnh Đắk Lắk lần lƣợt trong các năm 2011, 2012, 2013, 2014: 2,69%, 1,47%, 2,58% và 2,08%. Kết quả này cho thấy, một mặt hoạt động cho vay NoNT của Agribank Đắk Lắk có tính đặc thù, lĩnh vực NoNT chịu sự rủi ro rất lớn so với các lĩnh vực cho vay khác; mặt khác thể hiện chất lƣợng công tác thẩm định cho vay, việc tuân thủ quy trình cho vay chƣa đƣợc Agribank Đắk Lắk thực hiện một cách chặt chẽ.

c. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.5 sau cho thấy: Tổng thu nhập của Agribank Đắk Lắk liên tục giảm qua các năm. Tổng thu năm 2012 đạt 1.889 tỷ đồng, giảm 4,9% so với năm 2011; năm 2013 tổng thu đạt 1.747 tỷ đồng, giảm 7,5% so với năm 2012; năm 2014 tổng thu đạt 1.491 tỷ đồng, giảm 14,7% so với năm 2013. Đáng quan tâm là nguồn thu lãi tiền vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập giảm mạnh: từ 1.860 tỷ đồng năm 2011 giảm xuống 1.370 tỷ đồng năm 2014.

Tổng chi phí hoạt động của Agribank Đắk Lắk giảm dần qua các năm: từ 1.713 tỷ đồng năm 2012 giảm xuống 1.369 tỷ đồng năm 2014; năm 2012, tổng chi giảm 8,6% so với năm 2011; năm 2013 giảm 8,5% so với năm 2012; năm 2014 giảm 12,6% so với năm 2013. Đáng chú ý là khoản mục chi lãi tiền gửi liên tục giảm trong các năm 2012 (giảm 0,9%) và 2013 (giảm 18,4%), năm 2014 tăng 8,4% so với năm 2013.

46

Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank ĐắkLắk

ĐVT: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 % tăng trƣởng 2012/ 2011 2013/ 2012 2014/ 2013 I/ Tổng thu 1.986 1.889 1.747 1.491 -4,9% -7,5% -14,7%

- Thu lãi tiền vay 1.860 1.770 1.614 1.370 -4,8% -8,8% -15,1%

- Thu dịch vụ 46 50 49 54 8,7% -2,0% 10,2%

- Thu khác 80 69 84 67 -13,8% 21,7% -20,2%

II/ Tổng chi 1.874 1.713 1.567 1.369 -8,6% -8,5% -12,6%

- Chi lãi tiền gửi 427 423 345 374 -0,9% -18,4% 8,4%

- Chi lương 84 100 109 100 19,0% 9,0% -8,3%

- Chi khác 1.363 1.190 1.113 895 -12,7% -6,5% -19,6%

Chênh lệch Thu -

Chi 112 176 180 122 57,1% 2,3% -32,2%

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước tỉnh ĐắkLắk)

Chênh lệch thu chi năm 2012 đạt 176 tỷ đồng, tăng 57,1% so với năm 2011; năm 2013 đạt 180 tỷ đồng, tăng 2,3% so với năm 2012; năm 2014 đạt 122 tỷ đồng, giảm 32,2% so với năm 2013.

2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI AGRIBANK ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay NNNT tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)